K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2019

hỏi google ý nhiều mà 

15 tháng 4 2019

1.

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu

2.

Tôn sư trọng đạo


Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.


3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.

4.

Trọng thầy mới được làm thầy


Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.

5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh


Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.

6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim


Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.

7.

Tầm sư học đạo


Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.


8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa


Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.

9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui


Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.

10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên


Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.

11.

Uống nước nhớ nguồn


Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.

12.

Đi thưa về trình


Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.


13.

Gọi dạ, bảo vâng


Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.


14.

Tiên học lễ hậu học học văn


Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.


15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.


Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.


16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.


Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo


17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên


Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.


18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu


Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.


19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên


Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.


20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy


Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.

Chúc bn học tốt !

10 tháng 4 2021

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình

Y chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

10 tháng 4 2021

Thanks

12 tháng 8 2021

 Tham khảo

    Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình. "Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác" - Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp. Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,… Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương.

 

Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ. Hãy bắt đầu bằng việc nói cảm ơn mỗi khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình. Nếu bạn có thể làm điều đó đối với những người khác thì tại sao lại không thể làm thế với cha mẹ của mình? Hãy giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội, báo đền công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Bên cạnh đó, xã hội cần thức tỉnh và giác ngộ những đứa con ngỗ ngược, không biết ơn cha mẹ,… Hãy trở thành một đứa con hiếu thảo với mẹ cha

12 tháng 8 2021

 Tham khảo

    Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình. "Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác" - Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp. Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,… Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương

10 tháng 4 2021

*Lòng biết ơn

Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.

- Hoặc như ông cha ta đã có những câu tục ngữ, ca dao về lòng biết ơn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

*Ý chí nghị lực

 nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí từ nhỏ đã bị liệt hai tay, nhưng với nghĩ lưucj phi thường đã học viết bằng chân và đã trở thành nhà giáo ưu tú

Bác Hồ đã từng nói : 

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

10 tháng 4 2021

Cảm ơn nhé

2 tháng 9 2018

Tham khảo : ( nguồn : lazi.vn )

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay." Biết ơn " mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được.Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

2 tháng 9 2018

Đất nước chúng ta trải qua hơn bốn nghìn năm đô hộ giặc tàu, tám mươi năm đô hộ giặc tây, gánh chịu bao nhiều thăng trầm. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã được thống nhất, được hòa bình, sống trong yên ấm, nhà nhà hạnh phúc. Tất cả đều nhờ vào sự hi sinh và đổ máu của biết bao anh hùng. Do đó, hãy ghi nhớ công ơn của họ, hãy nhìn về quá khứ để hiểu được thành quả ngày hôm nay. Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống cáo đẹp của dân tộc, một nét văn hóa của Việt Nam đó chính là uống nước nhớ nguồn, đó là ăn quả phải nhớ kẻ trông cây.

Những câu tục ngữ của ông cha xưa để lại cho chúng ta luôn là những lời dạy bảo, nhắc nhở vô cùng đúng và hữu ích. Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là khuyên ta phải luôn có lòng biết ơn và tôn trọng với những người đã hi sinh vì dân tộc, đối với ông bà, tổ tiền với công lao của cha mẹ ta, với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Đây là đạo lý cần được truyền từ đời này sang đời khác, và cần được phát huy gìn giữ

Mỗi người đều có những cách biểu hiện lòng biết ơn, thành kính theo những cách riêng, có thể ngay trong lời nói, hay ở cử chỉ, hành động, hay chỉ là ánh mắt của mình. Chỉ cần bạn có tâm thì ở bất kỳ biểu hiện nào đều đáng quý, đáng trân trọng.

Nhìn lại trang lịch sử đất nước mình ta càng thấy khâm phục con người xưa hơn. Bốn nghìn năm phương Bắc đô hộ, nhằm biến nước ta thành một tỉnh của chúng, chúng mang chữ viết, mang phong tục tập quán, mang nền giáo dục nho học của chúng vào đất nước ta, rồi lại đến bọn thực dân Pháp, bọn đế quốc Mỹ, phát xịt Nhật chúng áp bức, lợi dụng dân ta, muốn biến dân ta thành thuộc địa. Nhưng hãy nhìn ngày hôm nay của chúng ta để thấy được rằng, chúng ta đang là một đất nước độc lập, chúng ta có tiếng nói, có ngôn ngữ, văn hóa, phong tục riêng. Chúng ta được thừa nhận là một dân tộc có lãnh thổ, chủ quyền….Tất cả điều này được đánh đổi bằng chính con người Việt Nam xưa, các vị anh hùng, tầng lớp nông dân, tri thức, người già cho đến phụ nữ, trẻ nhỏ của ngày xưa,…không sợ súng đạn, không sợ thương vong, sẵn sàng một long đuổi tất cả bọn cướp nước bán nước. Công lao đó quá to lớn, vĩ đại, đó chính là một tường thành mãi mãi của thời gian, cột mốc không bao giờ được xóa bỏ, chúng ta cần trân trọng và biết ơn. Hãy hướng về cội nguồn, nơi những người đã khuất đã nằm xuống, hãy để họ mãi sống trong lòng chúng ta.

