K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xưa ngày xưa có 2 anh em

đi trộm được cây khê

bị đại bàng ăn khế

bực minh đại bằng chở đi lấy vàng và

cái kết

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

       Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

      Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

      Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

       Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.


 
       Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

       Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

       Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

       Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sắc màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.


 
       Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

        Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

      Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

      Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.

Xem thêm tại: < nguồn >  : https://loigiaihay.com/ke-lai-chuyen-co-h-cay-khe-c118a21141.html#ixzz5uIAcE6HH

_Tử yên_

9 tháng 2 2018

Tôi tên là Tấm. Mẹ mất sớm, cha tôi ở vậy được hơn một năm thì lấy vợ kế. Dì ghẻ sinh đứa con gái, đặt tên là Cám. Khỉ tôi vừa tròn mười lăm tuổi thì cha tôi qua đời.

 Vốn rất ghét tôi nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà, dì ghẻ đổ cả lên đầu tôi. Chăn trâu, cấy lúa, xay thóc, giã gạo… vừa xong việc này dì bắt làm ngay việc khác; trong khi đó, Cám được rong chơi. Cậy thế mẹ, Cám thường mắng mỏ buộc tôi phải hầu hạ nó. Thui thủi một thân một mình, tôi buồn khổ lắm, nhưng chỉ biết khóc thầm.

 Một hôm, dì ghẻ bảo: “Sáng nay hai đứa ra đổng mò tép, Đứa nào bắt được đầy giỏ, ta sẽ thưởng cho cái yếm đào!". Nghe lời dì nói, tôi mừng thầm và tự nhủ sẽ cố gắng hết sức để đoạt được phần thưởng quý giá mà cô gái nào cũng mơ ước.

 Tôi và Cám mang giỏ cùng đi. Chẳng ngại vất vả, bẩn thiu,  tôi lội xuống ruộng, xuống mương hì hục mò, còn Cám thì cứ nhởn nhơ. Lúc  mặt trời đã lên cao, giỏ của tôi đã gần đầy. Tôi rửa chân tay qua loa rồi lên bờ ngồi nghỉ. Bỗng Cám đến gần bảo: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tưởng thật, tôi lội xuống ao gội đầu thật kĩ.

Xong xuôi, tôi vui vẻ hỏi:  “Cám ơi! Em xem giùm chị đã sạch chưa?”. Không một tiếng trả lời. Tôi ngẩng nhìn bốn phía, chẳng thấy Cám đâu, chỉ có chiếc giỏ của tôi nằm lăn lốc bên vệ cỏ. Tôi mở ra xem, trong giỏ rỗng không. Thì ra Cám đã lừa để trút hết giỏ tép của tôi, mang về nhà trước.

 Vừa tức giận, vừa tủi thân, tôi ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, có một giọng nói trầm ấm vang bên tai tôi: “ Vì sao cháu khóc?”. Tôi ngẩng lên nhìn, trước mặt tôi, Bụt hiện  ra giữa một vầng hào quang lấp lánh. Tôi thuật lại đẩu đuôi câu chuyện, Bụt ân cẩn bảo: “Cháu xem kĩ lại trong giỏ có còn sót con cá nào chăng!”. Tôi ghé mắt nhìn vào thì thấy một con cá bống bé xíu nằm dưới đáy giỏ. Theo lời Bụt dặn, tôi đem con cá bống ấy về thả xuống giếng, mỗi ngày bớt một ít cơm để nuôi nó. Mỗi lần cho ăn, tôi lại gọi bống bằng câu Bụt dạy:

Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

 Bống ngoi lên mặt nước, đớp những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Từ đó, tôi và cá bống trở thành bạn thân. Cá bống ngày một lớn lên trông thấy.

 Để ý thấy tôi sau bữa cơm chiều thường ra giếng gánh nước, dì ghẻ sinh nghi, sai Cám đi rình. Cám nấp sau bụi cây, nghe tôi gọi bống bèn nhẩm theo cho thuộc rồi về kể cho mẹ nghe. Đến tối, dì ghẻ bảo tôi:

 -Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

 Tôi vâng lời, sáng hôm sau dẫn trâu đi ăn  cỏ thật xa. ở nhà, Cám bắt chước tôi gọi bống. Nghe đúng câu hát, bống ngoi lên thì bị dì ghẻ chực sẵn, bắt làm thịt.

 Đến chiều, tôi dắt trâu về. Theo lệ thường, ăn xong tôi lại giấu cơm trong thùng gánh nước đem ra cho bống. Tôi gọi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy bống đâu. Chỉ có một cục máu đỏ tươi nổi lên mặt nước.

 Tôi òa khóc. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt ghe, Bụt bảo : “Con bống của con đã bị người ta ăn thịt mất rồi. Thôi, con hãy nín đi rồi  tìm nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn dưới bốn chân giường con nằm”.

