Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
- Đồng thanh tương ứng,
Đồng khí tương cầu
- Khi đói cùng chung một dạ,
Khi rét cùng chung một lòng
- Giỏi một người không được, chăm một người không xong
- Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
( Hồ Chí Minh )
- Cả bè hơn cây nứa.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Chung lưng đấu cật.
- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Lá lành đùm lá rách.
Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
Kỉ luật:
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Ở quen thói, nói quen sáo.
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
- Dột từ nóc dột xuống.
- Nhà dột tại nóc.
- Đục từ đầu sông đục xuống.
- Tôn ti trật tự.
- Đoàn kết thì sống , chia rẻ thì chết .
1 - Tương thân tương ai
2 - Lá lành đùm lá rách
3 - Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
4 - Một sự nhịn chín sự lành
5 - Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
6 - Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Có đức gửi thân, có nhân gửi của.
- Dạo chơi quán cũng như nhà
Nhà tranh có ngãi hơn toà nhà cao.
- Giàu nhân nghĩa hãy giữ cho giàu
Khó tiền bạc chớ cho là khó.
- Thức lâu mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết lòng người có nhân.
- Gĩư quần áo lúc mới may
Gĩư thanh danh từ lúc trẻ.
Đoàn kết, tương trợ:
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
- Cả bè hơn cây nứa.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Chung lưng đấu cật.
- Một hòn chẳng đắp nên non
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
- Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Lá lành đùm lá rách.
- Miếng khi đói bằng gói khi no.
chúc bạn học tốt tk nhes^_^
bố mẹ tự hào về con trưởng thành VÍ DỤ nhé
-tôi chăm học nên bây giờ có nhiều tiền đi du lịch
Từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc hiếu học. Vì vậy có rất nhiều những câu nói về lễ nghi, cũng như cách học sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Trong số đó thì hai câu nói quen thuộc được truyền qua nhiều thế hệ chính là “ không thầy đồ mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”.
Có rất nhiều người cho rằng hai câu nói trên mâu thuẫn với nhau. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng hai câu nói này bổ sung và hỗ trợ nhau chứ không hề mâu thuẫn với nhau. Riêng em thì cho rằng hai câu tục ngữ trên đều đúng, và chúng không hề mâu thuẫn với nhau.
Trước hết chúng hãy tìm hiểu từng câu một. Từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc học nên đối với những người truyền thụ kiến thức cho mình cũng được mọi người yêu quý và kinh nể. Điều này được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…
Vậy là qua nhưng câu ca dao tục ngữ trên chúng ta có thể thấy thầy cô là những người giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với việc học của mỗi các nhân. Vì vậy mới nói “ Không thầy đó mày làm nên”, câu nói là lời đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy người cô trong việc truyền trải kiến. Đây là những người dẫn đường chỉ lối sao cho chúng ta tìm đến những kiến thức nhanh và tốt nhất. Họ cùng là những người dạy cho chúng ta những điều hay lẽ phải hay kinh nghiệm trong cuộc sống hay công việc. Vì vậy, chúng ta cần tôn sư trọng đạo.
Nhưng việc “thầy” ở đây có phải là những người ở trường ở lớp? không theo ông cha ta “thầy” có nghĩa rất rộng. Họ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng nhưng học dạy cho chúng ta dùng chỉ là một chữ thì họ cũng là thầy của chúng ta. Dù họ chỉ truyền cho chúng ta một chút kiến thức, thêm hiểu biết họ cũng xứng đáng để chúng ta tôn trọng và ghi nhớ công ơn.
Chính vì điều này mà chúng ta thấy rằng thầy cô giáo sáng ngang với cha mẹ. Vì vậy, câu nói “Học thầy không tày học bạn” không hề hạ thập vai trò của người thầy mà là câu nói chỉ ra phương pháp học tốt nhất. Thấy cô giáo là người dạy ta kiến thức, chỉ ra cho ta những con đường đi đến thành công còn chính chúng ta mới là người lựa chọn cách thức để hoàn thành con đường đi đó. Vì vậy, trên con đường đó thì những người đồng hành với chúng là những những người bạn. Và khi chúng ta học cùng bạn, chúng ta sẽ thấy dễ tiếp thu kiến thức hơn và gắt hái được nhiều thành công hơn. Nguyên nhân là vì sao vậy?
Đối với giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay những người thầy người cô luôn có một uy quyền đặc biệt như cha mẹ đối với con cái. Vì vậy, học trò kinh nể thầy nên có nhiều kiến thức chưa hiểu chúng ta cũng ngần ngại chưa dám hỏi thấy. Hoặc là do số lượng học trò quá đông sức thầy cô có hạn nên không thể sâu sát đến từng cá nhân học trò. Từ đó dẫn đến những thiếu sót về kiến thức cả thầy và trò đều không hề nhận ra. Thêm nữa, cách học một chiều cũng dễ dẫn đến sự chán nản và mệt mỏi cho người học vì vậy mà khả năng tiếp thu kém đi.
Ngược lại, học với bạn những người cùng trang lứa, cùng lối sống lối suy nghĩ tâm lý chúng ta thường thoải mái tự do. Trong học tập chúng ta không ai có kiến thức tuyệt đối nên dễ nảy sinh tranh luận, từ những tranh luận này chúng ta mới có những cách giải và sự sáng tạo mới. Đồng thời dễ dàng bổ sung những khuyến khuyết của mình thông qua bạn. Rõ ràng là việc học tập cùng với bạn sẽ là một cách học thông minh và hiệu quả hơn là chỉ học với thầy.
