K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÌNH MINH TRONG VƯỜN

Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo thơ ngây ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảng vườn nhỏ nhà mình hôm nay sao đẹp lạ! Lúc này màn sương đang tan dần. Khoảng vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánh… Một màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọc đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Xung quanh bông hồng nhung, những đám hoa cẩm tú nhỏ xinh như muốn dướn cao lên, càng lúc cánh hoa càng xòe tươi, lung linh trong nắng sớm. Hình như chúng cũng muốn đua sắc với bông hồng nhung kia. Bướm ở đâu mà nhiều thế! Bướm bay về từng đàn tung tăng khắp vườn như những chiếc nơ bay. Vươn lên sừng sững từ góc vườn một thân bưởi lực lưỡng, cành lá xòe to tạo bóng mát cho những quả bưởi ngủ say, ngày mai mau lớn. Đứng sát cây bưởi, một cây khế cao to, trĩu đầy cành những chùm quả chín. Lấp ló sau màu xanh non của lá, từng chùm hoa khế tím hồng li ti đang nô giỡn với đầy ong bướm. Sương tan tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống. Giản dị nhất là cây na ở đầu vườn với chiếc áo khoác xanh màu bàng bạc. Quả na nhỏ thật! Bằng nắm tay đứa bé lên ba! Hoa na trắng xanh, khéo léo nấp sau đám lá như e thẹn, như ngượng ngùng để người ta chỉ thấy được cái hương thơm ngọt ngào của nó. Khắp vườn, đâu đâu cũng thấy hương hoa, thơm đến xao xuyến lòng. Cô gió đánh nhịp cho hoa lá vui hát rì rào. Đây là bản nhạc đầu tiên của một ngày mới.

                                                                             Theo Trần Thu Hà

 1. Sự chuyển động của sự sống trong đám hoa cẩm tú được miêu tả qua chi tiết nào?

a. Đang tỉnh giấc

b. Đang nô giỡn với bầy ong bướm

c. Càng lúc cánh hoa càng xòe tươi.

2. Chỉ ra bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì, Con gì)? trong câu: “Bướm bay về từng đàn tung tăng khắp vườn như những chiếc nơ bay.” 

1
25 tháng 12 2021

ê làm bài đọc hiểu à

26 tháng 12 2021

Yep

Hoa tóc tiênThầy giáo cấp một của tôi có một khoảng vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc:  xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có...
Đọc tiếp

Hoa tóc tiên

Thầy giáo cấp một của tôi có một khoảng vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc:  xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngon ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trong mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa  cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà, nhiều vườn, có cả hoa màu trắng nhưng ít ai cắm hoa  tóc tiên  trong bình.

Theo Băng Sơn

 

Câu 1 . Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

a) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu ?

A.   Do cây hoa này rất đẹp.               

B.    Do cây hoa này có màu bạc.

C.   Do các cô tiên trẻ mãi,  tóc các cô tiên không bao giờ bạc.

D.   Do cây hoa này được các thầy cô giáo thích ngắm.

 

b) Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy có màu gì? Mùi thơm của hoa được so sánh với gì?

A.   Hoa màu cánh sen nhạt, mùi thơm so sánh với hương cốm mới.

B.   Hoa màu xanh, mùi thơm được so sánh với hương hoa sen.

C.   Hoa màu cánh sen nhạt, mùi thơm được so sánh với hương thơm của phong bánh đậu xanh Hải Dương.

 

c) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì?

A.   Hình ảnh các cô tiên xinh đẹp.

B.   Nếp sống của thầy giáo: giản dị, tinh khiết, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

C.   Hình ảnh thầy giáo cách đây mấy chục năm.

2
18 tháng 2 2022

Câu 1: a) C. b) C. c) B.