 Tôi tìm khắp xó vườn, góc sân mà không thấy gì cả. Tự nhiên, một con gà cất tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Tôi lấy nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bới đống tro bếp một lúc thì tìm thấy xương bống. Tôi nhặt bỏ vào bốn chiếc lọ nhỏ, chôn dưới bốn chân giường đúng như tời Bụt dặn.

 Tết đến, xuân về, nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ, trai gái nô nức đi xem hội. Mọi người ăn mặc đẹp đẽ, dập dìu tuôn về kỉnh thành như nước chảy. Mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo mớ ba mớ bảy, háo hức đi trẩy hội.

 Thấy tôi cũng muốn đi, dì ghẻ hấm hứ nguýt dài. Chẳng biết nghĩ sao, dì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc rồi bảo: “Mày hãy nhặt cho xong  chỗ gạo này rồi đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở. Tao về mà không có gạo thổi cơm là tao đánh đó!”.

 Nói xong, hai mẹ con Cám đi xem hội. Tôi ngồi nhặt một hồi lâu mà chỉ được chút ít, sốt ruột nghĩ nhặt thế này thì biết bao giờ cho xong ? Biết dì ghẻ độc ác không muốn cho đi xem hội, tôi tủi thân, bật khóc nức nở. Bụt lại hiện ra hỏi: “Ví sao con khóc?”. Tôi chỉ vào cái thúng đựng thóc trộn lẫn gạo rồi kể sự tình. Bụt bảo tôi mang thúng ra đặt giữa sân rồi sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. Tôi sợ chim ăn mất thì Bụt dạy:

 -Con cứ bảo chúng nó thế này: “Rặt rặt xuống nhặt cho tao. Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết”. Chúng sẽ không ăn của con đâu!

 Thoáng chốc, đàn chim sẻ đã nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, không mất một hạt. Nhưng khi chúng đã bay đi rồi, tôi chợt nghĩ mình làm gì có quần áo đẹp mà đi xem hội ?! Tủi thân tủi phận, tôi lại rơi nước mắt. Bụt bảo tôi hãy đào bốn chiếc lọ đựng xương bống ở dưới chân giường lên, sẽ có đủ. Tôi làm đúng theo lời Bụt, quả nhiên điều kì lạ đã xảy ra: Lọ thứ nhất có một bộ áo mớ ba và một cái váy lụa, một yếm lụa đào và chiếc khăn nhiễu. Lọ thứ hai có một đôi hài thêu, đỉ vừa như ỉn. Lọ thứ ba có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt xuống đất thì nó hí vang, to bằng con ngựa thật. Lọ cuối cùng có một bộ yên cương xỉnh xắn.

 Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt rồi tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ quần áo đẹp vào và cưỡi lên lưng ngựa. Ngựa phỉ rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến kinh đô. Lúc ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển người.

 Kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ cắm ngà xuống đất và kêu rống lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem. Họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên, ngắm nghía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xỉnh quá! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!".

 Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu. Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hàỉ nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Lúc tôi bước ra thử, nhìn thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”.

Tôi là người thử cuối cùng. Chân tôi đặt vào hài vừa như ỉn. Tôi mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung. Tôi bước lên kiệu trước vẻ mặt ngơ ngác và hằn học của mẹ con Cám.

 Tôi được sống sung sướng, hạnh phúc bên nhà vua trẻ. Đến ngày giỗ cha, tôi xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người ghen ghét nhưng cố giấu. Dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha. Tôi vừa leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của tôi cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.

 Hổn tôi biến thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển; Cám giặt áo cho vua, đem ra phơi ở bờ rào, tôi hót: “Phơi áo chổng tao, thì phơỉ bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao!”. Rồi tôi bay thẳng vào cung, đậu ở cửa sổ. Nhà vua đang ủ ê, buồn bã, chắc là nhớ thương người vợ bạc mệnh. Thấy tôi cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Một chiếc lổng được làm bằng vàng cho tôi ở. Nhà vua suốt ngày quấn quýt bên tôi, chẳng hỏi han gì đến Cám.

 Nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rổi vứt lông ra vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi thì Cám đặt điều nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì. Ngày hôm sau, từ đám lông chim mọc lên ha.ỉ cây xoan dào thật đẹp. Khi nhà vua đi dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát.

 Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ. Nhân một hôm gió bão, dì ghẻ xúi  nó sai thợ chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Hổn tôi nhập vào khung cửi nên mỗi lần Cám ngồi vào dệt, khung cửi lại phát ra tiếng kêu đầy đe dọa:

Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra!

Cám hoảng hổn mách với mẹ,  dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Hổn tôi náu trong quả thị vàng thơm ấy.

Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm:

  -Thị ơi thị rụng bị bà.Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.

