Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Gọi: Khối lượng của ba chất lỏng trong ba bình là m(kg). Nhiệt dung riêng của chất lỏng ở bình 1, bình 2, bình 3 lần lượt là c1, c2, c3
- Nếu đổ 1/2 chất lỏng ở bình 1 vào bình 2 ta có phương trình
\(\frac{1}{2}\)m.c1.(t1- t12) = m.c2.(t12 - t2)
=> \(\frac{1}{2}\)mc1.(15-12) = m.c2.(12 - 10) => c2 = \(\frac{3}{4}\)c1 (1)
- Nếu đổ 1/2 chất lỏng ở bình 1 vào bình 3 ta có phương trình
\(\frac{1}{2}\)m.c1.(t1- t13) = m.c2.(t13 - t3)
=> \(\frac{1}{2}\)mc1.(19-15) = m.c3.(20 - 19) => 2c1 = c3 (2)
Đổ lẫn cả ba chất lỏng ở 3 bình vào nhau thì chất lỏng ở bình 2 thu nhiệt, chất lỏng ở bình 3 tỏa nhiệt. Không mất tính tổng quát nếu giả sử rằng bình 1 thu nhiệt vì dù bình 1 tỏa hay thu nhiệt thì PT cân bằng (3) dưới đây không thay đổi (*)
Chú ý: nếu không có lập luận (*) phải xét 2 trường hợp
Gọi t là nhiệt độ khi CB, Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
m.c1.(t - t1) + m.c2.(t - t2) = m.c3.(t3 - t) (3)
Kết hợp (1) , (2) , ( 3 ) rồi rút gọn được
(t - 15) +\(\frac{3}{4}\)(t - 10) = 2(20 - t)
Tính được t = 16,67oC
Vì trong dấu và rượu có cồn mà cồn dãn nở vì nhiệt tốt hơn nước!
Đặt một cốc nước đá ngoài không khí, bạn sẽ thấy thành cốc lấm tấm nước. Chẳng nhẽ nước rỉ ra ngoài? Không phải, đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản mà chúng ta có thể vận dụng để giải thích vì sao sàn nhà thường ẩm ướt trong tiết trời nồm. Khi ta để cốc nước ngoài không khí, nhiệt độ trên thành cốc thấp hơn nhiệt độ môi trường. Do đó, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại, đọng thành giọt trên đó. Ở miền Bắc nước ta, vào mùa xuân, sàn những ngôi nhà xây sát đất thường bị ẩm ướt, dính dấp rất khó chịu. Dân gian gọi đó là hiện tượng “nồm”.
Cơ chế của nó cũng tương tự như hiện tượng cốc nước nói trên. Nghĩa là sàn nhà ẩm ướt do có 2 điều kiện:
1. Không khí có nhiều hơi nước.
2. Nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí.
Sàn nhà không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém. Thế nên nó sẽ làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm sương (nhiệt độ mà tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương), đọng lại thành giọt, lấm tấm trên sàn.
Tuy nhiên, hiện tượng đổ mồ hôi thường chỉ xảy ra ở những ngôi nhà xây sát đất (tầng một, một tầng). Còn ở những ngôi nhà trên cao (tầng hai, tầng ba…), sàn lại không bị ẩm. Đó là do không khí tại những nơi đó ít hơi nước hơn.
Chúng ta có thể tránh hiện tượng này với nguyên tắc chung là tăng nhiệt độ của sàn lên sao cho tương đương với nhiệt độ môi trường. Các bạn có thể tham khảo ý kiến các kiến trúc sư về cách thiết kế sàn nhà, chọn gạch hút ẩm, xây cao và cách ly với mặt đất…
Không nên uống nước lạnh. Lý do đơn giản là vì răng và lợi của chúng ta có rất nhiều mạch máu nhỏ. Và nhiệt độ tăng hoặc giảm quá nhanh có thể làm tổn thương các mạch máu này. Việc này có thể dẫn đến hỏng răng hoặc tổn hại đến thần kinh.
Cụ thể là việc ê buốt răng đấy!
Bài này thi hk2 môn Lý của trg mình lun :
-Sau khi rót nước ra mà đậy nút lại ngay thì nút sẽ bị bật ra vì : Khi ta mở nút để rót nước ra ngoài thì không khí lạnh bên ngoài sẽ chàn vào phích. Sau đó không khí lạnh gặp nóng sẽ nở ra. Lúc đó, nếu ta đậy nút lại ngay thì không khí lạnh sẽ nở ra và làm bật nút phích.
-Để tránh hiện tượng này thì sau khi rót nước ra khỏi phích, ta phải đợi một vài giây rồi mới đậy nút phích lại.
Khi rót nước ra nóng ra khỏi phích thì có một lượng không khí từ bên ngoài tràn vào trong phích, gặp nhiệt độ cao chúng nóng lên, nở ra, gây ra một lực đẩy nút bật lên.
Để tránh hiện tượng này, sau khi rót nước nóng ra khỏi phích, ta nên chờ một lát để cho lượng không khí bên trong phích tràn bớt ra ngoài rồi mới đậy nút vào.
chat ran
chất rắn