Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB:- Dẫn dắt , giới thiệu được bài thơ hoặc ca dao , tục ngữ .
TB:
*Giải thích câu tục ngữ , ca dao:
-Nghĩa đen
-Nghĩa bóng
=> nghĩa sâu xa , nghĩa khái quát
*Dẫn chứng, lí lẽ:
-Lấy những dẫn chứng tiêu biểu , xác thực để chứng minh nó.
-Lấy những lí lẽ thuyết phục , đáng tin cậy để thuyết phục người đọc , người nghe.
3.KB:-Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
#)Trả lời :
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc :
1. Mở Bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Cờ bạc là một tệ nạn vô cùng nguy hiểm đối với đời sống xã hội
2. Thân Bài
- Giải thích: Cờ bạc là một loại hình giải trí không lành mạnh, kiếm tiền dựa vào sự may rủi, đỏ đen
- Thực trạng: Cờ bạc diễn ra dưới nhiều hình thức: Đánh lô, xổ số, cá cược, cá độ... Với sự phát triển, xuất hiện thêm hình thức đánh bạc qua Internet...
- Nguyên nhân: Con người tìm sai hình thức giải trí cho bản thân, ham tiền, muốn kiếm tiền không dựa vào may mắn, không muốn lao động. Do bị người xấu xúi giục...
- Hậu quả: Bản thân người tham gia cờ bạc có thể bị đi tù, ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân đó và cho toàn xã hội
- Biện pháp khắc phục: Nhà nước, pháp luật, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát, rà soát kỹ lưỡng, ngăn chặn cờ bạc. Tuyên truyền với người dân, nâng cao ý thức của dân về hiện tượng này để ngăn chặn nó lại.
3. Kết Bài
Liên hệ, mở rộng vấn đề: Tránh xa tệ nạn cờ bạc này và chung tay phòng chống tệ nạn này.
#~Will~be~Pens~#
Sự thật là một giá trị quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là nền tảng của sự tin tưởng, sự công bằng và sự tôn trọng. Tuy nhiên, bệnh nói dối là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng. Bệnh nói dối không chỉ là hành động không đúng đắn mà còn là một dạng phản bội với sự thật.
Trước hết, bệnh nói dối gây hại tới mối quan hệ giữa con người. Khi chúng ta nói dối, chúng ta phá vỡ sự tin tưởng và tạo ra sự nghi ngờ và sự nghi ngờ. Một lời nói dối có thể làm hỏng một mối quan hệ lâu dài và tạo ra sự xa cách giữa các cá nhân. Khi mất đi sự tin tưởng, không có cơ sở cho một mối quan hệ lành mạnh và bền vững.
Thứ hai, bệnh nói dối làm suy yếu giá trị của sự công bằng. Khi chúng ta nói dối, chúng ta tạo ra sự bất công và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác. Sự công bằng là cơ sở của một xã hội công bằng và tôn trọng. Khi bệnh nói dối tồn tại, sự công bằng sẽ bị mất đi và sẽ tạo ra sự bất bình đẳng và mất cân đối.
Cuối cùng, bệnh nói dối cản trở sự phát triển cá nhân. Khi chúng ta nói dối, chúng ta không chỉ gây tổn hại cho người khác mà còn tổn thương bản thân chúng ta. Bệnh nói dối tạo ra một môi trường không chân thành và không thể tin cậy. Điều này ngăn chặn sự phát triển cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công và hạnh phúc của chúng ta.
Vậy làm thế nào để chúng ta xử lý bệnh nói dối? Đầu tiên, chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của sự thật và tác động tiêu cực của bệnh nói dối. Chúng ta cần trân trọng sự thật và đặt nó làm tiêu chuẩn cho hành động của mình. Thứ hai, chúng ta cần xây dựng sự chân thành và trung thực trong mọi mối quan hệ. Chỉ có thông qua sự chân thành và trung thực, chúng ta có thể xây dựng được một cộng đồng vững mạnh và tôn trọng.
