Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vote đã từng nói: "Chân lí cuối cùng trên cuộc đời vẫn là tình yêu. Yêu là còn sống và còn sống là còn yêu". Phải vậy, tình yêu vẫn luôn là khúc ca ngọt ngào của muôn đời. Chừng nào con người còn hơi thở, còn khao khát thì trái tim sẽ không thôi rung động vì những cảm xúc yêu thương.
Con người nói nhiều về tình yêu: tình yêu tuổi thanh xuân, tình yêu tuổi trung niên, tình yêu tuổi già. Nhưng có một vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay thu hút rất lớn sự quan tâm của dư luận, đó là tình yêu tuổi học trò. Theo quan điểm của riêng tôi, tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.
Người ta vẫn gọi những tình cảm tinh khôi đó là những "rung động đầu đời". Trong đời học sinh, có lẽ đã hơn một lần bạn cảm thấy "rung động" trước một ai đó. Trước những cử chỉ quan tâm, một ánh mắt nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới cũng có thể khiến trái tim bạn rung lên những cảm xúc của tình yêu.
Bạn có thể đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu. Người ấy luôn hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn, bạn luôn quan tâm đến người ấy từng li từng tí. Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn. Đó là những biểu hiện của tình yêu nhưng chưa hẳn là tình yêu đích thực.
Ở tuổi học trò chúng ta, tình yêu không phải là điều xấu. Đó là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người. Có rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối về những tình cảm trong sáng đó khi đã qua rồi thời tuổi học trò. Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng, nâng niu những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc.
Tuy nhiên, ở tuổi học trò, tình yêu không phải là tất cả. Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của chúng ta vẫn là học, là xây dựng tương lai. Mỗi ngày bạn như một con ong cần mẫn hút mật để xây dựng tương lai của mình, để cuộc đời tỏa hương thơm ngát. Nhưng chỉ một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm tòa lâu đài tương lai của bạn sụp đổ.
Trong giới học trò hiện nay, tình yêu dường như đã len lỏi rất sâu vào thế giới học đường. Có rất nhiều bạn học sinh đã đi quá giới hạn của tình yêu tuổi học trò và đã đánh mất đi ý nghĩa cao đẹp của tuổi học trò. Họ đã đánh mất cuộc đời trong những giây phút bồng bột nhất thời. Họ đã để lại kỉ niệm thời học trò một tì vết không dễ gì xóa bỏ được.
Nhưng tình yêu tuổi học trò không hẳn là tiêu cực. Tình yêu tuổi học trò đã chắp cánh cho rất nhiều đôi bạn cùng nhau bước chân vào giảng đường đại học. Họ đã xây dựng cho mình một tình yêu đẹp, trong sáng, và đẹp đẽ. Đó là điều rất đáng trân trọng.
Tóm lại, tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời rất đáng yêu, rất tinh khôi. Nhưng vì là "rung động đầu đời" nên thường không đủ chín chắn để duy trì lâu dài. Tình cảm ấy đọng lại trong con người những kí ức đẹp đẽ về một thời tuổi học trò.
Tình yêu là vấn đề của muôn đời. Từ xa xưa đến mai sau, có lẽ nhịp đập của trái tim con người vẫn cứ bồi hồi, xao xuyến, khắc khoải, thao thức… như thế trước tiếng gọi của tình yêu. Nhưng quan niệm và cách ứng xử trong tình yêu thì chắc chắn sẽ có những đổi thay theo từng thời đại.
Trong bối cảnh cuộc sống hiện nay, có khá nhiều điều cần phải bàn luận, suy ngẫm về tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ với tình yêu. So với các thế hệ trước, con người hiện đại đã có được sự bình đẳng, tự do trong tình yêu. Họ không còn phải chịu cảnh "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy"; cũng không bị trói buộc bởi các hủ tục xã hội khắt khe như thời xưa. Hầu hết mọi người được tự do lựa chọn và có thể chủ động trong việc kiếm tìm hạnh phúc.
Chúng ta không còn phải chứng kiến nỗi đau khổ của lứa đôi yêu nhau tha thiết mà không được nên vợ nên chồng chỉ vì sự cách biệt về tài sản, đẳng cấp. Người phụ nữ cũng không còn phải nếm trải nỗi khổ vì thân phận lệ thuộc "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"; hoặc "Em thương anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa - Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời"…
Thậm chí, sau khi kết hôn, nếu tình yêu không còn, họ có thể chia tay và đi tìm hạnh phúc mới mà không phải gánh chịu "búa rìu dư luận" nghiệt ngã như thời xưa "Nứa trôi sông không dập thì gãy - Gái chồng rẫy không chứng nọ cũng tật kia…". Nhưng cũng chính môi trường của cuộc sống hiện đại đã làm nảy sinh không ít quan niệm lệch lạc và nhiều hiện tượng chưa đẹp trong tình yêu.
