Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhật Bản
- Công nghiệp:
+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...
- Dịch vụ:
+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.
+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.
+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.
+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
- Nông nghiệp:
+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.
+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.
TK:
1. Khái quát tự nhiên
a. Vị trí địa lí
- Trải dài từ quần đảo Anh - Ailen đến dãy Cac-pát.
- Gồm 13 quốc gia.
b. Địa hình
Chia làm 3 khu vực:
- Đồng bằng ở phía Bắc
- Núi già ở trung tâm
- Núi trẻ ở phía nam: dãy núi An-pơ và Các-pát
c. Khí hậu – sông ngòi
Khí hậu: nằm trong đới khí hậu ôn hòa, chịu ảnh hưởng của gió Tây và biển sâu sắc.
+ Ven biển phía Tây có khí hậu ôn đới hải dương, sông ngòi nhiều nước quanh năm
+ Vào sâu trong đất liền có khí hậu ôn đới lục địa, sông ngòi đóng băng về mùa đông.
d. Thực vật Thực vật thay đổi từ Tây sang Đông.
e. Khoáng sản Than, sắt, kim loại màu…
refer
. Khái quát tự nhiên(Tây và Trung Âu)
a. Vị trí địa lí
- Trải dài từ quần đảo Anh - Ailen đến dãy Cac-pát.
- Gồm 13 quốc gia.
b. Địa hình
Chia làm 3 khu vực:
- Đồng bằng ở phía Bắc
- Núi già ở trung tâm
- Núi trẻ ở phía nam: dãy núi An-pơ và Các-pát
c. Khí hậu – sông ngòi
Khí hậu: nằm trong đới khí hậu ôn hòa, chịu ảnh hưởng của gió Tây và biển sâu sắc.
+ Ven biển phía Tây có khí hậu ôn đới hải dương, sông ngòi nhiều nước quanh năm
+ Vào sâu trong đất liền có khí hậu ôn đới lục địa, sông ngòi đóng băng về mùa đông.
d. Thực vật Thực vật thay đổi từ Tây sang Đông.
e. Khoáng sản Than, sắt, kim loại màu…
Khái quát tự nhiên(đông âu)
a. Vị trí địa lí
Gồm có 7 quốc gia: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rut, Lit-va, Lat-vi-a, E-xto-ni-a…
b. Địa hình
Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu.
c. Đặc điểm khí hậu, sông ngòi
+ Khí hậu ôn đới lục địa, thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Sông ngòi có mạng lưới dày đặc. Sông thường đóng băng về mùa đông.
d. Sinh vật
+ Thảm thực vật: thay đổi từ Bắc xuống Nam.
+ Có diện tích rừng lớn nhất thế giới; tập trung chủ yếu ở các nước Liên Bang Nga, Bê-la-rút và phía Bắc U-crai-na.
e. Khoáng sản
+ Chủ yếu là quặng sắt, quặng kim loại màu, than đá và dầu mỏ.
+ Tập trung trên lãnh thổ của Liên Bang Nga và U-crai-na.
Khu vực Nam Âu có kinh tế kém phát triển hơn Bắc Âu, Tây Âu và Trung Âu, biểu hiện:
– Khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất theo quy mô nhỏ; chăn nuôi phổ biến là hình thức chăn thả; nhiều nước vẫn phải nhập khẩu lương thực.
– Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. I-ta-li-a là nước có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực nhưng cũng chỉ tập trung ở phía bắc của đất nước.
TK#
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
- Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.
Phần lớn dân châu Âu theo Cơ đốc giáo, gồm đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
CHÂU MĨ
Đặc điểm tự nhiên:
- Diện tích châu Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam
- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, tiếp giáp với: ĐTD, TBD, BBD
- Châu Mĩ có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới
KT-XH:
- Nền nông nghiệp tiên tiến
- Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới
- Dịch vụ chiếm tỉ trong cao trong nền KT
CHÂU PHI
– Khí hậu khô nóng khắc nghiệt hần lớn lãnh thổ là xa van và hoang mạc
– Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu đặc biệt là kim cương, tuy nhiên khoáng sản cạn kiệt nhanh
– Rừng chiếm diện tích lớn nhưng bị khai thác quá mức => hoang mạc hóa
* Biện pháp: khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn
b. Xã hội:
– Dân số tăng rất nhanh
– Tuổi thọ rất thấp: 52 tuổi
– Trình độ dân trí thấp.
– Chất lượng cuộc sống thấp, đói nghèo, bệnh tật hoành hành (2/3 nhiễm HIV thế giới)
– Có nhiều xung đột vũ trang,sắc tộc
c. Kinh tế:
– Nhiều nước nghèo.
– GDP/người thấp
– Cơ sở hạ tầng kém
– Nền kinh tế kém phát triển: tổng GDP chỉ chiếm 1,9% GDP toàn cầu
– Hiện nay nền kinh tế châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực
CHÂU ĐẠI DƯƠNG
1. Dân cư
Mật độ dân số thấp nhất thế giớiDân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đềuĐông dân : Đông và Đông nam Ôxtrâylia, NiudilenThưa dân: ở các đảoTỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).Dân cư gồm hai thành phần chính:Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).Người bản địa khoảng 20% dân số.=>Có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa
2. Kinh tế
Kinh tế phát triển không đều giữa các nướcÔ–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12/8/1992, hiệu lực từ ngày 1/01/1994. ... Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA ...
Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
Người Môn-gô-lô-it di dân đến châu Mĩ từ thời tiền sử, họ chia thành người E-xki-nô ở vùng cực Bắc châu Mĩ và người Anh-điêng phân bố khắp lãnh thổ châu Mĩ.
Trào lưu di dân từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX: người Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha từ châu Âu đến; người Trung Quốc và Nhật Bản từ châu Á đến; người Nê-grô-it ở châu Phi bị bắt đưa sang làm nô lệ,...
Mk giúp bn nhé!
*Khái quát tự nhiên:
Một lãnh thổ rộng lớn
– Châu Mĩ rộng 42 triệu Km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Trải dài từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam.
– Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương,phía Đông giáp Đại Tây Dương.
– Kênh đào Pa-na-ma nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
* Khái quát dân cư:.
Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
– Trước thế kỉ XVI, có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít sinh sống
– Do lịch sử nhập cư lâu dài, Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít , Nê-grô-ít, Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.
*Khái quát kinh tế:
1) Công nghiệp
- Công nghiệp Ca-na-đa tập trung ở các thành phố lớn về phía bắc Hồ Lđn và duyên hải Đại Tây Dương.
- Công nghiệp Hoa Kì tập trung ở vùng Đông Bắc, vùng Nam và Đông Nam.
- Công nghiệp Mê-hi-cô tập trung chủ yếu ở Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.
2) Dịch vụ:
Các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của mỗi nước: Ca-na-đa và Mê-hi-cô: 68%, Hoa Kì: 72%.
3)Hiệp định dịch vị tự do NAFTA:
- NAFTA được thiết lập đề kết hợp thế mạnh của ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca-na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê-hi-cô để tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của nước này, tập trung vào phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì và Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa, vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Cảm ơn bn nhé