Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Giống: Các từ láy đều có bộ phận láy lại, tạo nên nhịp điệu, sự nhịp nhàng cho từ ngữ.
b. Khác:
Từ láy khác nhau ở chỗ: Từ láy các 2 loại:
- Láy hoàn toàn: tím tím, xanh xanh, đỏ đỏ, cao cao, trăng trắng.
- Láy bộ phận, gồm:
+ Láy phụ âm đầu: lóng lánh, lung linh, chếnh choáng, chung chiêng, chòng chành,...
+ Láy phần vần: bồi hồi, loăn xoăn, chênh vênh, lăn tăn,...
=> Nhờ láy lại những bộ phận khác nhau, ở vị trí khác nhau mà tạo nên hiệu quả khác nhau. Mỗi từ láy lại tạo nên hiệu quả nghệ thuật riêng.
Nhận xét về đặc điểm âm thanh của các nhóm từ láy
(1) lí nhí, li ti, ti hí.
(2) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh
- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.
- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:
+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc,âp là phần vần của tiếng láy.
+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.
Nghĩa của các từ láy oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm về âm thanh
Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắc giống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờiA) Tả tiếng cười:nắc nẻ,hì hì,ha ha...
B)Tả tiếng nói:dõng dạc,nhẹ nhàng,êm êm,...
C)Tả dáng điệu:lụ khụ,còng còng,...
Từ láy : Lấp ló , khang khác , đông đúc , nhanh nhẹn , hăng hái
Từ Ghép : Râu ria , tươi tốt , đông đủ , máu mủ
-giống nhau:
+cả ba từ đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh và đều do hai tiếng tạo thành
-khác nhau:
+đăm đăm:láy hoàn toàn
+mếu máo:láy phụ âm
+liêu xiêu:láy vần