Trong kết luận, bệnh nói dối là một vấn đề nghiêm trọng và cần phải được xử lý một cách nghiêm túc. Nó gây hại tới sự tin tưởng
Gợi ý của mình:
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài:
a. Giải thích:
Nói dối là nói không đúng sự thật nhằm che giấu một điều gì đó
b. Thực trạng:
+ Các bạn học sinh nói dối ba mẹ học nhóm để trốn học
+ Nói dối bố mẹ xin tiền để đóng tiền học để lấy tiền đi chơi điện tử
c. Nguyên nhân:
+ Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ
+ Che dấu hành vi, việc làm sai trái
d. Hậu quả:
+ Dần dần trở thành thói quen xấu
+ Có thể lớn lên đi lừa đảo người khác
+ Không được mọi người tin tưởng và yêu quý
+ Luôn cảm thấy tội lỗi, nhói lòng
e. Biện pháp:
+ Mỗi người cần phải thành thật với chính bản thân và người khác
+ Người thân trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc, dạy bảo trẻ nhiều hơn
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề trên. Liên hệ bản thân
tham khảo
Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thực tế là mọi lũ lụt gây ra thiệt hại không chỉ tài sản mà còn con người. Việt Nam mảnh đất chữ S nằm ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Hàng năm có khoảng 10-15 trận lụt xảy ra tại Việt Nam. Lý do chính là mưa lớn với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000mm do vị trí của nó. Ảnh hưởng của gió mùa cũng là một lý do khiến Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hơn nữa, bên cạnh biển, thủy triều gây lũ lụt ở nhiều vùng có hệ thống thoát nước kém. Thêm vào đó, sự nóng lên của Trái Đất dẫn tới sự gia tăng mực nước biển và nạn phá rừng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Mặc dù Việt Nam luôn hỗ trợ các địa phương nhưng phải mất thời gian và ngay sau khi khôi phục lại cuộc sống, lũ sẽ lại xảy ra. Để ngăn chặn điều này, chính phủ đang tìm kiếm giải pháp mới hiện đại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa với các cảnh báo càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn
tk
Miền Trung nước ta bị ảnh hưởng nặng nề khi một loạt trận bão đổ bộ liên tiếp. Nhưng sau bão chĩnh là lũ lụt. Nước dâng cao không ngừng, hàng trăm ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Hoa màu vật nuôi bị lũ cuốn mất trắng. Mặc dù các hoạt động cứu hộ đã bắt đầu nhưng không tình hình năm nay lại không giống như mọi năm. Lũ dâng cao quá. Có những hình ảnh được truyền tải trên mạng, đó là hình ảnh được chụp từ trên cao, một số khu vực miền Trung như ngập trong biển nước.
Tài sản mất cả rồi! Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và ba mươi năm cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ.
Chính vì vậy, Chính phủ và người dân cả nước chung tay, góp sức giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống nhanh nhất có thể. Chúng ta cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.
Tham khảo:
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc. Tago có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.
Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn 1500 bức họa. Với tập Thơ Dâng, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm đà tính nhân văn và tính
trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đông.
Mây và sóng (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Tago đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm của em bé chính là Mẹ.
Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực.
Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.
Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, song sự hấp dẫn của chúng khác hẳn nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi trên mây và trò chơi trong sóng cũng khác nhau.
Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng tượng… Lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên nhiên muôn màu sắc.
Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà không thích đi chơi?! Em bé cũng thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ? Tuy vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú bé đã khước từ sự cám dỗ ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn biết bao nhiêu!
Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như được đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:
Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng,
Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Hai tay em ôm lấy mặt mẹ và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị biết bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ.
Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao"
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi, mà có cậu bé nào lại không thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên mặt nước, cũng giống như tay mẹ âu yếm, vỗ về.
Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi, đi mãi. Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
Nhưng em không đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.
Nhưng chú bé không đi vì phân vân, do dự: Buổi chiều, mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?
Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả là thú vị hơn nhiều ! Em là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.
Trò chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không những không phải xa rời mẹ mà còn được choàng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Câu cuối bài: Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình con đối với mẹ. Không ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện diện ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.
Trong bài thơ, Mây và sóng hòa hợp với người, thông cảm và hiểu biết tấm lòng của em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng tượng.
Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không có nghĩa là chú ghét mây và sóng. Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng còn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kì lạ.
Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tấm lòng bao dung của mẹ… Bài thơ đã tạo ra những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí.
Chỉ có hai mẹ con âu yếm bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng, đủ cả mây bay, sóng vỗ. Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên tầm vu trụ!
Thi hào Ta-go từng nói : Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng.
Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện huyễn hoặc của mây những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ, rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, không khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời mọc, rủ rê của mây và sóng y vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim nồng nàn, tha thiết yêu thương.
Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.
Bài thơ Mây và sống thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc là tình mẫu tử.
B1: Cần xác định được dạng bài nghị luận phù hợp.
B2: Bài viết phải đảm bảo đúng bố cục
B3: Cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân và mở rộng vấn đề