Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do:
+ Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, trong khi đó TDMNBB có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh.
+ Diện tích đất feralit lớn.
+ Địa hình nhiều đồi thấp, thuận lợi để thành lập các vùng chuyên canh.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè (do chè là cây công nghiệp truyền thống của vùng).
+ Nguồn nước dồi dào với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đà,…
- Cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên do:
+ Khí hậu cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt (mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản cà phê).
+ Địa hình với các cao nguyên cao trên 1000m, khí hậu rất mát mẻ.
+ Đất badan với tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung trên mặt bằng rộng => thuận lợi để thành lập các nông trường và vùng chuyên canh cà phê với quy mô lớn.
- Các kiểu thảm thực vật:
+ Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
+ Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
+ Rừng lá kim.
+ Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
+ Rừng lá kim.
- Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương và dãy núi Cooc-đi-e chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây. Khu vực lục địa gần Đại Tây Dương ấm và ẩm, càng vào sâu trong lục địa càng nóng và khô. Khu vực Bồn địa lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị các dãy núi ven biển chắn gió biển nên cũng khô.
Các kiểu thảm thực vật:
+ Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
+ Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
+ Rừng lá kim.
+ Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
+ Rừng lá kim.
– Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương và dãy núi Coóc-đi-e chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây.
– Khu vực lục địa gần Đại Tây Dương ấm và ẩm, càng vào sâu irons lục địa càng nóng và khô. Khu vực Bồn địa Lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị các dãy núi ven biển chắn gió biển nên cũng khô.
- Thực vật thay đổi từ đông sang tây: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp --> thảo nguyên và cây bụi chịu hạn --> rừng lá kim --> thảo nguyên và cây bụi chịu hạn --> rừng lá kim.
- Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương và dãy núi Coóc-đi-e chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây. Khu vực lục địa gần Đại Tây Dương ấm và ẩm, càng vào sâu irons lục địa càng nóng và khô. Khu vực Bồn địa Lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị các dãy núi ven biển chắn gió biển nên cũng khô.
+Diện tích lục địa bắc bán cầu lớn hơn nam bán cầu : tỉ lệ diện tích lục địa ở bắc bán cầu là 81% , nam bán cầu chỉ hơn 60%.
+Mùa hè ơt bắc bán cầu dài hơn nam bán cầu : bắc bán cầu từ 21/3 đến 23/9 dài 186 ngày do trái đất chuyển động trên nữa quỹ đạo có điểm Vĩnh nhật , ngược lại mùa hè ở nam bán cầu 32/9 đến 21/3 chỉ có 179 ngày do trái đất gần điểm cận nhật
+Cực lạnh nằm ở nam cực : do nam cực là lục địa , bắc cực là đại d
Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
+ Do tác động cùa nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,...).
+ Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.
- Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.
+ Tại hai cực Bắc - Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.
+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.
+ Khoảng 40 oB - 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB - 40 oN.
- Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.
- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.
+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.
* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.
* Ở sườn Tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:
Độ cao (m) | Vành đai thực vật | Vành đai đất |
0-500 | Rừng lá rộng cận nhiệt | Đất đỏ cận nhiệt |
500-1200 | Rừng hỗn hợp | Đất nâu |
1200-1600 | Rừng lá kim | Đất pốt dôn |
1600-2000 | Đồng cỏ núi | Đất đồng cỏ núi |
2000-2800 | Địa y và cây bụi | Đất sơ đẳng xen lẫn đá |
Trên 2800 | Băng tuyết | Băng tuyết |
Sự thay đổi vành đai thực vật và đất theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao -> Làm cho thực vật và đất thay đổi.
* Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đét
Độ cao (m) | Vành đai thực vật | |
Sườn tây | Sườn đông | |
0-1000 | Thực vật nửa hoang mạc | Rừng nhiệt đới |
1000-2000 | Cây bụi xương rồng | Rừng lá rộng, rừng lá kim |
2000-3000 | Đồng cỏ cây bụi | Rừng lá kim |
3000-4000 | Đồng cỏ núi cao | Đồng cỏ |
4000-5000 | Đồng cỏ núi cao | Đồng cỏ núi cao |
Trên 5000 | Băng tuyết | Băng tuyết |
Sự thay đổi các vành đai thực vật ở hai sườn và theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. Ngoài ra còn do sự khác nhau về khí hậu giữa các sườn núi (sự thay đổi theo hướng núi, hướng sườn).
1. Vị trí địa lí: (Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?)
- Giáp Trung Quốc,Thượng Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ ,Vịnh Bắc Bô.
- Có vị trí địa lí đặc biệt,mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp nên thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
a. Ý nghĩa kinh tế:
- Thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên (khoáng sản, nông sản, lâm sản)
b. Chính trị: Củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ an ninh biên giới.
c. Xã hội: Xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo sự bình đẳng.
2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
a. Tự nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên: đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.
- Có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới , cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
b. Kinh tế- xã hội:
- Thưa dân, mật độ thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động, nhất là lao động lành nghề.
- Nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên, tình trạng lạc hậu, du canh du cư …
- Là vùng căn cứ địa cách mạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Nhưng còn thiếu đồng bộ, dễ bị xuống cấp.