Mỗi năm, chúng ta đã chúng thường tổ chức ngày tưởng nhớ công lao những người anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7. Chúng ta cũng luôn tổ chức những cuộc tìm kiếm những mộ anh hùng vô danh về với người thân của họ. Chúng ta cũng luôn thăm hỏi, tặng quà, tạo công việc cho những người thương binh, những mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy chỉ là những hành động nhỏ, nhưng đây cũng là một cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Và hơn hết, chúng ta phải nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ. Cha mẹ là những người luôn cho ta những thứ tốt đẹp nhất mà không bao giờ cần chúng ta đến đáp. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, chiu mọi khổ cực, có thể nhường cơm, nhịn đói để lo cho ta được no đủ. Vậy, mỗi đứa con hãy khắc cốt ghi tâm sự hi sinh thầm lặng của cha mẹ. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Lúc đó chính bạn sẽ khiến ba mẹ được ấm lòng và hạnh phúc. Khi cha mẹ về già, nhìn những thành quả bạn gặt hái được sẽ khiến họ vui vẻ khỏe mạnh. Là một đứa con, chỉ cần nụ cười trên đôi môi cha mẹ bạn sẽ thấy hạnh phúc nhường nào, tại sao ngay lúc này bạn không thực hiên?

Và biết ơn với những người giúp đỡ với chúng ta như câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Họ đã sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn, nếu không có họ liệu bạn có vượt qua và thành công không. Lòng biết ơn sẽ giúp cho mối quan hệ giưa người với người trở nên tốt đẹp hơn, tình cảm hơn. Nhưng bạn phải bày tỏ lòng biết ơn bằng chính trái tim của mình, để nó trở nên chân thành và thiêng liêng nhất.

Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều mảng tối, và tồn tại nhiều tệ nạn như phá hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh đạp cha mẹ. Phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình, đã hướng dẫn mình đi đúng đường.…Họ quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc luôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao trong quá khứ, luôn nhớ đến công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, nhớ ơn với những người đã giúp đỡ mình. Thật buồn và đáng tiếc làm sao! Chúng ta cần lên án, phê phán thực trạng này. Cuộc sống sẽ chẳng còn tốt đẹp và ý nghĩa khi chúng ta quên đi sự biết ơn, nó đẩy chúng ta lạc lõng trong xã hội, thật bạc bẽo khi bạn đang sống cuộc sống hôm nay trên mồ hôi, nước mắt và máu của những người đã đi trước mà bạn lại vô tâm không nhớ đến.

Giới trẻ ngày nay, chính là một thế hệ mới đưa đất nước đến tầm cao mới, vậy các bạn đừng bỏ đi truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta hãy làm cháy nồng phong trào anh hùng, tưởng nhớ những người đã khuất, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, và đặc biệt hãy là một người hiếu thảo đối với cha mẹ và người thân…. đây chính là hành động thiết thực nhất mà bạn phải làm. Đừng bỏ qua nó.

Uống nước nhớ nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là nét đẹp, bản sắc, đạo lý của dân tộc Việt. Hãy cùng gìn giữ và quý trọng, hãy sống để tưởng nhớ và biết ơn, hãy mở rộng trái tim của chúng ta để cùng tạo nên nhưng trang sử mới tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.

# MissyGirl #

22 tháng 12 2020

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường, ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy, các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

Thời xưa, cụ Chu Văn An đã từng mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò của cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sư Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi ở bậc dưới, ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi dua giành nhiều hoa điểm tốt; đến thăm, chúc sức khỏe các thầy, các cô,...

 

22 tháng 12 2020

bạn tham khảo nhé

quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta. Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.

  Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy. Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình. Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy”.
3 tháng 5 2022

giúp mình plsssss