Nhưng vậy, đến đây chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng hai câu tục nhữ này không hề mâu thuẫn với nhau, vì về bản chất là chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau. Về thực thế chúng bổ sung, hoàn thiện cho nhau trong từ hoàn cảnh. Chúng ta học tập và tiếp thu kiến thức mới của thấy cô trên lớp trên trường còn ở nhà chúng ta rèn luyện bổ sung lại những kiến thức đó cũng với bạn bè để có thể năm chắc những kiến thức đã học. Những người “thầy” và những “bạn” của chúng ta đều đáng quý và đáng trân trọng vì đó đều là những người đưa chúng ta đi đến thành công.
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên"
+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa.
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt.
Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn"
+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên.
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên.
=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn.
=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng.
Câu 1:
1: Con trâu là đầu cơ nghiệp
2: Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
3: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì thôi
4: Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
5: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
+lên voi xuống chó
+Lá lành đùm lá rách
+ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
+bên trọng bên khinh
+trên kính dưới nhường
+gần mực thì đen gần đèn thì sáng
+chết vinh hơn còn sống nhục
Ăn chân sau, cho nhau chân trước
Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau
Bán rẻ về tắt, bán mắc về trưa
Bần tiện vô nhân vấn, phú quý đa nhân hội
Cao không tới, thấp không thông
Cắt dài đáp ngắn
Chẵn mưa thừa nắng
Kẻ giàu tìm chỗ để của không thấy, người nghèo tìm miếng mụn vá không ra
Kẻ ngược người xuôi
Trẻ chẳng tha, già chẳng thương
Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
Đói đến chết tết ba ngày cũng no
a,nghĩa:
- nghĩa đen:đói thì phải ăn uống cho sạch sẽ ,rách phải thơm tho
- nghĩa bóng:dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống trong sạch
b,câu có nội dung tương tự:
giấy rách phải giữ lấy lề
a) nội dung: câu tục ngữ nói về hình ảnh không làm điều ác hay điều trái với lẽ phải, coi trọng danh dự của chính mình
b)chết vinh còn hơn sống nhục
Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữa vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.
Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.
Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng, dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu, vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ, mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp,… Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.
Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Câu tục ngữ trên có 2 nghĩa
Thứ nhất, “Đói cho sạch” nhắc nhở con người ta là dù có đói đến mức độ nào cũng nên chú ý sạch sẽ. Ăn uống nên đảm bảo vệ sinh để có lợi cho sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt về sau. Còn “Rách cho thơm” ý là dù trong cảnh khó khăn, quần áo có rách nát cũng phải giữ cho nó không bẩn. Người ăn mặc tuy rách rưới nhưng vẫn giữ quần áo sạch sẽ, thơm tho thì không một ai kì thị và khó chịu.
Thứ hai, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.
Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
* Các câu tục ngữ:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
+ Tấc đất tấc vàng
+ Cơm ăn ba bữa thì cho,
Gạo mượn sét chén, xách mo đi đòi.
+ Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
+ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
+ Người ăn thì còn, con ăn thì mất.
+ Ếch tháng ba, gà tháng bảy.
+ Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
+ Xanh nhà hơn già đồng.
+ Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ.
+ Trẻ muối cà, già muối dưa.
+ Miệng bà đồng, như lồng chim khướu.
+ Gái ***** già mồm, kẻ trộm trắng răng.
+ Gái tham tài, trai tham sắc.
+ Cha chết không lo bằng gái to trong nhà.
+ Ếch ngồi đáy giếng
+ Non cao ai đắp mà cao,
Sông sâu ai bới ai đào mà sâu.
+ Học ăn, học nói, học gói, học mở.
+ Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
+ Lúc thương nhau, cho đường thêm bánh; buổi ghét nhau, tay đánh miệng la.
+ Yêu nhau mọi việc chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
( Còn nhiều lắm nhưng mình kể không hết)
Bạn tham khảo nka :
1. Nòi nào giống ấy.
2. Cây có cội, nước có nguồn.
3. Giấy rách giữ lề.
4. Cha già con cọc.
5. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.
6. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
7. Khôn từ trong trứng khôn ra.
8. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
9. Máu chảy ruột mềm.
10. Khác máu tanh lòng.
1. Một người làm quan cả họ được nhờ.
2. Chim có tổ, người có tông.
3. Chú như cha, già như mẹ *
4. Sảy cha còn chú, sảy mẹ ấp vú dì
5. Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.
6. Cháu bà nội, tội bà ngoại.
7. Nó lú có chú nó khôn.
8. Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
9. Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò chạy đi.
10. Trẻ lên ba cả nhà học nói.
1. Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.
2. Chị em dâu như bầu nước lã.
3. Áo năng may năng mới, người năng nói năng thân.
4. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
5. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
6. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
7. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly.
8. Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.
9. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
10. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
1. Cha mẹ sinh con trời sinh tính
1. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
2. Dễ người dễ ta.
3. Sẩy đàn tan nghé.
4. Con sâu bỏ rầu nồi canh.
5. Cả vốn lớn lãi.
6. Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.
7. Quen mặt đắt hàng.
8. Tiền trao cháo múc.
9. Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.
10. Nhà gần chợ để nợ cho con.
11. Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
12. Lễ vào quan như than vào lò.
13. Quan thời xa, bản nha thời gần.
14. Tuần hà là cha kẻ cướp.
15. Hay làm thì đói, hay nói thì no.
16. Cốc mò cò xơi.
17 Cá lớn nuốt cá bé.
18 Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
19. Tức nước vỡ bờ.
20 Con giun xéo lắm cũng quằn.
21 Được làm vua, thua làm giặc.
22 Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa,
23 Con mắt là mặt đồng cân.
24 Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ.
25 Lòng người như bể khôn dò.
26 Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
27 To mắt hay nói ngang.
28 Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.