K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 7 KỲ II

Câu 1: Sự sinh sản của cá giống ếch ở điểm nào?

a) Thụ tinh ngoài

b) Có hiện tượng ghép đôi.

c) Số trứng ít.

d) Hô hấp bằng mang.

e) Cả a và b.

Câu 2: Sự sinh sản của ếch khác cá ở điểm nào?

a) Thụ tinh ngoài.

b) Có hiện tượng ghép đôi.

c) Số trứng ít.

d) Hô hấp bằng mang.

e) Cả b và c.

Câu 3: Cấu tạo của nòng nọc giống cá ở những điểm:

a) Đuôi dài, hô hấp bằng mang.

b) Có cơ quan đường bên.

c) Hệ tuần hoàn một vòng, tim hai ngăn.

d) Cả a và c.

Câu 4: Hãy điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp :

Ếch cái đẻ đến đâu ếch đực ngồi trên …..(1)……… đến đó. Sự thụ tinh diễn ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự…..(2)….. Trứng nổi thành từng đám rồi nở thành….(3)... Sự phát triển của ếch trải qua quá trình có…..(4)….

Câu 5: Quá trình hô hấp của ếch được thực hiện nhờ:

a) Sự nâng hạ của thềm miệng.

b) Sự đóng mở của xương nắp mang.

c) Sự co giãn của cơ liên sườn.

d) Cả a và b.

Câu 6: Ếch là động vật có nhiệt độ như thế nào so với môi trường sống?

a) Nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống.

b) Nhiệt đô không phụ thuộc vào môi trường sống.

c) Cả a và b.

Câu 7: Ếch có mấy hình thức di chuyển?

a) 1 c) 3

b) 2 d) 4

Câu 8 Phổi thằn lằn hoàn chỉnh hơn phổi ếch ở chỗ:

a) Số vách ngăn mặt trong phổi nhiều hơn.

b) Sự xuất hiện của các cơ giữa sườn.

c) Không có sự hô hấp bằng da.

d) Cả a, b,c.

Câu 9: Động tác hô hấp của thằn lằn được thực hiện bằng cách:

a) Nâng, hạ của thềm miệng.

b) Thay đổi thể tích lồng ngực do sự co giãn của cơ liên sườn.

c) Cả a và b đúng.

d) Cả a và b sai.

Câu 10: Tim thằn lằn giống tim ếch ở chỗ:

a) Tâm thất có thêm vách ngăn hụt.

b) Máu giàu oxi.

c) Tim có 3 ngăn( 2 tâm nhĩ và một tâm thất).

d) Cả 3 câu trên sai.

Câu 11: Máu pha đi nuôi cơ thể ở thằn lằn và ếch là:

a) Sự pha trộn giữa máu đỏ tươi và máu đỏ thẫm.

b) Sự pha trộn giữa máu và khí oxi.

c) Sự pha trộn giữa máu và khí cacbonic.

d) Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 12: Nước tiểu của thằn lằn đặc, có màu trắng đục, không hòa tan trong nước là do:

a) Có bóng đái lớn.

b) Có thêm phần ruột già.

c) Xoang huyệt có khả năng hấp thu nước.

d) Thằn lằn không uống nước.

Câu 13: Cơ quan sinh dục của thằn lằn khác ếch ở chỗ:

a) Thằn lằn đẻ trứng ở cạn. Ếch đẻ trứng ở nước.

b) Thằn lằn thụ tinh trong. Ếch thụ tinh ngoài.

c) Thằn lằn có cơ quan giao phối. Ếch không có cơ quan giao phối.

d) Trứng thằn lằn giàu noãn hoàng. Trứng ếch nghèo noãn hoàng.

Câu 14: Cơ quan sinh dục của thằn lằn giống ếch ở chỗ:

a) Con cái có buồng trứng, con đực có tinh hoàn.

b) Đều có cơ quan giao phối.

c) Hợp tử được hình thành do tinh trùng của con đực đến thụ tinh với trứng con cái.

d) Cả 3 câu trên đúng.

Câu 15: Trong quá trình lớn lên thằn lằn khác ếch ở chỗ:

a) Thằn lằn sống ở trên cạn. Ếch sống ở nước và cạn.

b) Thằn lằn có trứng nở trên cạn. Ếch có trứng nở dưới nước.

c) Thằn lằn phát triển qua nhiều lần lột xác. Ếch phát triển qua biến thái hoàn toàn.

d) Cả ba câu trân đều sai.

Câu 16:Nếu cắt bỏ não trước, thằn lằn sẽ:

a) Không nhận biết được những tín hiệu báo nguy hiểm.

b) Không tự ăn mồi được.

c) Câu a,b đúng.

d) Câu a, b sai.

Câu 17: Da thằn lằn khác da ếch ở chỗ:

a) Da thằn lằn khô có vảy sừng bao bọc . Da ếch trơn, có tuyến nhờn.

b) Da thằn lằn có thể nứt và bong ra( lột xác). Ếch không lột xác.

c) Cả hai câu a, b đúng.

d) Cả hai câu a, b sai.

Câu 18: Thằn lằn có 8 đốt xương cổ đảm bảo cho:

a) Đầu cử động linh hoạt.

b) Phát huy được các giác quan nằm trên đầu.

c) Tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

d) Cả a,b,c đúng.

Câu 19: Một số bò sát sống trong nước nhưng chúng vẫn giữ được những đặc điểm điển hình của bò sát ở cạn là:

a) Chi có cấu tạo kiểu 5 ngón.

b) Da khô, thở bằng phổi.

c) Đẻ trứng trên cạn.

d) Cả a,b,c đúng.\

Câu 20: Hiện tượng thích nghi của bò sát với đời sống ở nước được gọi là hiện tượng thứ sinh vì:

a) Tổ tiên của bò sát là lưỡng thê vốn sống ở nước, sau đó tiến hóa thành bò sát, một số lên cạn, một số vẫn sống ở nước.

b) Bò sát ở nước tiến hóa hơn ở cạn.

c) Bò sát ở cạn tiến hóa hơn bò sát ở nước.

d) Tổ tiên của bò sát vốn sống trên cạn, sau đó mở rộng khu phân bố xuống môi trường nước.

Câu 21: Một số thằn lằn(Thạch sùng, Tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, Thằn lằn chạy thoát thân được là nhờ:

a) Đuôi có chất độc.

b) Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất.

c) Tự ngắt được đuôi.

d) Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ.

Câu 22: Tim thằn lằn khác tim ếch ở chỗ:

a) Tâm thất có thêm vách ngăn hụt.

b) Máu giàu oxi.

c) Tim có 3 ngăn( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất).

d) Cả 3 câu trên sai.

Câu 23: Thằn lằn di chuyển nhìn giống:

a) Người leo thang.

b) Người chạy bộ.

c) Nhảy giống ếch.

d) Cả a,b,c sai.

Câu 24: Hiện tượng noãn thai sinh là:

a) Hiện tượng đẻ trứng, trứng nở thành con.

b) Hiện tượng đẻ con.

c) Hiện tượng phôi phát triển trong trứng nhờ noãn hoàng, trước khi đẻ trứng nở thành con, nên khi đẻ là đẻ ra con.

d) Cả a,b,c đúng.

Câu 25: Máu đi nuôi cơ thể ở thằn lằn là:

a) Máu thẫm.

b) Máu pha.

c) Máu ít bị pha hơn.

d) Máu đỏ tươi.

Câu 26: Tuyến phao câu của chim tiết ra chất nhờn làm :

a) Lông trơn bóng.

b) Lông không thấm nước.

c) Nguồn cung cấp vitamin cho chim.

d) Cả a,b,c đúng.

Câu 27: Loại lông nào có chức năng chủ yếu giúp chim bay?

a) Lông ống lớn ở cánh và ở đuôi.

b) Lông ống và lông bông.

c) Lông bông.

d) Lông chỉ.

Câu 28: Vảy sừng trên cơ thể bò sát ứng với bộ phận nào của chim?

a) Vuốt chim.

b) Lông chim.

c) Mỏ chim.

d) Cả 3 câu trên sai.