Trái thị liền rụng xuống. Bà lão vui mừng mang về cất vào buồng, thỉnh thoảng lại đem ra ngắm nghía. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thi bước ra, dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm dẻo canh ngon cho bà lão.

 Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại Tôi đang lúi húi làm việc nhà như mọi khỉ thì bà lão bước vào, ôm chầm lấy tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó, bà lão coi tôi như con gái. Tôi giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.

 Ít lâu sau, một hôm có người đàn ông trè tuổi ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy miếng trầu cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi về cung.

 Mẹ con Cám thấy vậy thì hết sức sợ hãi. Cám hỏi tôi làm thế nào để trẻ đẹp được như thế, tôi bảo muốn đẹp thì tôi sẽ giúp. Tôi sai quân hầu nấu một nổi nước sôi, rồi bảo Cám đứng xuống hố. Cám bằng lòng. Lính đổ nước sôi vào hố, Cám chết nhăn răng. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Tôi được sống yên ổn hạnh phúc bên nhà vua. Tình cảm vợ chồng lại càng thắm thiết, mặn nồng hơn trước.

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

21 tháng 1 2018

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.



 

29 tháng 1 2018

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.


 

1 tháng 3 2021

Hai anh em tôi phải gánh chịu nỗi đau thương, mất mát lần thứ hai. Sau khi chôn cất cha già đã ra đi sau cơn bạo bệnh, anh và chị dâu tôi đà ra ở riêng.

Anh tôi tính tình không rộng rãi, nay lại nghe lời vợ nên chỉ cho tôi khoảnh đất nhỏ cùng một cây khế. Buồn vì mồ côi cha mẹ, lại bị anh chị đối xử ghẻ lạnh, tôi chỉ muốn chết cho rồi. Những khi cô đơn cùng quẫn, hình ảnh người cha kính yêu hiện lên trong tâm trí tôi với lời dặn dò thiết tha : "Con phải cố gắng sống lương thiện bằng chính đôi tay của mình. Ở hiền sẽ gặp lành".

Thế là hằng ngày, ngoài việc trồng trọt trên mảnh đất tí tẹo và sòng trong căn chòi ọp ẹp, tôi còn chăm sóc cây khế cẩn thận vì cây khế đó do cha trồng khi tôi còn bé tí. Một buổi sáng đẹp trời, tôi chuẩn bị hái khế mang ra chợ bán thì một đàn chim lạ, không biết từ đâu kéo đến đậu kín cây. Nhìn chúng bới từng quả khế vàng mọng, căng bỏng mà lòng tôi đau nhói. Hết rồi, số phận nghiệt ngã đã an bài, kể cả ông trời cũng không thương tôi thì sống làm gì. Lúc ấy, hồn nhiên tôi nghe con chim to nhất đàn kêu lên : "Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang theo mà đựng". Lòng tôi phấn chấn trở lại, tưởng mình đang nằm mơ.

Đúng giờ, chim Thần chở tôi ra đảo lấy vàng. Nơi đây, vàng bạc châu báu nhiều vô kể. Vốn tính thật thà và lời cha dạy luôn vắng bên tai, tôi lấy đủ số theo lời dặn của chim. Từ đó cuộc sống của tôi đỡ hơn rất nhiều. Anh đến chúc mừng và đề nghị đổi cây khế của tôi với gia tài của anh. Muốn anh giàu có, tôi đã đổi và dặn anh làm y như vậy. Vài hôm sau, tôi nghe tin anh đã chết vì lấy quá nhiều vàng khiến chim bị gãy cánh trên đường bay về.

Thật buồn khi anh đã chết. Đó cũng là một bài học răn đe những kẻ có lòng tham không đáy.

1 tháng 3 2021

sớt mạng đi chế ạ

5 tháng 3 2020

Kể ra thì vai này kể khó lắm bạn ạ vì trong truyện người anh chết rồi bạn ạ nên bạn kể theo lời người em hoặc con chim thì vừa là nhân vật tốt mà vừa dễ kể bạn nhé.

Chúc bạn học tốt.

5 tháng 3 2020

Cha đã mất, tôi là anh lại có gia đình nên phải sống riêng. Vợtôi thật có lí khi bảo rằng gia tài phải là của tôi vì tôi là anh cả, lo hương hỏa cho cha.

Từ đấy, gia đình tôi sống đầy đủ và sung túc với đất đai vườn tược do cha đểlại. Em tôi chỉ có khoảnh đất nhỏ và cây khế già. Có lẽ cũng sống được qua ngày, chú ấy cần cù và chăm chỉ lắm.

