K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1) Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. (2) Rồi hỏi tôi:

- (3) Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?

- (4) Ừ.

- (5) Thôi thôi...hừ hừ... (6) Em xin vái cả sáu tay. (7) Anh đừng trêu vào...(8) Anh phải sợ...

(9)Tôi quắc mắt:

- (10) Sợ gì? (11) Mày bảo tao sợ cái gì? (12) Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!

(3) Để hỏi

(10) + (11) Để bộc lộ cảm xúc

3 tháng 3 2022

lỗi rồi bạn ơi 

3 tháng 3 2022

lỗi r

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) Tại sao con người lại phải khiêm...
Đọc tiếp

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:

- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)

c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.

(Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo)

d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?

- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…

- Đùa chơi một tí.

- Hừ … hừ … cái gì thế?

- Con mụ Cốc kia kìa.

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:

- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?

- Ừ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
18 tháng 3 2019

a, Câu nghi vấn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?"

  b, " Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế?

  c, " Văn là gì?", "Chương là gì?"

  d, + "Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?"

   + "Đùa trò gì?"

   + "Cái gì thế?"

   + " Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"

  - Đặc điểm của các câu nghi vấn:

   + Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế

   + Nội dung: Mục đích dùng để hỏi

14 tháng 6 2018

Chọn d

15 tháng 8 2021

Các câu nghi vấn trong đoạn văn trên là: 

- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?

- Đùa trò ?

- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?

Đặc điểm hình thức:

- Chú ý vào các từ nghi vấn (in đậm).

- Cuối các câu đều có dùng các dấu chấm hỏi.

16 tháng 8 2021

cho bt chức năng đc ko ạ?

 

2 tháng 5 2018

Đáp án

1 – d; 2 – c ; 3 – b; 4 - a

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

20 tháng 2 2018

a, Câu cầu khiến

   b, Câu trần thuật

   c, Câu nghi vấn

   d, Câu nghi vấn

   e, Câu cầu khiến

   g, Câu cảm thán

   h, Câu trần thuật

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Anh Mịch nhăn nhó, nói:- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:

- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.

- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?

- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.

- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?

A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.

B. Quan hệ họ hàng.

C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.

D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.

1
2 tháng 7 2019

Chọn đáp án: D

16 tháng 5 2018

Trong những câu trên, các câu trần thuật:

    + Tôi bật cười bảo lão.

    + Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

    + Không, ông giáo ạ!

  - Câu cầu khiến:

    + Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

    + Không, ông giáo ạ!

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu!

  - Những câu nghi vấn:

    + Sao cụ lo xa quá thế?

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  b, Những câu nghi vấn dùng để hỏi:

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  Những câu nghi vấn không dùng để hỏi:

    + Sao cụ lo xa quá thế? – Sự cảm thông với hoàn cảnh và quyết định của lão Hạc.

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? – lời khuyên lão Hạc sử dụng tiền để ăn uống, không nên nhịn đói.