Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bản thân em đã nhớ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ đến cội nguồn của mình, đi chùa, đi đèn thờ vua Hùng,... để góp phần phát huy ý nghĩa câu ca dao '' Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba''.
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Năm Mậu Tuất 2018, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì với sự tham gia của 4 địa phương gồm: Thái Nguyên, Quảng Nam, Bình Dương và Kiên Giang. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay diễn ra trong 5 ngày, từ 21 - 25/4 (tức từ mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch). Cùng với các hoạt động chính lễ, hàng loạt các hoạt động triển lãm, hội thi, trưng bày, giới thiệu quảng bá văn hóa của tỉnh Phú Thọ cũng được diễn ra như: hội sách Đất Tổ; hội thi nấu bánh chưng, giã bánh giầy; trưng bày tư liệu, hiện vật với chủ đề “Lễ hội và tín ngưỡng vùng đất Tổ”. Các hoạt động thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống như: bóng chuyền nam, cờ tướng, vật truyền thống, bắn nỏ, đẩy gậy được tổ chức rộng rãi tại các, huyện, thị trong tỉnh. Đặc biệt là những làn điệu Hát Xoan vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ở các địa điểm như miếu Lãi Lèn, Đình Thét, Đình Kim Đái thuộc xã Kim Đức và xã Hùng Lô, phường Phượng Lâu, TP Việt Trì.
Tại TP. Hồ Chí Minh, Lễ Giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 16-4 (nhằm ngày 10-3 âm lịch), tại khu tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, phường Long Bình, quận 9. Chương trình được truyền hình và truyền thanh trực tiếp. Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn Vovinam, võ cổ truyền và thi đấu đẩy gậy tại khu tưởng niệm các Vua Hùng trong hai ngày 15 và 16-4 (nhằm ngày 9 và 10-3 âm lịch).
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3/ Dù ai buôn bán gần xa/ Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10" Những câu ca này đã thật sự rất quen thuộc với mọi người dân ở trên đất nước Việt Nam và nó đã gợi ra một đạo lý tốt đẹp của dân tộc đó chính là ghi nhớ công ơn và tôn trọng các vị vua Hùng đã dựng nước và giữ nước hay các vị anh hùng đã hi sinh thân mình để bảo vệ dân tộc cũng như tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên với cội nguồn của bản thân mỗi người. Trong xã hội ngày nay thì truyền thống ấy vẫn được gìn giữ và phát triển cụ thể như thắp nhang cúng ông bà tổ tiên, tổ chức lễ.
Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.
Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.
Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
C1:
* Những việc nên làm:
- Chủ động tìm hiểu về các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Tích cực tham gia, hưởng ứng các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng gìn giữ các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Tích cực giới thiệu, quảng bá các tập tục tốt đẹp của tỉnh mình đến với bạn bè các tỉnh khác.
* Những việc không nên làm:
- Thờ ơ với tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Bôi nhọ các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
C2: Gợi ý phát biểu cảm nghĩ:
- Về nội dung: bài ca dao gợi nhớ chúng ta về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 - nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Về nghệ thuật: thể thơ lục bát truyền thống, ngôn từ giản dị, hàm súc,...