Hình như chuyện đến và đi trong tình yêu có chiều hướng ngày càng dễ dãi và không hiếm bạn trẻ thay đổi người yêu như thay áo. Nhiều bạn yêu theo "trào lưu": lớp mình, trường mình có các đôi cặp kè thì mình cũng thế cho khỏi "tụt hậu". Có người coi việc chinh phục được đối tượng là một chiến tích, càng nhiều "chiến công" càng tự hào về tài "chinh chiến" của mình!
câu 1 :
Bài văn biểu lộ cảm xúc của tác giả khi xa trường xa bạn bè và thầy cô trong những tháng hè.
Lý do:
+ Mỗi kỉ niệm dưới gốc cây phượng lấy cánh phượng ép vào trang vở hoặc sổ
+ tên gọi thân thuộc gắn liền với tuổi học trò
+ hè đến là lúc phượng ra hoa và lúc đó là lúc chia tay
tình cảm bài văn thể hiện tình cảm buồn nhớ khi phải xa trường xa bạn.
vai trò của miêu tả làm nổi bật tình cảm của tác giả
vì hoa phượng gắn bó với những buồn vui của tuổi học trò.
biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp
Văn miêu tả | Văn biểu cảm |
Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt. | Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống. |
TK:
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao,dân ca.Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về Công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
Mk chưa chắc là đúng
Thể hiện tình cảm nhớ tuổi học trò. Vai trò bộc lộ :bộc lộ cảm xúc vì tác giả xem hoa học trò gắn bó với tuổi thơ người học trò.biểu cảm trong bài thơ là: gián tiếp.
Các bước làm bvăn biểu cảm:
+Tìm hiểu đề và tìm ý
+Lập dàn ý
+Viết bài
+Sửa bài
NHận xét về cách bieur đạt tình cảm của nhà văn: Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn. Hay nói cách khác, những tình cảm ấy tạo nên giá trị cho bài văn.
uan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy”.
;3
Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.
Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.
Cuộc đời của mỗi chúng ta chắc chắn sẽ không thể phát triển, chắc chắn sẽ vô ích nếu như không có sự nuôi dưỡng và giáo dục. Vốn tạo hóa đã sinh ra như vậy, là con người, ai cũng có cha, có mẹ, có bạn bè, có người thân. Chúng ta được hưởng công ơn sinh thành, được hưởng sự nuôi dưỡng của cha mẹ để lớn lên từng ngày, được sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân để sống tốt hơn, phát triển hơn. Thế nhưng, chúng ta còn được hưởng một thứ vô cùng to lớn, vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương, sự giáo dục, dạy dỗ của những người thầy giáo, cô giáo trong những mái trường thân thương. Đối với chúng em, đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và quý giá. Nó theo chúng em ngay từ những ngày còn thơ ấu, từ những ngày mới học con chữ đầu tiên. Hình ảnh người thầy, cô giáo đã xuất hiện trong chúng em ngay từ những ngày em tập đọc, tập viết. Có ai thử tưởng tượng đến hình ảnh những người thầy đêm đêm thao thức với ngọn đèn dò từng chữ một trên bài làm của học sinh, soạn ra những bài học, những kiến thức mới chuẩn bị cho tiết giảng của ngày hôm sau, hay tìm ra những phương pháp, cách dạy, cách học tốt nhất nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt hơn. Có ai tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, đôi mắt hướng cái nhìn trìu mến về phía học sinh của mình.
Thầy cô vất vả, cực nhọc vì học trò là thế, vậy mà lắm khi chúng em lại gây ra những điều sai trái khiến thầy cô lại phải lo lắng, bận lòng. Lắm khi chúng em không trật tự nghe giảng, lắm khi chúng em nói năng vô lễ, hành xử sai trái khiến thầy cô phải suy nghĩ, nhắc nhở. Thế nhưng, tình cảm của thầy cô đối với chúng em cũng không vì thế mà phai nhạt, tình cảm ấy cứ mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn.
Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!
Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa.
Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa.