Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước ta.
-Thuận lợi:
+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. Đó là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
+Mùa đông lạnh cho phép phát triển cây trồng vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cây trồng, vật nuôi cận nhiệt, ôn đới trên các vùng núi. - Khó khăn:
Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra bão,lũ lụt,hạn hán,sương muối,... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. .
Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. .
Công nghiệp chế biến nước ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp vì vậy sẽ giúp ổn định và phát triển các vùng chuyên canh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biễn sẽ tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, nâng cao chất lượng nông sản => nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.
=> Nhận xét A, B, C đúng
- Việc thay đổi cơ cấu mùa vụ phụ thuộc chủ yếu vào sự phân hóa khí hậu và các điều kiện đất trồng. Công nghiệp chế biến không ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ,
Đáp án cần chọn là: D
Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới.
- Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv...
- Đất dễ xói mòn khi có mưa bão.
- Sâu bệnh phát triển cao.
- Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.
* Thuận lợi:
- Nước ta có khí nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt và độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ trong năm.
- Khí hậu nước ta phân hoá nhiều theo chiều Bắc-Nam; theo mùa và theo độ cao nên có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới.
* Khó khăn:
- Khí hậu nước ta nhiều bão lũ, gió Tây nóng khô. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệng dịch….
- Khí hậu còn nhiều thiên tai khác như sương muối, mưa đá, rét hại…..
- Tất cả những hiện tượng trên gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nước ta.
tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ khi đất nước thống nhất ?
- Trước năm 1975, công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, cơ cấu công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, tập trung ở Sài Gòn, chợ Lớn.
- Sau năm 1975, khi đất nước đã thống nhất, tình hình sản xuất công nghiệp đã có những thay đổi tích cực:
+Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.+Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.+Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.+Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ từ sau khi đất nước thống nhất:
- Trước khi đất nước thống nhất:
+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.
+ Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
- Từ sau khi đất nước thống nhất:
+ Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% năm 2002), hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược....
+ Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.
+ Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chất lượng môi trường bị suy giảm.
- Sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: tỉ trọng lao động ở thành thị có xu hướng tăng, tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.
- Nguyên nhân: do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hậu quả của quá trình đô thị hóa:
+ Khó khăn trong giải quyết việc làm.
+ Ô nhiễm môi trường, nảy sinh nhiều vấn đề an ninh, trật tự xã hội.
-Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:
-Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn.
-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
-Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất.
-Nâng cao đời sống nông dân.
-Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
-Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lỉnh thị trường trong và ngoài nước