Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:
Nắng trưa
Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
....... (Bài văn có ba phần:
+ Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
+ Thân bài: Tả cảnh vật trong nắng trưa, gồm các đoạn nhỏ:
- Đoạn 1 (Từ Buổi trưa ngồi trong nhà... đến ...bốc lên mãi):
Hơi đất trong nắng trưa gay gắt.
- Đoạn 2 (Từ Tiếng gì xa vắng... đến ...hai mi mắt khép lại):
Tiếng võng đưa và câu hát ru rời rạc trong nắng trưa.
- Đoạn 3 (Từ Con gà nào... đến ...bóng duối cũng lặng im):
Cây cối và con vật trong nắng trưa.
- Đoạn 4 (Từ Ấy thế mà... đến ...cấy nốt thửa ruộng chưa xong):
Hình ảnh người mẹ làm việc vất vả trong nắng trưa.
+ Kết bài (câu cuối - Kết bài mở rộng):
Cảm nghĩ về mẹ: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!.............................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
(Theo Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..............................Mùa đông , trên vùng núi ....................................................................................................... .....................................................................................................................................
b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?
.................Mây , lá , Hoa , Suối , Ngọn Cơi.................................................................................................................... .....................................................................................................................................
c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? .........................................Thị giác và Thính giác............................................................................................ .....................................................................................................................................