K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2016

Bài 1 : 

    a) Trơ tráo : trơ ra một cách lì lợm, ngang ngược,  không hề biết hổ thẹn

      Trơ trẽn : trơ đến mức lố bịch, đáng ghét

       Trơ trọi : lẻ loi một mình, không có ai, không có   gì bên cạnh

b)         Nhanh nhảu : nhanh trong nói năng, việc làm,  không để người khác phải chờ đợi

             Nhanh nhẹn : nhanh trong mọi cử chỉ, động  tác

c) Hùng hổ : hung hăng, dữ tợn, như muốn ra tay ngay

Hùng hậu : mạnh mẽ và đầy đủ ở mọi mặt, mọi phương diện

Hùng hục : dốc hết sức để làm nhưng thiếu suy nghĩ tính toán

Bài 2 :

Từ láy : nao nao,nho nhỏ

=> gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy “nao nao” gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện

7 tháng 10 2016

bn ơi thiếu từ dầu dầu

7 tháng 10 2016

từ láy: nao nao nho nhỏ, sè sè, dầu dầu

Tác dụng: chính xác, tinh tế, gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người.

7 tháng 10 2016

những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. 
- Nét độc đáo của việc sử dụng từ láy: Sử dụng chính xác, tinh tế vừa gợi tả cảnh vật vừa thể hiện được tâm trạng con người:
+ Hai câu đầu: các từ láy nho nhỏ, nao nao vừa biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nho nhỏ, nao nao góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh tao, trong trẻo, êm dịu: một nhịp cầu nhỏ xinh với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà) vừa biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân và sự linh cảm về những điều sắp xảy ra).
+ Hai câu sau: các từ láy sè sè, rầu rầu vừa gợi cảnh thê lương, ảm đạm (từ gợi sè sè gợi tả hình ảnh nấm mộ nhỏ, thấp; rầu rầu gợi màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ) vừa thể hiện tâm trạng con người ( từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). 
+ Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người, làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người (tả cảnh ngụ tình).

23 tháng 7 2018

Từ tượng hình:

+Nao nao

+Nho Nhỏ

+Sè sè

+Chập chờn

Từ tượng thanh

+Rầu rầu

+Ríu rít

=>Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ. Do đó, nó có giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm cao. Khi được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau. Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương.

23 tháng 7 2018

Mk cần giải thik như thế này cơ
VD:nho nhỏ:gợi tả hình ảnh cây cầu rất nhỏ bé
Bn giúp mk mấy cái từ còn lại vs

16 tháng 8 2017

Đặt câu với từ trơ tráo, trơ trẽn, trơ trọi, nhanh nhảu, nhanh nhẹn:

Làm:

+) Đặt câu với từ trơ tráo:

- Thái độ trơ tráo.

+) Đặt câu với từ trơ trẽn:

- Ăn nói trơ trẽn.

+) Đặt câu với từ trơ trọi:

Sau trận bão, giữa vườn chỉ còn trơ trọi một cây nhãn.

+) Đặt câu với từ nhanh nhảu:

- Dáng điệu nhanh nhảu ...

16 tháng 8 2017

- Ăn nói trơ trẽn

- Đã làm sai nhưng anh ấy vẫn có khuôn mặt trơ tráo như ko biết gì

- Cây bàng trơ trọi lá vào mùa thu.

- Bạn ấy luôn nhanh nhẹn trong mọi việc

- Bạn Linh nhanh nhảu trả lời một câu hỏi mà cô giáo đặt ra

21 tháng 2 2020

1. Qua câu tục ngữ, nhân dân khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố theo thứ tự: nước – phân – cần – giống. Đối với nông nghiệp trồng lúa nước, yếu tố quan trọng hàng đầu tất nhiên là nước. 

Kết cấu: song hành, các vế tương đồng.

Nhịp điệu: 2/2/2/2.

Cách lập luận: theo thứ tự quan trọng của các yếu tố trong công việc trồng lúa.

2. D

26 tháng 11 2016

Câu 3:

Những từ dùng chơi chữ : chàng - thiếp - nòng nọc - nghìn

26 tháng 11 2016

Yêu nước không có nghĩa là "đánh đuổi mọi ngoại bang". Yêu một ai là luôn muốn điều tốt cho người đó, chứ không phải là khư khư giữ người ta (nhất là khi mình không có khả năng đem lại hạnh phúc cho họ). Bởi vậy nếu Pháp, Mĩ có xâm chiếm VN, biến VN thành 1 quận, bang của họ mà làm cho người dân ấm no thì cứ để con cháu ta theo họ thôi. Yêu nước cũng không nên bắt nguồn từ nguồn cội, ví dụ như người Đài Loan thế hệ mới hoàn toàn chẳng nên coi mình là người TQ làm gì, họ hoàn toàn có quyền tự hào mình là người Đài Loan, vì nhân dân Đài Loan đã đổ mồ hôi xây dựng đất nước của riêng họ. Người Việt trẻ thế hệ 2 ở nước ngoài cũng hoàn toàn có quyền coi mình không phải là người VN. Đất nước là tập hợp những con người trong cùng 1 lãnh thổ (không cần chung giống nòi). Nếu mỗi người dân tự giác lao động cho thật lành thì nước tự nhiên mà giàu lên thôi. Cần chi mấy chữ "yêu nước" hoa mĩ mị dân đặc tính địa phương đó (nên nhớ lãnh VN cũng là do xâm chiếm, bị xâm chiếm các đất nước khác mà thành thôi, chả thiêng liêng gì hai chữ "đất nước" đâu).

28 tháng 10 2016

*Qua Đèo Ngang:

Muốn nhấn mạnh cái nỗi cô đơn thấm lặng của tác giả qua nhiều từ láy.một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

*Ca Côn Sơn(tương tự nhé)

28 tháng 10 2016

Côn Sơn Ca hay Ca Côn Sơn?

17 tháng 1 2020

Dàn ý Giải thích câu Uống nước nhớ nguồn

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quí giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quí giá.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quí giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quí trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quí hơn thế.

câu 3 : 

Nội dung : 

+  nghĩa đen : ăn quả cây nào nhớ người trồng cây đó

+ nghĩa bóng : khi được hưởng thành quả phải nhớ đến công người gây dựng lên

Dẫn chứng thể hiện nội dung của các câu ca dao : khuyên con người sống theo đạo lý tốt đẹp