18 tháng 2 2022

Câu 1 : a ) C . b ) C . c ) B

28 tháng 11 2021

- Danh từ : Hoa mận , vườn cây , hoa , hoa bưởi , hoa nhãn , hoa cau , chích chòe , khưới , chào mào , (chim) cu

- Động từ : Tàn , đâm chồi , nảy lộc , ra , gáy , thoảng

- Tính từ : Xanh , rực rỡ , nồng nàn , ngọt , nhanh nhảu , bay nhảy , trầm ngâm , đỏm dáng

Giữa vườn lá xum xuê,xanh mướt,còn ướt đẫm sương đêm,một bông hoa rập rờn trước gió.Màu hoa đỏ thắm.Cánh hoa mịn màng,khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết.Đoá hoa toả hương thơm ngát.Hương hoa lan toả khắp khu vườn.

5 tháng 12 2021

cảm ơn bn nka:>

                                 TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAIRạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.Gió ngạc nhiên:- Ơ chính tôi hát đấy chứ?...
Đọc tiếp

                                 TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

- Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

- Bạn nhầm rồi! Đó là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

                                                      Theo Truyện nước ngoài

1/. Rạng đông, mặt trời mỉm cười với sự vật nào?

a. Với muôn vật.

 b. Với năm cánh hoa mịn.

c. Với những cánh bướm dập dờn.

d. Với bông hoa lạ.

2/. Hoa hỏi gió và sương điều gì ?

a. Bạn hát hay tôi hát đấy ? 

b. Bạn hát bài gì đấy ?

c. Bạn có thích bài hát đó không ?

d. Bạn có thích hát cùng tôi không ?

3/. Những giọt sương trả lời như thế nào ?

a. Ơ, đó là bạn hát à ? 

b. Đó là tiếng thánh thót của chúng tôi.

c. Tôi không biết.

d. Bài hát đó không hay.

4/. Qua lời của bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau ?

a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.

b. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.

c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.

d. Vì chúng cứ mãi tranh cãi nên không nghe được.

5/. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?

a. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui.

b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu được nhau.

c. Loài nào cũng biết hát.

d. Mỗi buổi sớm, muôn loài đều hân hoan ca hát.

6/. Từ ngữ nói lên ý chí nghị lực của con người là:

a. Quyết chí.

b. Thử thách.

 c. Gian khó.

d. Chông gai.

7/. Trong câu “Mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.” từ láy là:

a. Mặt trời.

b. Tia nắng.

c. Dịu dàng.

d. Muôn vật.

8/. Trong câu “Bông hoa tỏa hương thơm ngát.” tính từ là:

a. Bông hoa.

b. Tỏa.

c. Hương.

d. Thơm ngát.

9/. Câu thành ngữ “Chơi diều dứt dây” có nghĩa là:

a. Làm một việc nguy hiểm. 

b. Mất trắng tay.

c. Liều lĩnh ắt gặp tai họa.

d. Phải biết chọn bạn mà chơi.

10/. /. Em đến nhà bạn chơi, thấy em gái của bạn vẽ rất đẹp. Câu hỏi nào dưới đây thể hiện thái độ khen em gái của bạn:

a. Em bé vẽ đẹp lắm!

b. Em bé rất giỏi.

c. Em bé làm gì vậy?

d. Sao em gái bạn vẽ đẹp thế?

3
10 tháng 2 2022

1/d

2/c

3/b

4/c

5/b

6/a

7/c

8/d

9/b

10/a

10 tháng 2 2022

1/. Rạng đông, mặt trời mỉm cười với sự vật nào?

 b. Với năm cánh hoa mịn.

2/. Hoa hỏi gió và sương điều gì ?

c. Bạn có thích bài hát đó không ?

3/. Những giọt sương trả lời như thế nào ?

b. Đó là tiếng thánh thót của chúng tôi.

4/. Qua lời của bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau ?

c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.

5/. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?

b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu được nhau.

6/. Từ ngữ nói lên ý chí nghị lực của con người là:

a. Quyết chí.

7/. Trong câu “Mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.” từ láy là:

c. Dịu dàng.

8/. Trong câu “Bông hoa tỏa hương thơm ngát.” tính từ là:

d. Thơm ngát.

9/. Câu thành ngữ “Chơi diều dứt dây” có nghĩa là: 

b. Mất trắng tay.