Câu 29: Hiện tượng thay lông ở chim cũng giống như hiện tượng lột xác ở bò sát, nhưng chim không bị mất khả năng bay, hoặc luôn có lông bảo vệ vì:

a) Sự phân bố lông trên mình chim không đều.

b) Tất cả bộ lông không thay cùng một lúc mà thay lần lượt theo một thứ tự nhất định.

c) Tất cả lông mới thay thế lông cũ trong một thời gian rất nhanh.

d) Câu a, b đúng.

Câu 30: Khi phiến lông bị tẽ, chim dùng mỏ vuốt lại làm các phiến lông liền nhau vì:

a) Chim dùng chất nhờn của phao câu để kết dính.

b) Mỗi sợi lông có hai hàng sợi lông nhỏ có móc nối với nhau.

c) Phiến lông có chất keo kết dính.

d) Mỏ chim có chất kết dính.

1
16 tháng 4 2019

Em tham khảo đáp án ở dưới nha!

1 - A 2 - C 3 - D 5 - A 6 - A 7 - B 8 - A 9 - B 10 - C
11 - A 12 - B 13 - C 14 - A 15 - C 16 - A 17 - C 18 - B 19 - D 20 - A
21 - C 22 - A 23 - A 24 - A 25 - C 26 - B 27 - A 28 - B 29 - B 30 - A

9 tháng 3 2022

D

A

C

9 tháng 3 2022

D

A

C

19 tháng 3 2022

A

19 tháng 3 2022

A

Câu 1: Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đới với đời sống của nó:A. Giúp cá bơi lội dễ dàng.B. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.C. Giảm được sức cản của nước. D. Cả a và b.Câu 2: Ếch hô hấp…A. chỉ qua mang.B. vừa qua da, vừa qua phổi. C. chỉ qua phổi.D. bằng phổi và mang.Câu 3: Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn ếch và thằn lằn là:A. Tâm thất có 1 vách hụt.B. Tâm...
Đọc tiếp

Câu 1: Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đới với đời sống của nó:

A. Giúp cá bơi lội dễ dàng.

B. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.

C. Giảm được sức cản của nước

. D. Cả a và b.

Câu 2: Ếch hô hấp…

A. chỉ qua mang.

B. vừa qua da, vừa qua phổi

. C. chỉ qua phổi.

D. bằng phổi và mang.

Câu 3: Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn ếch và thằn lằn là:

A. Tâm thất có 1 vách hụt.

B. Tâm thất có 1 vách hụt làm giảm bớt sự pha trộn máu.

C. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha trộn giảm đi.

D. Tâm thất có 2 vách hụt, máu ít bị pha hơn.

Câu 4: Bò sát phân biệt với lưỡng cư bởi ?

A. Da khô phủ vảy sừng, có nhiều đốt sống cổ, tim 3 ngăn.

B. Thận sau có cơ quan giao phối, trứng lớn có vỏ đá vôi.

C. Hô hấp bằng phổi, máu pha nuôi cơ thể

D. Cả A và B.

Câu 5: Lông ống khác lông tơ bởi.

A. Có ống lông, sợi lông

B. Làm thân chim nhẹ, giúp chim bay được.

C. Có phiến lông rộng bao phủ toàn thân.

D. Cả A và B.

Câu 6: Chim bồ câu có tập tính:

A. Sống đơn độc.

B. Sống ghép đôi.

C. Sống thành nhóm nhỏ.

D. Sống thành đàn

7/ Nêu vai trò của lớp lưỡng cư ? Cho ví dụ minh họa?

8/  Nêu đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? Chỉ rõ đặc điểm tiến hóa so với lớp bò sát? 

5
17 tháng 5 2016

1/ C

2/ B

3/ B

4/ D

5/ C

6/ B

7/ Vai trò của lớp lưỡng cư, ví dụ:

- Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, …

- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng…

- Làm thuốc chữa bệnh: Cóc….

- Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học: ếch…

Hiện nay số lượng giảm nhiều do săn bắt, môi trường ô nhiễm cần được bảo vệ gây nuôi. 

8/ - Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu:

 + Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời, thụ tinh trong

 + Thường đẻ 2 trứng một lứa, trứng có vỏ đá vôi bao bọc

 + Trứng được cả chim trống và chim mái thay nhau ấp

 + Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều

 - Đặc điểm tiến hóa so với lớp bò sát:  Trứng được ấp nở, con non được bảo vệ và nuôi bằng sữa diều

17 tháng 5 2016

1. C

2. B

3. B

4. D

5. C

Mn giúp ạ câu nào bt thì lm k thì thôiiiiiii ^^Câu 16: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?A. Ếch đồng. B. Giun đất. C. Ễnh ương lớn D. Cả A, B, C đều đúng.Câu 17: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn raA. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thànhC. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọcCâu 18: Phát biểu nào dưới...
Đọc tiếp

Mn giúp ạ câu nào bt thì lm k thì thôiiiiiii ^^

Câu 16: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?

A. Ếch đồng. B. Giun đất. C. Ễnh ương lớn D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra

A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành

C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về vượn là sai?

A. Không có đuôi. B. Sống thành bầy đàn.

C. Có chai mông nhỏ. D. Có túi má lớn.

Câu 19: Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài. B. Chim bồ câu. C. Châu chấu. D. Thỏ rừng.

Câu 20: Đặc điểm nào dưới đâu giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?

A. Da có lớp vảy sừng bao bọc. B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.

C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước. D. Cả A và C đều đúng.

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?

A. Con đực có hai cơ quan giao phối.

B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.

C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.

D. Là động vật hằng nhiệt.

Câu 22: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất A. Trai sông. B. Bọ cạp. C. Ốc sên. D. Giun đất.

Câu 23: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

A. Số lượng loài trong quần thể. B. Số lượng cá thể trong quần xã.

C. Số lượng loài. D. Số lượng cá thể trong một loài.

Câu 24: Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?

A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C.Rùa núi vàng. D. Thỏ hoang.

Câu 25: Các phần cơ thể của sâu bọ là

A. Đầu và ngực. B. Đầu, ngực và bụng.

C. Đầu-ngực và bụng. D. Đầu và bụng.

Câu 26: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các hoạt động của con người.

B. Do các loại thiên tai xảy ra.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 27: Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp

A. Da .B. Vỏ đá vô C. Cuticun. D. Vỏ kitin.

Câu 28: Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?

A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.

C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu 29: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?

A. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con. B. Nuôi con bằng sữa mẹ.

C. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con. D. Con non tự đi kiếm mồi.

Câu 30: Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?

A. 20 – 30 km/giờ. B. 30 – 40 km/giờ. C. 40 – 50 km/giờ. D. 50 – 60 km/giờ

1
6 tháng 8 2021

Câu 16: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?

A. Ếch đồng.      B. Giun đất.        C. Ễnh ương lớn      D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra

A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành

B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành

C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng

D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về vượn là sai?

A. Không có đuôi.              B. Sống thành bầy đàn.

C. Có chai mông nhỏ.       D. Có túi má lớn.

Câu 19: Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài.     B. Chim bồ câu.     C. Châu chấu.     D. Thỏ rừng.

Câu 20: Đặc điểm nào dưới đâu giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?

A. Da có lớp vảy sừng bao bọc.

B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.

C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?

A. Con đực có hai cơ quan giao phối.

B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.

C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.

D. Là động vật hằng nhiệt.

Câu 22: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất

A. Trai sông.        B. Bọ cạp.        C. Ốc sên.        D. Giun đất.

Câu 23: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

A. Số lượng loài trong quần thể.                     B. Số lượng cá thể trong quần xã.

C. Số lượng loài.                                            D. Số lượng cá thể trong một loài.

Câu 24: Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?

