K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2016

a) 1-    Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

2-  Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.   

3-    Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !

* ý nghĩa của bài 1: Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. 

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. 

ý nghĩa câu 2: Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.

Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các.​ý nghĩa câu 3: Tấm lụa đào đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và rất mát, mặc vào thì người đẹp hẳn lên. Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua", đủ loại người sang kẻ hèn, người thanh kẻ tục, không biết sẽ vào tay ai? Lụa tuy đẹp thật nhưng chắc gì đã có người biết đánh giá đúng giá trị của nó! Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, những hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp. 
21 tháng 9 2016

bạn tự cắt ngắn đi nhé!

16 tháng 11 2016

3. Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ là đàn bà, cha là đàn ông

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai

Nội dung:Phê phán những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người dân nhẹ dạ để kiếm tiền đồng thời cũng phê phán những người tin vào mê tín dị đoan

16 tháng 11 2016

1. Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Em thích bài ca dao đó vì nó muốn nhắc nhở người làm con phải biết đến công lao lo lắng chăm sóc của bố mẹ

25 tháng 1 2021

C1:

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

25 tháng 1 2021

có chép mạng k ạ

26 tháng 10 2021

D

26 tháng 10 2021

Câu nào dưới đây có nội dung không đúng về những câu hát than thân? *

1 điểm

A. Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam.

B. Những câu hát than thân thường dùng những sự vật, con vật gần gũi, đáng thương làm hình ảnh, biểu tượng để diễn tả tâm trạng, thân phận của con người.

C. Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân, còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo những bất công trong xã hội phong kiến.

D. Những câu hát than thân thường là lời của những người đàn ông nói về thân phận hẩm hiu của mình

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hông ban maiChú ý:Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó...
Đọc tiếp

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai

Chú ý:

Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:

-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?

-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó được thể hiện bằng những nội dung nhỏ nào ?

-Để làm nổi bật nội dung trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì ?

+Thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ

+Từ ngữ, câu chữ, hình ảnh có gì dặc biệt ?

+Chỉ rõ hình ảnh và chi tiết đó đặc biệt ở chỗ nào ?(thường có 2 giá trị:gợi tả hình ảnh/gợi tả âm thanh và cảm xúc ra sao ?)

-BPTT mà tác giả sử dụng là gì ?

->Chỉ ra nghệ thuật nào cần phải có dẫn chứng đi kèm, sau đó phân tích dẫn chứng đó.

-Cảm nhận của bản thân về bài ca dao hoàn chỉnh theo bố cục: MB, TB, KB

Ghi nhớ: không được chép văn mẫu

0
4 tháng 9 2016

giúp vs khocroi

20 tháng 9 2016

3. Thân em như tấm lụa đào 

Phất phơ trước gió biết vào tay ai

 

Thân en như hạt mưa sa 

Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày 

 

Thân em như giếng giữa đàn 

người thanh rửa mặt người phàm rửa chân

 

30 tháng 9 2016

Nông dân: 

 _     Trời sao trời ở chẳng cần

     Kẻ ăn không hết kẻ lần không ra

         Người thì mớ bảy mớ ba

      Người thì áo rách như là áo tơi.

_                Khen ai khéo đặt nên nghèo

        Kém ăn kém mặc, kém điều không ngoan

                   Nhà giàu nói một hay mười

        Nhà nghèo nói mãi chẳng lời nào khôn

_                Con quan rồi lại làm quan

          Con nhà kẻ khó đốt than cả ngày

Về người phụ nữ:

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_ Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

 

5 tháng 11 2018

Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.