Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhân vật Nguyễn Huệ:
+ Lòng yêu nước nồng nàn
+ Qủa cảm, tài trí hơn người
+ Tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán.
- Nhân vật Lục Vân Tiên:
+ Hào hiệp, trượng nghĩa, có lý tưởng sống
+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia, quan niệm đạo đức của nhân dân
Bn thông cảm nha,mk làm đề ( 5 ) : Chị em Thúy Kiều:
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
( Chế Lan Viên)
Truyện Kiều – kiệt tác văn chương không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Thông qua Truyện Kiều, chữ Nôm được nâng lên thành ngôn ngữ văn học. Tác phẩm sống mãi trong lòng người bởi một tấm lòng nhân đạo bao la về số kiếp bọt bèo của người con gái xinh đẹp, tài hoa trong xã hội cũ. Truyện Kiều còn hay bởi tài năng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du thể hiện qua từng vần thơ, nét chữ. Một trong những giá trị nghệ thuật tiêu biểu là bút pháp tả người. Những nhân vật được Nguyễn Du miêu tả trong tác phẩm không dừng lại ở chân dung ngoại hình mà được nâng lên thành chân dung tính cách, chân dung số phận. Nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” là hình ảnh tiêu biểu nhất.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần đầu của truyện Kiều: “Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân.
Từ dòng thơ mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu hai chị em Kiều đều là những người con gái đẹp:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Miêu tả chị em Kiều, tác giả sử dụng bút pháp ước lệ, mượn vẻ đẹp thiên nhiên để diễn tả nét đẹp của con người, từ đó gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao trong trắng của hai chị em. Thúy Kiều và Thúy Vân mang một vẻ đẹp hoàn hảo từ “ cốt cách” như mai cho đến “ tinh thần” trong trắng, thanh khiết như băng tuyết. Mỗi người dù mang một vẻ đẹp không ai giống ai, nhưng vẫn “ mười phân vẹn mười”. Chỉ một dòng thơ mà Nguyễn Du đã khái quát được vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của từng người, khẳng định sự hoàn mĩ, hơn người của hai nàng và ý thức về sự lí tưởng hóa cao độ khi miêu tả vẻ đẹp người con gái của nhà thơ.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Ấn tượng đầu tiên về Thúy Vân là những nét đẹp hoàn hảo,vững bền. Tác giả cố tình nhấn mạnh vẻ “ trang trọng” và “đoan trang” của Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp đài các, quý phái và đứng đắn. Vẻ đẹp ấy được miêu tả cụ thể đến từng chi tiết: khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày cong và đậm, miệng cười tươi như hoa nở, tiếng nói trong trẻo như tiếng ngọc khua, làn da trắng hơn tuyết, mái tóc óng ả hơn mây…Nét nào của Thuý Vân cũng hơn hẳn những vẻ đẹp vốn có trong thiên nhiên. Theo quan niệm của người xưa, sự “đầy đặn” và “ nở nang” toát lên nét phúc hậu của người con gái. Vẻ đẹp ấy luôn tạo được sự hoà hợp với xung quanh làm cho “mây thua”, “tuyết nhường” thay cho lời dự báo về một cuộc sống êm đềm, bình lặng.
Thuý Vân đã đẹp, nhưng Thuý Kiều còn đẹp hơn bội phần:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Khác với vẻ trang trọng đài các quý phái của Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả Kiều với một nét “ sắc sảo mặn mà”. Nàng không chỉ “ sắc sảo” về trí tuệ mà còn “mặn mà” về tâm hồn – một vẻ đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ. So về tài lẫn sắc, Thúy Kiều đều hơn hẳn Thúy Vân. Đến đây, người đọc mới hiểu được tại sao Nguyễn Du lại dành thời gian miêu tả Thúy Vân trước. Bằng cách vận dụng nghệ thuật đòn bẩy thật tài tình, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả Thuý Kiều, tác giả đã lấy vẻ đẹp Thúy Vân làm nền để nâng tài sắc của Kiều lên một bậc cao hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Khi viết về Thúy Kiều, ngòi bút của Nguyễn Du thiên về gợi hơn tả. Nếu ở Thúy Vân, nhà thơ tả cụ thể đến sáu chi tiết: khuôn mặt, chân mày, nụ cười, tiếng nói, mái tóc, làn da, thì ở Thúy Kiều, nhà thơ chỉ tập trung vào ánh mắt, nét mày. Đôi mắt Kiều được ví như làn nước mùa thu xanh biếc, thăm thẳm và phẳng lặng. Nét mày thanh tú, xinh tươi như dáng núi mùa xuân. Vẫn là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ cổ“thu thuỷ”,“ xuân sơn”, “ hoa” “ liễu”… được đưa vào thơ nhằm nổi bật vẻ tươi tắn, quyến rũ của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng thần tình bút pháp tả người để hình tượng nhân vật trở nên bất hủ. Với ánh mắt ấy, với đôi mày ấy cùng với thành ngữ “ nghiêng nước nghiêng thành” khiến người đọc liên tưởng đến những đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc cổ: nụ cười của nàng Bao Tự, sự duyên dáng của Tây Thi hay một nét quyến rũ của Điêu Thuyền thời Tam Quốc... Dường như, khi viết về Thuý Kiều, tác giả đã đem tất cả những vẻ đẹp của thế gian đưa vào để tô điểm chân dung nhân vật.
Không chỉ đẹp, Kiều còn rất tài hoa. Nếu vẻ đẹp của nàng là duy nhất trên thế gian, tài năng của nàng hoạ chăng mới có một người thứ hai sánh được:
“ Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”
Với trí thông minh trời phú, Thuý Kiều giỏi tất cả các môn cầm kì thi hoạ. Từ việc làm thơ đến vẽ tranh, ca ngâm đánh đàn, thành thạo âm nhạc, tất cả đều xuất sắc hơn người. Đặc biệt khúc đàn “Bạc mệnh” do chính nàng soạn ra làm cho người nghe phải buồn thương rơi lệ. Phải chăng khúc đàn ấy là biểu hiện sinh động cho một cái tâm đa sầu đa cảm. Tài năng ấy đã đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến lúc bấy giờ.
Như vậy, vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố: sắc, tài, tình. Sắc đẹp hoàn hảo đến mức “ nghiêng nước nghiêng thành”, khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”. Tài năng tuyệt đỉnh hơn người cùng những “nghề riêng” ta thường thấy phổ biến trong chốn phong lưu. Tài năng ấy lại kết hợp với cái tâm đa sầu đa cảm của nàng thay cho lời dự báo một cuộc đời long đong, đầy sóng gió. Nói như sư bà Tam Hợp đạo cô sau này khi xem tướng Thúy Kiều:
Tinh anh phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa
Qua bức chân dung của chị em Thúy Kiều, ngòi bút tả người của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp ngoại hình, đằng sau đó còn là chân dung tính cách, chân dung số phận. Người đời sau ca ngợi Nguyễn Du là “ thiên cổ kì bút” không có gì cường điệu.
Tóm lại, nhân vật là đứa con tinh thần của tác giả, qua nhân vật tác giả bộc lộ quan điểm thậm chí cả tâm tư tình cảm của mình. Thuý Vân, Thuý Kiều với sắc đẹp tuyệt trần không chỉ là điển hình chuẩn mực về nghệ thuật mà còn thể hiện được tài năng miêu tả và tấm lòng ưu ái của nhà thơ dành cho nhân vật. Đó cũng là một trong những giá trị nhân đạo tiêu biểu của “Truyện Kiều”.
thật ra mấy cái này có nhiều trên google lắm bạn, thay vì hỏi bạn có thể search ở trên đó luôn