Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
A. Mở bài
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
B. Thân bài
Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!
Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)
Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)
Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)
C. Kết bài
Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.
+ Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh bóng râm của rừng trúc.
→ Đây là hình ảnh của những người hiền, những thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa
+ Với tinh về với tự nhiên, di dưỡng tinh thần
→ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với tinh thần của bậc quân tử
A. Mở bài
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
B. Thân bài
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:
- Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)
- Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)
- Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:
- Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)
- Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)
C. Kết bài
Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.
Ý1 . Thiên nhiên đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là một thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “ rầm rộ”, “ một bản trường ca của rừng già”.
- Đó còn là một thiên nhiên “dịu dàng và trí tuệ”
- Là thiên nhiên với vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố, với vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch, với vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, với vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi xa dần thành phố đi qua những bờ tre trúc và hàng cau thôn Vĩ...
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý1. Lịch sử, văn hóa đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là dòng sông của biên thùy Tổ quốc thời Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ; từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, chiến dịch mậu Thân 1968...
- Đó là nền văn hóa với âm nhạc cổ điển Huế, liên tưởng đền Nguyễn Du và Truyện Kiều, là dòng sông của thi ca....
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý 3: Nghệ thuật
- Bài kí đầy chất trí tuệ và tình yêu
- Đẫm chất sử thi và cảm hứng trữ tình, lãng mạn.
-> Tất cả cũng đã góp phần đặt tên cho dòng sông
Đến với câu thơ cuôi, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm. Đó là một hình ảnh thư thái thanh thản, ông đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, con người như hoà vào thiên nhiên là một. Đế hình dung được tâm trạng của Nguyễn Trãi ở thời điểm này, chúng ta tìm đến lí do vì sao ông lại đến Côn Sơn? Chắc chắn không chỉ vì Côn Sơn có cảnh trí đẹp mà bởi lẽ tác giả về đây là để ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... Từ đó, chúng ta cũng nhận ra nhân cách thanh cao của tâm hồn thi sĩ. Ồng đã đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, tìm được cảm giác thư thái để sông trọn vẹn với hồn thơ tinh tế bao la của mình.
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy...
Câu 2 :
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với
ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự
gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
Câu 1 :
Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyếnẵ
Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.
- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.
_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.
- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .
2. 2 câu thơ cuối:
- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.
- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.
3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >
Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.
4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?
_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.
+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.
+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.
2 câu thơ cuối
+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.
+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động
+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp
a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.
b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.
c)
- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1
→ Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiên → tác giả yêu thiên nhiên.
→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.
d)
- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.
Hết rồi đó, chúc bạn học tốt.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp