K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

giúp em với ạ-.-

 

17 tháng 11 2016

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2. Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 3.
- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).

17 tháng 11 2016

Cảm ơn BFF nha

24 tháng 11 2021

Tham khảo

Bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân do:

- Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

- Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

24 tháng 11 2021

TK*

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là : - Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên. - Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại. - Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển

19 tháng 11 2017

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.

- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

- Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.

 

29 tháng 6 2019

- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng có phản xạ đầu gối.

- Cơ chế của phản xạ:

   + Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.

   + Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

   + Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

   + Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

   + Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận dộng là co gối). - Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, thấy bắp cơ ở trước cánh tay to lên là do có sự co cơ, tính chất của cơ là co và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể. Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bô' của tơ cơ dày làm tế bào ngắn lại, đó là sự co cơ. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Như vậy, khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung tâm thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm co cơ. Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên do đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.

3 tháng 11 2016

1. - chức năng của nơron :

+ Cảm ứng: tiếp nhận và trả lời kích thích bằng xung thần kinh

+ Dẫn chuyền: xung thần kinh đi theo 1 chiều nhất định.

 

 

 

8 tháng 11 2016

giúp mình mấy câu sau đi

 

Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Có mấy loại tế bào máu (đặc điểm cấu tạo từng loại)?Câu 2. Trình bày chức năng: huyết tương; hồng cầu; bạch cầu (các hàng rào bảo vệ cơ thể và cơ chế hoạt động, miễn dịch); tiểu cầu (cơ chế động máu và các nguyên tắc truyền máu).Câu 3.a.      So sánh các loại mạch máu về cấu tạo và chức năng, đường đi của...
Đọc tiếp

Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Có mấy loại tế bào máu (đặc điểm cấu tạo từng loại)?

Câu 2. Trình bày chức năng: huyết tương; hồng cầu; bạch cầu (các hàng rào bảo vệ cơ thể và cơ chế hoạt động, miễn dịch); tiểu cầu (cơ chế động máu và các nguyên tắc truyền máu).

Câu 3.

a.      So sánh các loại mạch máu về cấu tạo và chức năng, đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

b.      Cấu tạo và chu kỳ hoạt động của tim, vị trí vai trò của van 2 lá, van 3 lá, van bán nguyệt.

Câu 4.

a.      Khái niệm: huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp là 120/70 mmHg cho ta biết điều gì?

b.      Nêu tên một số bệnh tim mạch và biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch.

Câu 5.

a.    Khái niệm: hô hấp, sự thở, 1 cử động hô hấp. Kể tên và xác định trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người.

b.   Phân biệt: khí bổ sung; khí lưu thông; khí dự trữ; khí cặn.

c.    Quá trình hô hấp gồm mấy giai đoạn? Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người.

1
16 tháng 12 2021

Câu 1 : Máu gồm hai thành phầntế bào và huyết tương. Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước.

28 tháng 10 2016

dạng như kéo dây xu nó dài ra khi thả ra nó co lại nên ngắn hơn chăngleuleu

14 tháng 12 2016

vì khi cơ bên này co bắp ngắnthì co to bề ngang và lại thì cơ bên kia sẻ dản và nhỏ lại co

4 tháng 1 2018

- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,...), máu khó có thể lưu thông dễ dàng trong mạch vì khi máu bị mất nước (từ 90% - 80% - 70%...) thì máu sẽ đặc lại. Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ khó khăn hơn.

- Chức năng của huyết tương là: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Trong huyết tương có các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải - huyết tương tham gia vào việc vận chuyển các chất này trong cơ thể.

- Máu từ phổi về tim được mang nhiều 02 nên có màu đỏ tươi do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với ơ2 sẽ có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều C02 nên có màu đỏ thẫm do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với C02 có màu đỏ thẫm.