Một hôm tôi nghe mọi người trong vùng kháo nhau về sự giàu có của em tôi. Không tin việc ấy, tôi tìm cớ giỗ cha đến thăm nó. Sau khi nghe em kể toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, tôi vội đề nghị em đổi cả gia tài để lấy cây khế của em. Theo lời dặn và làm đúng như em, tôi chăm chút cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Tôi ngồi dưới gốc cây mà than khóc. Quá nhiên con đầu đàn bảo tôi hãy mang túi ba gang để đựng vàng, mỗi quá khế đổi một thỏi vàng. Vợ tôi may túi cả đêm, to thật to, cỡ bảy gang. Hôm sau, ngoài hai túi mang theo nhằm lấy thật nhiều vàng, vợ tôi còn nhét thêm một túi nữa.

Đến đảo, tôi cô hốt đầy cả ba túi, càng nhiều càng tốt. Lúc này, tôi cảm thấy tiếc vì sao không mang theo mười túi. Trên đường về giữa biển, cánh chim xệch sang bên khiến tôi giật mình, vội kéo ba túi vàng nặng trịch sang cánh kia của chim. Chim Thần van nài tôi hãy bỏ bớt. Tôi cũng hơi sợ nhưng nghĩ đến số vàng mà cả đời làm lụng cùng khó có được, uổng lắm.

Không thể gượng nổi, cánh chim còn lại dần nghiêng rồi xụi hẳn xuống. Ban đầu là một túi đã rơi mất, đến túi thứ hai. Cuối cùng, túi thứ ba tôi phải ôm cả vào lòng. Thế là tôi trong trạng thái rơi tự do cùng túi vàng. Và tôi không còn biết gì nữa cả.

28 tháng 1 2018

Trong truyện cổ tích Cây khế, người em thì hiền lành còn người anh thì tham lam, độc ác.
Người anh có dáng người mập mạp Khuôn mặt to bè như cái đĩa. Trên khuôn mặt đó có cặp mắt lươn với hai hàng lông mày chổi xể. Đôi vai u lên đỡ lấy cái cổ thấp ngắn tùn tũn. Những ngón chân, ngón tay của ông ta căng tròn, béo múp như những quả chuối ngự. Cái dáng đi lạch bà lạch bạch như một con vịt bầu già khụ. Ông già đó mặc một bộ quần áo màu mỡ gà, có hai cái túi rộng thùng thình, càng thể hiện rõ cái dáng 'thon thả' của ông ta.
Nhìn kìa! Lão đang lớn tiếng quát nạt đám gia nhân đáng thương làm việc, giọng này khác hẳn lúc lão khẩn khoản xin đổi gia tài kếch xù của mình lấy cây khế. Cái tính tham lam cũng được thấy rõ khi hắn lấy vàng trên đảo hoang. Chim thần bảo may túi ba gang thì hắn bảo vợ may túi sáu gang. Hắn ta chọn những thỏi vàng to nhất, đẹp nhất nhét đầy túi, rồi còn cố cho thêm những túi áo, túi quần.Vậy nên khi trở về, chú chim thần đã không chịu nổi, đã hất cái 'kho vàng' ấy xuống biển. Thế là hết đời tên tham lam.
'Tham thì thâm', lẽ đời là vậy. Bây giờ ông anh này có hối lỗi cũng muộn mất rồi.

Chắc là thế cho mik nha cảm ơn

28 tháng 1 2018
Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người chị dâu.

Bài làm

Thế là đã mấy năm rồi, tôi ở một mình chờ đợi chồng đi lấy vàng trở về. Nhưng đợi mãi, đợi mãi mà không thấy đâu. Có lẽ đây chính là sự trừng phạt dành cho vợ chồng tôi.

Gia đình chồng tôi, bố mẹ mất sớm chẳng để lại được gì cho các con. Nhờ chăm chỉ làm ăm mà hai anh em cũng đủ ăn. Không lâu sau, tôi về làm dâu trưởng trong nhà. Rồi cậu em cũng lấy vợ. Nhưng không hiểu sao, từ khi có gia đình riêng tình cảm giữa hai anh em lạnh nhạt dần. Đến một ngày, do ích kỉ, vợ chồng tôi quyết định chia gia tài. Chúng tôi chỉ chia cho cậu em một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế. Ấy thế mà hai vợ chồng em không kêu ca điều gì. Bẵng di một thời gian, chúng tôi không hề quan tâm đến cậu em ngốc nghếch đấy nữa. Sống trong sung sướng, hưởng thụ vợ chồng tôi quên đi mất người em. Nhưng có một tin làm chúng tôi tò mò, phải để ý. Tự nhiên trong vùng ai cũng bàn tán chuyện em tôi giàu có lạ thường. Băn khoăn và ghen tỵ, tôi giục chồng sang nhà em chơi và dò hỏi. Câu chuyện được nghe lại khiến tôi cũng muốn được giàu có nhanh chóng. Vốn là nhờ cây khế của cậu em. Nhờ công chăm sóc, vun trồng, nó lớn nhanh và ra hoa kết trái. Những chùm quả ngon ngọt được mọi người khen và biết đến. Một hôm, có con chim lạ bay đến. Cứ như thế trong suốt gần một tháng. Cậu em tôi hỏi thì được chim trả lời: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hôm sau, chim lạ giữ đứng lời hứa đưa em tôi đi lấy vàng. Từ đó, vợ chồng người em trở nên giàu có. Biết chuyện, tôi vội vàng cùng chồng bàn mưu kế. Chúng tôi đổi hết gia tài của mình cho người em để lấy căn lều với cây khế. Hai vợ chồng chỉ có một việc là ngồi chờ chim thần đến. Chờ đợi mãi rồi chim thần cũng xuất hiện. Vợ chồng tôi làm y như những gì cậu em kể lại và quả nhiên được chim thần trả lời. Nhưng vì lòng tham mà vợ chồng tôi bàn nhau may một cái túi thật lớn, thật dài. Trong suy tính của tôi thì chỉ nghĩ làm sao cho lấy được nhiều vàng. Và ngày hôm sau, chim thần đến đưa chồng tôi đi. Nhìn theo chồng, tôi gửi gắm bao nhiêu ước vọng…

