K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

28 tháng 11 2017

Nếu những câu thơ đầu tiên của Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau thì ba câu thơ cuối chính là nhãn tự của cả bài, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽ, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.

2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.

3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...

4 tháng 1 2022

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.Nêu vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần kết của tác phẩm.

II. Thân bài:

- Đoạn cuối nói về biểu tượng của tình đồng chí

- Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

- Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.

- Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.

- “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
11 tháng 9 2017

Ba câu thơ cuối là là biểu tượng về tình đồng chí:

- Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính: rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo

- Những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế chủ động “chờ giặc tới”

- Tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu.

- Hình ảnh cuối bài là kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạn:

    + Người lính – súng – vầng trăng

    + Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm

    + Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết chiến vì đất nước

- Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.

28 tháng 2 2023

Sử dụng phép tu từ nhân hóa.

Tác dụng:

- Làm cho hành động của sự vật "sương" trong cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Thể hiện sâu sắc sự cố ý chậm lại của sương, không đi nhanh chóng vội vã mà từ từ đến với đất trời cùng mùa thua.

Một câu thơ: Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Trong "Viếng lăng Bác" nói về đức tính cây tre).