K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 12 2020

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá 

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện

2.Khó khăn:

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

 

2, Tham khảo :

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.

Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.

2 tháng 1 2022

Trung du miền núi Bắc Bộ

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện Khó khăn:

- Dân trí chưa cao

- Nhiều dân tộc thiểu số

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

Đồng Bằng Sông Hồng

* Thuận lợi:

- Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế

- xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.

- Về các tài nguyên:

+ Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.

+ Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).

+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.

+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vinh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả.

* Khó khăn:

- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.

- Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng ….

Bắc Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

6 tháng 6 2019

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:

      + Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

      + Tây Bắc: Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

- Thế mạnh kinh tế:

      + Đông Bắc: Khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). Phát triển nhiệt điện (Uông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể,...). Kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).

      + Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà). Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
24 tháng 12 2020

- Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

- Nhiều cửa sông, thuẩn lợi cho việc nuôi thủy sản nước lợ.

- Thềm lục địa rồng lớn, diện tích biển rộng, nhiều ngư trường trọng điểm với trữ lượng thủy hải sản lớn.

– Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm…

– Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng.

2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.

Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp.

Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phongcó tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.