K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 10 2018

a. 

- Từ tượng thanh: rì rầm

- Từ tượng hình: phấp phới, bát ngát

=> Tác dụng: Diễn tả niềm vui ngập tràn của tác giả khi nhìn ngắm đất nước được độc lập, nước nhà như được thay da đổi thịt, cảm thấy tự do, tràn trề nhựa sống. Đồng thời câu thơ cuối bài với từ tượng thanh "rì rầm" cũng cho thấy niềm tự hào, niềm biết ơn của tác giả trước những tấm gương hi sinh anh dũng.

b. 

- Từ tượng hình: lô xô, nhấp nhô

=> Tác dụng: diễn tả hình ảnh người lính hành quân ở Trường Sơn với lực lượng hùng hậu và khí thế hừng hực (đoàn quân đi mà như sóng lượn nhấp nhô, tung bay bụi khói)

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

17 tháng 7 2021

- Tạo âm hưởng nhịp nhàng uyển chuyển

- Miêu tả cảnh đẹp núi rùng VB, và tâm trạng của người chiến sĩ trước vẻ đẹp núi rừng

17 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

Tác dụng của điệp ngữ là: lm nổi bật ý, nhấn mạnh ý. Cụ thể là trong đoạn văn trên điệp ngữ có tác dung:

- nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên của tác giả

- nhấn mạnh rõ sự quyến luyến khi phải rời xa Việt Bắc

- làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên tình tứ của Việt Bắc

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

     - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các cành nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXBTổng hợp TP HCM)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 2: Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu văn: Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

Câu 3: Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

0
Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần...
Đọc tiếp

Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

TÓM TẮT CÂU TRUYỆN TRÊN

GIÚP MÌNH VỚI Ạ 

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒIMột ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

     - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các cành nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXBTổng hợp TP HCM)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 2: Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu văn: Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

Câu 3: Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

0
3 tháng 3 2023

OMG!!!

4 tháng 3 2023

Câu 3 em ghi rõ nguồn nhé!

                                                Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,...
Đọc tiếp

                                                Ngọn gió và cây sồi 

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các 
sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây 
cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, 
không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên 
cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn 
giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: 
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? 
Cây sồi từ tốn trả lời: 
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch 
đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. 
Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm 
nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cám ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông 
đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. 
(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011) 
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. 
Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.” 

4
11 tháng 7 2021

1. PTBDC: Tự sự

BPTT: Nhân hóa

Tác dụng: Làm cho cây sồi và ngọn gió trở nên sinh động, giúp người đọc dễ hình dung ra câu chuyện hơn, 2 nhân vật được lấy để cho người đọc thông điệp về khả năng chịu đựng và khả năng của bản thân

2. Trợ từ: Chính

Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa cho câu, làm cho câu văn trở nên sinh động và sâu sắc hơn

a, PTBĐchính: tự sự,miêu tả,(BPTT)chủ yếu là nhân hóa. Nhân hóa làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đồng thời, mượn hình ảnh của cây sồi, của ngọn gió, muốn nói đến ý chí, nghi lực trong mỗi con người.

b)trợ từ ''chính'' tác dụng,Nhấn mạnh lí do vì sao mà nhân vật "tôi" chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình

Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:Ngọn gió và cây sồiMột ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng....
Đọc tiếp

Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

1
28 tháng 8 2016
  • Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
    • Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
    • Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh.
    • Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 
  • Bài học giáo dục từ câu chuyện.
    • Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây). 
    • Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi). 
  • Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: 
    • Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống. 
    • Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.