Một ngày, hai ngày, ba ngày rồi nhiều ngày trôi qua…tôi đợi mãi mà khoogn thấy chồng trở về. Tôi bất an và lo sợ, không biết có chuyện gì xảy ra. Rồi cứ như thế, tôi đợi đã mấy năm nay và chồng tôi thì mãi không về nữa…

Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người anh.

Bài làm

Cây khế chính là nguyên nhân giúp cho vợ chồng chú em tôi trở nên giàu có. Và nó cũng là nguyên nhân khiến cho vợ chồng tôi lao đao…

Tôi là anh cả trong gia đình có hai anh em. Bố mẹ mất sớm chẳng để lại được gì nhưng nhờ chăm lo làm lụng nên hai anh em cũng đủ ăn. Rồi hai anh em cùng lấy vợ. Nhưng cũng từ đó tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa. hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng em. Tôi lấy hết tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói vợ chồng em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em vốn là người thật thà nên kể lại ngọn ngành cho tôi nghe…

Sau khi được tôi chia cho cây khế, em chịu khó làm ăn chăm chỉ. Ngày ngày chăm sóc cây khế thật tốt. Đến khi cây ra hoa kết trái và thu hoạch, em mang ra chợ bán. Cây khế của em lúc nào cũng tốt, sai trĩu quả. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời. Em tôi hỏi thid được chim trả lời: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Em băn khoăn nhưng vẫn may một cái túi đúng ba gang. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em đi lấy vàng. Đặt chân lên đâỏ, có biết bao thứ đá quý, vàng bạc. nhưng em chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, em trở nên giàu có trong vùng.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Mong muốn của vợ chồng tôi được vợ chồng em ưng thuận. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn đợi lâu hươn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả toi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt cậu em. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi mười hai gang. Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân đến đảo tôi đã hoa mát trước bao nhiêu vàng và đá quí. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi mười hai gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ống tay áo và ống quần, rồi buộc chặc lại. Ì ạch mãi tôi mới lếch ra được của hang. Tuy mệt một chút nhưng niền vui lấy được nhiều vàng giúp cho tôi nhiều sức lực. chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Phải tìm cách mới buộc được hết số vàng đó lên mình chim. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tói của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Trời tự nhiên xám xịt, những con sóng biển nhảy chổm lên cao như muốn nuốt chửng tôi và chim thần. Vì bay ngược gió nên chim thần có vẻ rất mệt mỏi. Những túi vàng trên lưng càng làm cho nó thêm nặng nề. Mấy lần chim khuyên bỏ bớt vàng đi nhưng tôi không chịu. Thế là một cơn gió thổi mạnh khiến cánh chim chao đảo, nghiêng mình và trong chớp mắt tôi thấy mình bỗng rơi tự do. Tôi choáng ngợp trước mặt biển rộng lớn, dữ dội đang đợi mình dưới kia…

Có lẽ không thấy tôi trở về, vợ tôi sẽ khóc hết nước mắt. Còn em tôi sẽ không biết rằng, tôi đã tự đào hố chôn mình…Thật đáng tiếc cho những kẻ có lòng tham.

Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của con chim Phượng hoàng.

Bài làm

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hằng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai khĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăm mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

- Hỡi chim lạ, sao ngươi lại ăn khế của tôi?

Ta bèn trả lời:

- Ta thấy cây khế của nhà ngươi quả rất sai và ngọt. Ngươi không thể cho ta một vài quả được ư?

Chàng trai trả lời ta rất lễ phép.

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăm khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

Ta lại hỏi:

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khổ gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

- Không giấu gì chim, cha mẹ mất đi, anh trai tôi vì quá tham lam nên đã tự ý chia gia tài mà cha mẹ để lại. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và một cây khế ngọt trong vườn. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh sống sung túc lắm. Nhưng anh chẳng hề để ý gì đến đứa em nghèo khổ như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện này, nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm cũi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông. Cây khế đậu rất nhiều quả ngọt như chim thấy.

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng rồi cắp khế bay đi.

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh.

Tuy thấy nhiều vàng nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Anh trai của chàng thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Là người thật thà nên người em đã kể hết mọi chuyện. Nghe xong, anh tôi nằng nặc đòi dổi hết gia tài của anh lấy mảnh vườn và cây khế của tôi. Thấy anh cương quyết nên tôi đồng ý. Từ khi có cây khế, anh tôi chỉ mong chờ ngày ta đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng.

Nhờ có thần lực nên mọi chuyện không qua được mắt ta. Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây vợ chồng anh đã la lên ầm ỹ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang để đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cố gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do qua nặng đến giữa biển Đông, ta kêu anh bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người em.

Bài làm

Tôi là người em trong câu chuyện Cây khế. Trước đây, cuộc sống của tôi rất nghèo khổ chứ không được sung túc như bây giờ. Tất cả sự thay đổi này là một kì duyên.

Gia đình tôi có hai anh em. Cha mẹ mất sớm, anh trai lại không thương yêu lo lắng cho tôi bởi lòng tham đã làm anh mờ mắt. Anh tự ý chia gia tài mà cha mẹ để lại cho chúng tôi. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và một cây khế ngọt trong vườn. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh sống sung túc lắm. Nhưng anh chẳng hề để ý gì đến đứa em nghèo khổ như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện này, nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm cũi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông. Cây khế đậu rất nhiều quả ngọt. Nhưng khổ nỗi, thỉnh thoảng hay có một con chim lạ đến vườn tôi ăn khế. Con chim đó rất to. Nó khoát lên mình một bộ lông vàng óng ánh. Trông rất đẹp. Tôi không nỡ xua đuổi hay làm hại chim mà chỉ lên tiếng than cảnh túng thiếu, van xin chim đừng phá cây. Kì lạ thay, con chim đáp lại tôi bằng tiếng người:

- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thấy chuyện kì lạ nên tôi thử làm theo lời chim thần. Tôi tìm kiếm các mảnh vải vụn trong nhà, may được một chiếc túi ba gang. Y hẹn, chim bay đến đưa tôi đi. Chim đưa tôi bay qua biển Đông, đến một hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh như màu lông của chim vậy. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng làm người chớ nên tham lam. Tôi chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi lên lưng chim thần bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của tôi khấm khá hươn rất nhiều. Anh trai tôi thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Tôi nghĩ dù anh có làm gì cũng vẫn là anh của mình nên thật thà kể hết mọi chuyện. Nghe xong, anh tôi nằng nặc đòi dổi hết gia tài của anh lấy mảnh vườn và cây khế của tôi. Thấy anh cương quyết nên tôi đồng ý. Từ khi có cây khế, anh tôi chỉ mong chờ ngày chim lạ đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng. Rồi ngày đó cũng đến, chim thần vừa đậu xuồng thân cây vợ chồng anh đã la lên ầm ỹ. Chim thần vẫn như lệ cũ dăn anh may túi ba gang để đi lấy vàng. Anh tôi chỉ chờ có thế, anh liền may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng anh tôi tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cố gắng lắm chim thần mới cất cánh nổi. Nhưng do qua nặng đến giữa biển Đông, chim thần kêu anh bỏ bớt vàng đi nhưng anh không chịu. Đuối sức, chim thần liền hất anh tôi xuống biển. Thật đau xót. Anh tôi vì quá tham lam nên giờ phải vong mạng. Mỗi lần nghĩ đến chuyện này tôi đều cảm thấy rất buồn. Tất cả chỉ tại sự tham lam.

Kể lại truyện Cây Khế.

Bài làm

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ không may mất sớm. Họ rất yêu thương, đùm bọc nhau. Thời gian thấm thoát trôi, hai anh em đều lấy vợ. Họ thấy không thể ở chung với nhau được nên đã chia gia tài. Người anh vốn dĩ rất tham lam đã chiếm hết tất cả chỉ chia cho người em một túp lều và mảnh vườn có cây khế ngọt. Nhưng người em cũng không chút phàn nàn, mà chăm chỉ làm ăn.

Đến mùa, nhờ sự chăm sóc của người em. Cây khế bỗng sai quả lạ kì. Hai vợ chồng người em vô cùng mừng rỡ vì nghĩ rằng mình sẽ đem bán khế đổi lấy gạo ăn. Bỗng nhiên, từ đâu bay tới một con chim Phượng hoàng. Nó ăn hết khế của người em. Người em không biết phải làm sao, chỉ biết khóc và van xin chim đừng ăn khế của mình: Chim ơi chim đừng ăn khế của tôi nữa, nếu chim ăn hết khế thì tôi sẽ chết đói mất. Chim thấy thế liền trả lời:

Ăn một quả trả cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng

Người em nghe chim nói vậy thì thôi không khóc nữa và nghe theo lời chim, may đúng túi ba gang.

Hôm sau, chim đến bảo người em ngồi lên lưng mình rồi đưa người em bay đi. Bay mãi, bay mãi qua biết bao nhiêu làng mạc, núi đồi, sông suối rồi đến một hoang đảo xa xôi. Chim hạ cánh bảo người em xuống lấy vàng bạc, châu báu mang về. Người em vô cùng kinh ngạc vì chưa bao giờ được nhìn thấy nhiều vàng bạc, châu báu như vậy. mãi ngắm nhìn, người em quên cả việc lấy vàng mang về, mãi đến khi chim giục, người em mới vội vàng lấy mỗi thứ một ít cho vào túi rồi lên lưng Phượng hoàng ra về. Chim thấy vậy bảo người em lấy thêm nhưng người em cũng không lấy vì sợ đường về xa chim sẽ bị mệt. Thế rồi người em cùng chim lên đường trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có và mang tiền của chim chia cho những người nghèo khổ.

Lại nói đến vợ chồng người anh. Họ thấy em trở nên giàu có thì vô cùng tức giận và ghen ghét. Một hôm, người anh sang chơi và đòi người em đổi cho mình lấy cây khế, còn người em lấy hết nhà cửa, ruộng vườn của mình. Người em vui vẻ bằng lòng đổi cho anh.

Năm sau, cây khế cúng sai trĩu quả. Chim Phượng hoàng lại đến ăn khế.

Hai vợ chồng người anh giả vờ khóc lóc van xin chim đừng ăn khế. Chim nói:

Ăn một quả trả cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng

Người anh mừng quýnh lên, chạy vội vào nhà may ngay một túi sáu gang để đựng được nhiều vàng và ngồi chờ chim Phượng hoàng đến đón đi.

Hôm sau, chim đến đón người anh ra hoang đảo xa xôi. Người anh sung sướng quá lấy thật nhiều vàng bạc, chau báu đầy túi sáu gang và nhét hết cả vào người mình mới chịu về.

Đến giữa đường, chim càng bay càng thấy nặng, chim bảo vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng không nghe. Nói mãi, người anh vẫn không chịu, chim cố hết sức cũng không thể bay được nữa. Đến giữa biển, chim tức mình hất người anh rơi xuống, người anh ân hận van xin chim cứu nhưng đã muộn. Chim bay đi còn người anh ôm túi vàng chìm sâu xuống biển.

Sắp xếp các sự việc trong truyện cổ tích Cây Khế thành cốt truyện.

Bài làm

- Có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm.

- Người anh tham lam chiếm hết tất cả, chỉ chia cho người em một túp lều và mảnh vườn có cây khế ngọt.

- Năm ấy, khế được mùa người em rất vui mừng.

- Một hôm, có con chim Phượng hoàng bay đến ăn hết khế, thấy vậy người em khóc và được chim mách:

Ăn một quả trả cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng

- Nghe lời chim từ đó người em trở nên giàu có.

- Người anh thấy vậy đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế, người em đồng ý đổi.

- Mùa sau, cây khế lại sai quả, chim lại tới ăn và cũng mách người anh như vậy nhưng người anh may túi sáu gang.

- Người anh tham lam lấy qua nhiều vàng dắt đầy vào người. Chim bảo vứt bớt đi cho nhẹ nhưng không nghe, chim bực tức liền hất người anh xuống biển.

1 tháng 3 2021

Các bạn nhớ làm nhanh cho mình trong ngày hôm nay nhé

1 tháng 3 2021

tớ chuẩn bị hết hạn làm bài ồi

Ai đã một lần đến vườn nhà tôi đều quan sát và trầm trồ khen ngợi cây khế ở vườn nhà. Nó là dấu ấn trong cuộc đời tôi. Nhìn cây khế tôi nhớ về câu chuyện buồn giữa tôi và người anh ruột của tôi đã vĩnh viễn ra đi.