A. Cá chép.      B. Chim bồ câu.      C.Rùa núi vàng.      D. Thỏ hoang.

Câu 25: Các phần cơ thể của sâu bọ là

A. Đầu và ngực.                       B. Đầu, ngực và bụng.

C. Đầu-ngực và bụng.              D. Đầu và bụng.

Câu 26: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các hoạt động của con người.

B. Do các loại thiên tai xảy ra.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 27: Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp

A. Da .          B. Vỏ đá vô           C. Cuticun.           D. Vỏ kitin.

Câu 28: Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?

A. Cóc mang trứng Tây Âu.                    B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.

C. Nhái Nam Mĩ.                                        D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu 29: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?

A. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con.          B. Nuôi con bằng sữa mẹ.

C. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con.    D. Con non tự đi kiếm mồi.

Câu 30: Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?

A. 20 – 30 km/giờ.   B. 30 – 40 km/giờ.   C. 40 – 50 km/giờ.   D. 50 – 60 km/giờ

7 tháng 8 2021

cảm ơn bạn nhiều nha

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 71. Mắt ếch có mí có thể khép mở được để: A. Tăng khả năng quan sát xung quanh  B. Tăng khả năng quan sát và giữ cho mắt khỏi khô C. Bảo vệ mắt, tránh ánh sáng gắt và giữ cho mắt khỏi khô D. Ngăn cho nước ko vào mắt khi bơi2. Hệ cơ của ếch p triển nhất là ở: A. Cơ đầu  B. Cơ đùi  C. Cơ đùi và cơ bắp D. Cơ bắp và cơ đầu3. Đặc điểm của chẫu chàng thích nghi vs...
Đọc tiếp

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 7

1. Mắt ếch có mí có thể khép mở được để: A. Tăng khả năng quan sát xung quanh  B. Tăng khả năng quan sát và giữ cho mắt khỏi khô C. Bảo vệ mắt, tránh ánh sáng gắt và giữ cho mắt khỏi khô D. Ngăn cho nước ko vào mắt khi bơi

2. Hệ cơ của ếch p triển nhất là ở: A. Cơ đầu  B. Cơ đùi  C. Cơ đùi và cơ bắp D. Cơ bắp và cơ đầu

3. Đặc điểm của chẫu chàng thích nghi vs đời sống trên cây là:  A. Có 4 chi  B. Các ngón chân có giác bám lớn  C. Các cơ chi p triển  D. Các ngón chân tự do

4. Thằn lằn có tập tính bắt mồi vào lúc: A. Ban ngày  B. Đêm  C. Chiều  D. Chiều và đêm

5. Thằn lằn có đặc điểm nào thích nghi vs sự di chuyển bò sát đất:  A. Da khô có vảy sừng  B. Thân dài, đuôi rất dài  C. Bàn chân 5 ngón có vuốt  D. Cả b, c đều đúng

6. Cấu tạo phổi của thằn lằn tiến hóa hơn phổi của ếch đồng:  A. Mũi thông vs khoang miệng và phổi  B. Phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch máu bao quanh  C. Khí quản dài hơn  D. Phổi có nhiều động mạch và mao mạch

7. Sự sinh sản và p triển của thằn lằn:  A. Trứng p triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường  B. Trong quá trình lớn lên phải lột xác nhiều lần  C. Thụ tinh trong  D. Cả a b c đều đúng

8. Đại diện nào dưới đây của bò sát đc xếp vào bộ có vảy:  A. Rùa vàng, cá sấu   B. Cá sấu, ba ba  C. Thằn lằn , cá sấu  D. Thằn lằn, rắn

9. Bộ xương chim bồ câu thích nghi vs sự bay:  A. Nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc  B. Hai chi trước biến đổi thành cánh  C. Xương mỏ ác p triển là chỗ bám cho cơ ngực  D. Cả a b c đúng

10. Cấu tạo hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:  A. Khí quản và 9 túi khí   B. Khí quản, phế quản, 2 lá phổi và hệ thống ống khí, 9 túi khí  C. Khí quản, 2 phế quản, 9 túi khí  D. 2 lá phổi và hệ thống ống khí 

11. Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng:  A. Chứa thức ăn  B. Tiết chất nhờn   C. Tiết ra dịch vị  D. Làm mềm thức ăn 

Bài tập Sinh học

1
4 tháng 5 2016

1.C

2.C

3.B

4.A

5.D

6.A

7.D

8.D

9.B

Câu 1. Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí?A. Chim bồ câu       B. Tôm sông       C. Ếch đồng      D. Châu chấuCâu 2. Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?A. Thằn lằn bóng đuôi dài        B. Châu chấu.C. Cá chép      D. Thỏ hoangCâu 3. Nhóm nào dưới đây gồm hai đại diện đều có hiện tượng thụ tinh ngoài?A. Trai sông và cá chép        B. Châu chấu và cá chépC. Giun đũa và thằn lằn        D. Thỏ...
Đọc tiếp

Câu 1. Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí?

A. Chim bồ câu       B. Tôm sông       C. Ếch đồng      D. Châu chấu

Câu 2. Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài        B. Châu chấu.

C. Cá chép      D. Thỏ hoang

Câu 3. Nhóm nào dưới đây gồm hai đại diện đều có hiện tượng thụ tinh ngoài?

A. Trai sông và cá chép        B. Châu chấu và cá chép

C. Giun đũa và thằn lằn        D. Thỏ và chim bồ câu

Câu 4. Cho các loài động vật sau đây, có bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng ống?

(1) Cá      (2) Ếch      (3) Bò sát      (4) Chim

(5) Thú      (6) Chân khớp       (7) Ruột khoang      (8) Động vật nguyên sinh

A. 4       B. 5        C. 6       D. 7

Câu 5. Động vật nào dưới đây hô hấp chủ yếu bằng da?

A. Cá chép.      B. Thằn lằn bóng đuôi dài

C. Ếch đồng      D. Châu chấu.

Câu 6. Động vật nào dưới đây không sinh sản bằng hình thức mọc chồi?

A. Thủy tức        B. San hô      C. Trùng giày       D. Bọt biển

Câu 7. Thứ tự đúng thể hiện sự phức tạp dần về cấu tạo hệ thần kinh ở động vật là

A. thần kinh ống - thần kinh chuỗi hạch -thần kinh lưới - chưa phân hóa.

B. chưa phân hóa -thần kinh lưới - thần kinh chuỗi hạch - thần kinh ống.

C. thần kinh ống - thần kinh chuỗi hạch -thần kinh lưới.

D. thần kinh lưới - thần kinh ống - thần kinh chuỗi hạch.

Câu 8. Cho các loài động vật sau đây, có bao nhiêu loài có hai vòng tuần hoàn?

(1) Cá       (2) Ếch       (3) Bò sát       (4) Chim

(5) Thú       (6) Chân khớp      (7) Ruột khoang

A. 4      B. 5        C. 6        D. 7

 

5
16 tháng 5 2022

1.A

2.C

3.A

4.B

5.C

6.C

7.B

8.A

16 tháng 5 2022

Cảm ơn

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ...
Đọc tiếp

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?

3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?

4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?

5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các nghành Động vật:hô hấp,tuần hoàn,thần kinh,sinh dục.

6/Nhận xét về sự đa dạng sinh học động vật sống ở môi trường đới lanh,hoang mạc đới nóng và môi trương nhiệt đới gió mùa?giải thích?

7/Lợi ích của đa dạng sinh học và chỉ rõ nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học,biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

13
16 tháng 3 2016

1/ Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : 
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

2/ - Ếch phân tính, sinh sản vào cuối xuân. Ếch cái đẻ trứng tập trung thành đám trong chất nhầy nổi lên trên mặt nước, trứng được thụ tinh ngoài
    - Trứng được thụ tinh phát triển thành nòng nọc. Nòng nọc mọc 2 chân sau, bắt đầu hình thành phổi rồi mọc 2 chân trước, đuôi ếch con thoái hoá dần, trở thành ếch lớn

3/  Sinh học 7

4/-Đặc điểm chung

+ Mình có lông vũbao phủ+ Chi trước biến đổi thành cánh+ Có mỏ sừng+ Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hôhấp.+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể5/ Sinh học 76/- Môi trường đới lạnh: động vật thưa thớt, thấp lùn; chỉ có một số ít loài tồn tại vì môi trường ở đây quanh năm đóng băng, khắc nghiệt   - Môi trường nhiệt đới gió mùa: có số loài động vật ít nhưng chúng rất đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính, thích nghi với điều kiện khô hạn Vì khí hậu ở đây nóng và khô, các vực nước rất hiếm phân bố rộng rãi cách xa nhau.7/ - Lợi ích của đa dạng sinh học      + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người      + Dược phẩm: một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị      + Trong nóng nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo      + Làm cảnh, giống vật nuôi, phục vụ du lịch,...- nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học:  + Ý thức của người dân  + Nhu cầu phát triển của đô thị  + ....- biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học + Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi  + Thuận hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
16 tháng 3 2016

Vì các đặc điểm cơ thể nó thích hợp cho việc sống ở nơi ẩm ước, gần bờ nước và bắt mồi về đêm

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.Câu 4: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?A. Phát triển không qua biến thái.B. Sinh sản mạnh vào mùa...
Đọc tiếp

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?

A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.

B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.

C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.

D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.

C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.

D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.

Câu 5: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước?

A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.

B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.

C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

3
9 tháng 3 2022

C

D

D

9 tháng 3 2022

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?

A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.

B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.

C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.

D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.

C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.

D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.

Câu 5: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước?

A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.

B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.

C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 
Câu 1: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái của ếch.Câu 2: Đời sống Ếch, cấu tạo ngoài và di chuyển. So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.        - Trình bày sự đa dạng thành phần loài và môi trường sống Lưỡng cư.Câu 3: Trình bày đời sống, cấu tạo ngoài, di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài. Sự ra đời, nguyên nhân diệt...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái của ếch.

Câu 2: Đời sống Ếch, cấu tạo ngoài và di chuyển. So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

        - Trình bày sự đa dạng thành phần loài và môi trường sống Lưỡng cư.

Câu 3: Trình bày đời sống, cấu tạo ngoài, di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài. Sự ra đời, nguyên nhân diệt vong của khủng long.

Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài, di chuyển của chim bồ câu. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?

Câu 5: Trình bày đặc điểm đời sống, di chuyển của thỏ.

Câu 6: Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. Hãy giải thích tại sao, con thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi.

Câu 7. Nêu đặc điểm bộ dơi, bộ cá voi. Tại sao cá voi sống dưới nước như cá nhưng được xếp vào lớp Thú.

 

2
8 tháng 3 2022

Tham khảo 

câu 1 :

* Sự sinh sản của ếch

- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.

- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.

- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.

- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.

* Sự phát triển qua biến thái ở ếch:

- Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước=> Nòng nọc mọc 2 chi sau => Nòng nọc mọc 2 chi trước=> Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

câu 2 :

Mình làm r bn TK nhá :

https://hoc24.vn/cau-hoi/cau-2-doi-song-ech-cau-tao-ngoai-va-di-chuyen-so-sanh-dac-diem-cau-tao-ngoai-cua-than-lan-thich-nghi-voi-doi-song-hoan-toan-o-can-so-voi-ech-dong-trinh-bay-su-da-dang-thanh-phan-loai-va-m.5101997856572

 

 

8 tháng 3 2022

Câu 3 :

Đời sống :

Sống ở nơi khô ráo, thích phơi nắng 

Thức ăn chủ yếu là sâu bọ 

Có tập tính trú đông 

Là đv biến nhiệt 

Cấu tạo ngoài :

Da khô có vảy sừng , cổ dài 

Mắt có mí cử động và có tuyển lệ

Màng nhĩ nằm trong hốc tau 

- Thân và đuôi dàu , bốn chi ngắn và yếu , bàn chân 5 ngón có vuốt

Di chuyển :

Khi di chuyển thân và đuôi tù vào đất cử động uấn liên tục , phối hợp với cái chi giáp cơ thể tiến lên