10/. /. Em đến nhà bạn chơi, thấy em gái của bạn vẽ rất đẹp. Câu hỏi nào dưới đây thể hiện thái độ khen em gái của bạn:

d. Sao em gái bạn vẽ đẹp thế?

26 tháng 7 2021

1. Trước nhàTN, //mấy cây bông giấyCN// nở hoa tưng bừng. VN 

2. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. 

3. Mùa xuân đến, hoa mai bắt đầu nở. 

4. Khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa. 

26 tháng 7 2021

Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

1. Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. 

2. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ(ko có trạng ngữ)

3. Mùa xuân đến, hoa mai bắt đầu nở. 

4. Khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa. 

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi...
Đọc tiếp

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình .

Câu 1. (0,5 đ) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (TN-M1)

A. Do cây xanh tốt quanh năm.

B. Do những cô tiên không bao giờ già.

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt

Câu 2. (0,5 đ) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? 

A. Mùi thơm mát của sương đêm.

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương.

C. Mùi thơm của một loại quả.

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

Câu 3. (0,5 đ) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? 

A. xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên.

B. xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên, ớt, hoa hồng.

C. lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên.

D. xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

Câu 4. (0,5 đ) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến những điều gì ?

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

Câu 5. (1 đ) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan nào? 

A. Thị giác, khứu giác.

B. Thị giác, xúc giác.

C. Khứu giác, vị giác.

D. Thị giác, vị giác.

 

0
NỒNG NÀN HOA BƯỞI Khi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc. Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho...
Đọc tiếp

NỒNG NÀN HOA BƯỞI Khi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc. Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho việc leo trèo, đùa nghịch. Bọn chúng tôi, đứa nào cũng yêu cây, cứ rảnh rỗi lúc nào là lại bắt sâu, diệt mối và tưới nước cho cây thêm xanh tốt. Tháng ba về, cây bưởi già trong vườn dường như trẻ lại. Mưa xuân lất phất bay làm cho những chồi non nõn mượt giật mình bật dậy hứng trọn làn mưa trong lành, ngọt mát. Cây bưởi lúc ấy lại căng đầy, tràn đầy nhựa sống, khác hẳn với dáng vẻ già nua, cũ kĩ khi mùa đông ngự trị. Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành. Hôm qua, nụ non, lộc biếc vẫn còn e ấp lắm, vậy mà chỉ qua một đêm mưa xuân giăng bụi, hôm nay cây bưởi điệu đà diện bộ áo xanh mơn mởn. Hương hoa bưởi tháng ba thật tuyệt, cứ phảng phất, thoang thoảng, dịu dàng nhưng cũng thật nồng nàn quyến rũ trong làn gió mơn man, ấm áp… Vào mùa hoa, hương bưởi luôn được bà tôi giữ lại trong mái tóc của chị em tôi bằng nồi nước gội đầu chứa đầy những cánh hoa bưởi trắng. Còn món bánh trôi bánh chay ướp đầy hương bưởi bà làm vẫn là một trong những món ăn ngon lành bậc nhất của những năm tháng tuổi thơ mà tôi còn nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Năm bà tôi đi về nơi xa theo tiếng gọi của ông tôi, cây bưởi bỗng nhiên gầy guộc, lá úa vàng trút xuống đến xót lòng. Mùa xuân, mưa bụi đến gọi trên cành mà nụ hoa mãi không thức giấc. Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi….                                          Câu 6. Trong bài, tác giả đã miêu tả cây bưởi bằng những biện pháp nghệ thuật nào?   A. So sánh          B. Nhân hóa C. Cả so sánh và nhân hóa Câu 7. Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì? .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 8. Xác định chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong mỗi câu sau:.                                            a) Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng.        b) Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành.                  c) Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi.                             Câu 9. Hãy viết câu có dùng biện pháp so sánh để miêu tả : a) Hoa hồng: ..........................................................................................................................................................................................................................................................

b) Lá của cây phượng ..........................................................................................................................................................................................................................................................................

0