Ngày ấy, tôi rất mến anh trai. Khi cha mẹ tôi qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Tôi chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, tôi chỉ ngày ngày chắm chút cho cây, mong cây đơm quả ngọt. Cây không phụ lòng tôi, khế xanh và lớn nhanh trông thấy. Rồi một ngày kia, cây trổ hoa. Ôi! Những chùm hoa khế mới đẹp làm sao! Tôi cứ cần mẫn chăm cây và mong cây đơm hoa kết trái. Sự mong chờ đón đợi của tôi cũng đến. Từng chùm quả vàng đã chíu chít trên cành. Nhờ có cây khế mà vợ chồng tôi sống được qua ngày. Một hôm nọ, tôi nhìn thấy một con chim lạ đậu trên cành cây, nó ăn hết quả này đến quả khác. Tôi sốt ruột vô cùng nhưng cũng chẳng đành lòng xua đuổi chim đi. Tôi chỉ đứng dưới gốc cây than thở với chim: Gia tài tôi chỉ có cây khế này, chim ăn hết tôi sống làm sao? Chim bỗng kêu lên:

Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng.

Nghe lời chim lạ, tôi bảo vợ tìm vải cũ may cái túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà tôi bảo tôi ngồi lên lưng nó để đi lấy vàng. Chim chở tôi đi đến đảo vàng. Ngồi trên lưng chim, tôi nhìn thấy trời, thấy biển, thấy đồng ruộng phì nhiêu. Đến nơi, chim hạ cánh và bảo tôi nhặt vàng bỏ vào túi để chim chở về. Tôi làm theo lời chim dặn, chỉ lấy vàng bỏ vào vừa đủ túi ba gang. Tôi được chim chở về. Nhờ có số vàng ấy, gia đình tôi được sống sung túc hơn.

Ăn khế trả vàng

Thấy gia đình tôi làm ăn khấm khá, anh trai sang hỏi xem sao. Tôi thật lòng kể lại chuyện lạ cho anh nghe. Anh bảo tôi phải đổi cây khế lấy nhà cửa ruộng vườn của anh. Tôi vốn chiều lòng anh nên nhất nhất nghe theo. Hằng ngày, anh cứ chăm bắm ngồi dưới gốc để trông chờ chim lạ. Hôm nọ, chim lạ đến ăn khế. Anh cũng than thở như tôi. Chim cũng kêu lên như lần trước. Anh mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim cũng đến chở anh đi lấy vàng. Đến đảo vàng, anh lấy vàng bỏ đầy túi rồi nhét thêm vào bụng, vào lưng. Anh ì ạch leo lên lưng chim để được chở về. Dọc đường bay, chim thấy nặng nên bảo anh bỏ bớt vàng xuống. Anh không nghe lời chim, mặc cho lời yêu cầu của chim lạ. Bay giữa biển, chim mỏi cánh nên chao đảo. Anh vẫn khư khư ôm lấy túi vàng. Thế là anh và túi vàng nặng trịch ấy rơi tõm xuống biển.

Tuy anh tham lam, xem nhẹ tình anh em, nhưng đối với tôi, tình thâm nghĩa nặng làm sao tôi quên được. Tôi nghĩ rẳng: giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu đến nỗi có kết cục bi thương như thế.

30 tháng 1 2019

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

30 tháng 1 2019

1.

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

2.Bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng ai mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Ngày nay môi trường bị ô nhiễm không chỉ bởi khói bụi, hiệu ứng nhà kính mà môi trường còn bị ô nhiễm bởi sự vứt rác bừa bãi của mọi người. Bảo vệ môi trường vô cùng cần thiết vì môi trường sạch sẽ mang lại cho chúng ta không khí trong lành, sức khỏe cho mọi người. Hàng tuần, nhà trường tổ chức tổng vệ sinh lớp học. Mỗi bạn đều chuẩn bị khẩu trang, theo sự phân công các bạn trong lớp đi lấy dụng cụ lao động: chổi, xẻng hót rác, xô đựng nước, chổi lau nhà. Cô giáo giao cho tổ chúng em nhặt rác xung quanh lớp, lau sàn lớp.... Các bạn nữ trong tổ lau sàn lớp, giặt giẻ lau bảng, lau bàn học, quét lớp. Các bạn nam kê lại bàn ghế gọn gàng. Chỉ sau 45 phút, lớp học của chúng em đã sạch sẽ, sáng sủa. Các bạn đều nhanh nhẹn khẩn trương hoàn thành công việc được giao. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng trên khuôn mặt ai cũng hiện rõ niềm vui vì vừa làm được việc tốt góp phần làm cho lớp học khang trang, sạch sẽ.

Học tốt

15 tháng 8 2018

Mình lười ghi lắm hay cho bạn mở đầu nè :

Bởi cái tính tham lam của tôi mà tôi phải nhận kết cục như vậy! Tôi còn sống để ngồi đây kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe đều nhờ vào người em út của tôi. Người em mà xưa nay tôi không coi nó ra gì. Thôi không dài dòng nữa vào câu chuyện mà tôi định kể để hiểu rõ hơn nhé. Cau chuyện tên : Cây khế

15 tháng 8 2018

ko chep mang ko chep sach thi tu di ma nghi di than vo lin da nao loz