K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2019

: Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người: 

  • Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn.
  • Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..).
  • Phòng chông giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phái quan tâm thực hiện.

Biện pháp : 

Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải để trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hố xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.

Chúc cậu học tốt !!!

20 tháng 10 2019

nhanh mn ơi 

20 tháng 10 2019

câu 1 : do muỗi anophen truyền trùng sốt rét vào máu người và vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anophen vùng lầy ,bụi rậm

câu 2 giúp bảo vệ và bắt mồi bằng cách phóng sợi gai có chất độc ra

câu 3

9 tháng 2 2020

Vì trẻ em hay nghịch bẩn ko có thói quen rử tay thường xuyên và thường đưa tay bẩn lên mắt ,mũi và miệng.Biện pháp hiệu quả nhất để phòng giun kí sinh là:

   -Ăn chín uống sôi

    -rủa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 

    -Khi đi về nhà và khi thức dậy súc miệng bằng nuowcs muối để sát khuẩn.

23 tháng 10 2019

xl bạn nhé mik ko làm đc 3 câu đầu,do mik ốm nên ko ghi đc mấy bài đó.T^T

có gì tối mik tl cho nhé.

4. tác hại của giun kim  đối vs trẻ em:

+gây ngứa

+mất ngủ,mất chất dinh dưỡng

+gây bênhj

hok tốt

1. * Cấu tạo ngoài của giun đất:

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu

- Gồm nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân, đuôi

- Phần đầu có miệng, đai sinh dục chiếm 3 đốt. Ở mặt bụng có 1 lỗ sinh dục cái nằm ở giữa đai sinh dục. Cách đai sinh dục 1 đốt có 2 lỗ sinh dục đực. Phần đuôi có hậu môn

- Da trơn (có chất nhày)

* Lợi ích:

- Làm thức ăn cho con người và động vật

- Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ,...

2. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Sống dị dưỡng

- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo

- Ruột dạng túi

- Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

3. * Đặc điểm của sán dây:

- Đầu sán nhỏ có giác bám

- Thân sán gồm hàng trăm đốt sán

- Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng

- Mỗi đốt sán đều mang 1 cơ quan sinh dục lương xtinhs. Các đốt cuối cùng chứa đầy trứng 

* Đời sống kí sinh: kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu bò

4. Biện pháp phòng chống bệnh giun sán kí sinh ở người:

- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; không ăn thịt trâu bò, lợn gạo

- Ăn uống vệ sinh: thức ăn nấu chín, uống nước sôi để nguội

- Tắm rủa cần chọn chỗ nước sạch

- Giữ vệ sinh cộng đồng, xử lí rác thải

21 tháng 10 2018

Ăn chín, uống sôi

ko chơi bẩn

21 tháng 10 2018

trả lời đầy đủ

1 tháng 12 2019

câu 4

1> Có lợi

Đối với thiên nhiên:

- Có nhiều loài giáp xác nhỏ ( chân kiếm,rận nước,...) làm thức ăn cho các loài cá công nghiệp như cá trích và các cá lớn ở đại dương.

Đối với con người

- Thực phẩm đông lạnh

-Thực phẩm khô

-nguyên liệu để làm mắm

-Thực phẩm tươi sống

-Nguyên liệu để xuất khẩu

2>Có hại

-kí sinh gây chết cá

-Có hại cho giao thông đường thủy

-truyền bênh giun sán

-làm hư hại đồ vật.

1 tháng 12 2019

cảm ơn bạn

18 tháng 10 2019

B,

  • Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
  • Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
  • Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
  • Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
  • Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.
18 tháng 10 2019

A,

trùng roi di chuyển nhờ roi. Khi di chuyển, roi xoáy vào nước như múi khoan. Nhờ tác động này động này đầu chúng hoi đảo và cơ thể vừa tiến vừa xoay quanh mình nó .

7 tháng 1 2021

Rửa tay sạch:

- Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun, sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy.
- Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn.
- Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun, sán.

Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, vệ sinh cơ thể.
- Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.

Đi vệ sinh an toàn:

- Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường.
Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình…
- Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần không đũng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

Nâng cao nhận thức:

- Uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài ra còn có thể tẩy giun bằng phương pháp dân gian như: hạt bí ngô, nước sắc hạt cau…
- Đối với trẻ đã tẩy giun mà vẫn còn xanh xao, gầy yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không, hoặc có thể trẻ bị mắc thêm bệnh khác như còi xương, suy dinh dưỡng, sơ nhiễm lao… để được điều trị đúng bệnh.

27 tháng 12 2019

1. Không tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ

Vì đặc điểm là chúng có thể lây lan nên khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với những người mang bệnh như ngủ chung giường sẽ khiến cho chúng ta có nguy cơ bị lây nhiễm. Cũng vì điều này mà ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây lan qua đường tình dục.

2. Tránh tiếp xúc gián tiếp với người bị bệnh ghẻ

Không chỉ có khả năng lây lan trực tiếp mà khi chúng ta sử dụng chung những vật dụng hàng ngày với người bị bệnh, nó cũng sẽ gián tiếp gây bệnh cho chúng ta. Những thói quen hàng ngày tưởng như vô hại như dùng chung lược, khăn tắm, quần áo, nhà tắm… sẽ là cơ hội để ghẻ ký sinh lên cơ thể người đang khỏe mạnh và gây bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để giúp bản thân tránh khỏi nguy cơ này là sử dụng riêng các vật dụng hàng ngày.

3. Giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ

Tắm rửa thường xuyên làm giảm nguy cơ bị ghẻ

Tắm rửa thường xuyên làm giảm nguy cơ bị ghẻ

Cơ thể của chúng ta, nhất là vào những ngày nắng nóng sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể ẩm ướt, cộng thêm những khói bụi ngoài môi trường dính vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và vi nấm tấn công. Vì thế bạn cần tắm rửa hàng ngày thật sạch sẽ, giặt quần áo thật sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra bạn cũng cần phải vệ sinh tay chân của mình thường xuyên, nhất là khi hoạt động ở những vùng lầy, bẩn.

4. Vệ sinh không gian sống thường xuyên

Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn là những điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng ghẻ tồn tại và phát triển. Do đó bạn cần thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, giặt sạch chăn chiếu, phơi nắng cho hong khô, tránh để nước bị tù đọng lâu ngày. Những nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm bạn cũng nên tránh xa.

5. Cần chú ý trong ăn uống hàng ngày

Để có một cơ thể khỏa mạnh, có hệ miễn dịch tốt chống lại bệnh tật thì bạn cần lưu ý hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn. Cần ăn chín uống sôi và dùng nguồn nước sạch để nấu nướng và sinh hoạt. Bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin C và A, uống nhiều nước… những cách này sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh có thể ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh khác nhau.

6. Vận động mọi người thực hiện các biện pháp phòng tránh

Ghẻ là căn bệnh có thể lây lan thành dịch, do đó việc tuyên truyền vận động mọi người cùng áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh là điều cần thiết. Điều này sẽ khiến cho bệnh không thể lây lan mạnh mẽ từ đó cũng có thể góp phần bảo vệ bản thân mình.

Trên đây là những biện pháp phòng tránh bệnh ghẻ mà chúng tôi gợi ý cho các bạn. Nếu như bạn có thể thực hiện được những biện pháp này thì nỗi lo bệnh ghẻ sẽ không còn là vấn đề nữa rồi. Chúc các bạn luôn khỏe!

27 tháng 12 2019

Để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnhTránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân. Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.