K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ.
Câu 1: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mỹ là:
​a. Andet​​b. Coocdie​​c. Atlat​d. Himalaya.
Câu 2: Đồng bằng rộng lớn nhất Nam Mỹ là:
​a. Panama​​b. Laplata​​c. Pampa​​d. Amazon.
Câu 3: Nguyên nhân chính khiến phía Tây Nam Mỹ khô hạn là:
​a. Núi cao​​b. Ngược gió​​c. Gần dòng biển lạnh​d. Tất cả.
 
Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ (tt).
Câu 1: Khí hậu Trung và Nam Mỹ có bao nhiêu kiểu môi trường?
​a. Ba kiểu​​b. Bốn kiểu​​c. Năm kiểu​​​d. Sáu kiểu.
Câu 2: Kiểu môi trường chiếm diện tích lớn nhất ở Nam Mỹ là:
​a. Xích đạo​​b Cận xích đạo​​c. Ôn đới​​d. Núi cao.
Câu 3: Thiên nhiên ở Trung và Nam Mỹ có các sự phân hóa:
​a. Bắc – Nam​​b. Tây – Đông​​c. Theo độ cao​d. Tất cả.
Câu 4: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ là do tác động của:
​a. Địa hình​​b. Vĩ độ​​c. Khí hậu​​d. Tất cả.
 
Bài 43: DÂN CƯ – XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ.
Câu 1: Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay là:
a. Anh điêng​​b. Exkimo​​c. Người gốc Âu​​d. Người lai.
Câu 2: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu thế giới về sự phát triển nào?
​a. Kinh tế​​b. Dân số​​c. Tốc độ đô thị hóa​​d. Di dân.
 
Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MỸ.
Câu 1: Nền NN Trung và Nam Mỹ chậm phát triển là do:
​a. Công cụ thô sơ​​​​b. Trình độ sản xuất thấp
​c. Chế độ chiếm hữu ruộng đất​​d. Khí hậu khắc nghiệt.
Câu 2: Giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ruộng đất ở Nam Mỹ là:
​a. Cải cách ruộng đất​​b. Khai hoang
​c. Mua lại đất đại điền chủ​​d. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Nền NN của các nước Trung và Nam Mỹ mang tính:
​a. Đa canh​​b. Chuyên canh​​c. Độc canh​​d. Xen canh.
 
Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MỸ (tt).
Câu 1: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?
A. Cà phê.​​B. Bông.​​C. Mía.​​D. Lương thực.
Câu 2: Khối thị trường chung ở Nam Mĩ có tên gọi là gì?
A. Méc-cô-xua​​B. AFFTA​​C.ASEAN​​D.EU
Câu 3: Nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Nam Mỹ chậm phát triển là:
A. Bất ổn chính trị             B. Nghèo tài nguyên
C. Nợ nước ngoài              D. Chiến tranh.
Câu 4: Ngành công nghiệp chủ yếu của các nước trong vùng Ca-ri-bê là:
A. Khai khoáng          ​​​​​ B. Dệt
C. Chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản​​D. Khai thác dầu mỏ
Câu 5: Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?
  A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na).
  B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ.
  C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê.
  D. Cả ba khu vực đều phát triển.
Câu 6: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?
  A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.
  B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ.
  C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.
  D. Hiện nay chính phủ Bra-x

2
10 tháng 3 2022

1)An-det

2)Pampa

3)gần biển lạnh

10 tháng 3 2022

1. A. An-det

2. C. Pampa

3. C. Gần biển lạnh

Câu 51. Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở khu vực nào ở khu vực Trung và Nam Mỹ?A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni. B. Miền núi An-đét.C. Quần đảo Ăng-ti. D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.Câu 52. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào sau đây?A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Khí hậu. D. Con người.Câu 53. Kiểu rừng phát triển ở eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti là:A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C....
Đọc tiếp

Câu 51. Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở khu vực nào ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni. B. Miền núi An-đét.

C. Quần đảo Ăng-ti. D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.

Câu 52. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào sau đây?

A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Khí hậu. D. Con người.

Câu 53. Kiểu rừng phát triển ở eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti là:

A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C. Rừng rậm nhiệt đới. D. Rừng ôn đới.

Câu 54. Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề:

A. Săn thú, bắt cá. B. Khai thác khoáng sản. C. Chăn nuôi. D. Trồng trọt.

Câu 55. Cho biết kênh đào Pa-na-ma nối liền các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Câu 56. Miền núi Cooc- đi-e có độ cao trung bình là:

A. 4000m. B. 5000m. C. 3000m - 5000m. D. 3000m - 4000m.

Câu 57. Cây lương thực chính được trồng phổ biến ở Bắc Mỹ là:

A. Lúa  gạo.                B. Ngô.              C. Lúa mì.                  D. Đậu tương.

Câu 58. Miền núi già A-pa-lat có nhiều tài nguyên khoáng sản gì?

A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Than, Sắt. C. Đồng, Vàng. D. Uranium, Niken.

Câu 59. Thảo nguyên Pam – pa ở lục địa Nam Mỹ là môi trường đặc trưng cho khí hậu:

A. Cận nhiệt đới hải dương.                            B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới hải dương.                                       D. Cận xích đạo.

Câu 60. Thành phần dân cư chủ yếu của Châu Mỹ là :

A. Nê – grô - ít.       B. Môn – gô – lô - ít.          C. Ơ – rô – pê – ô - it.        D. Người lai.

1
22 tháng 3 2022

Câu 51. Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở khu vực nào ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni. B. Miền núi An-đét.

C. Quần đảo Ăng-ti. D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.

Câu 52. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào sau đây?

A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Khí hậu. D. Con người.

Câu 53. Kiểu rừng phát triển ở eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti là:

A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C. Rừng rậm nhiệt đới. D. Rừng ôn đới.

Câu 54. Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề:

A. Săn thú, bắt cá. B. Khai thác khoáng sản. C. Chăn nuôi. D. Trồng trọt.

Câu 55. Cho biết kênh đào Pa-na-ma nối liền các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Câu 56. Miền núi Cooc- đi-e có độ cao trung bình là:

A. 4000m. B. 5000m. C. 3000m - 5000m. D. 3000m - 4000m.

Câu 57. Cây lương thực chính được trồng phổ biến ở Bắc Mỹ là:

A. Lúa  gạo.                B. Ngô.              C. Lúa mì.                  D. Đậu tương.

Câu 58. Miền núi già A-pa-lat có nhiều tài nguyên khoáng sản gì?

A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Than, Sắt. C. Đồng, Vàng. D. Uranium, Niken.

Câu 59. Thảo nguyên Pam – pa ở lục địa Nam Mỹ là môi trường đặc trưng cho khí hậu:

A. Cận nhiệt đới hải dương.                            B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới hải dương.                                       D. Cận xích đạo.

Câu 60. Thành phần dân cư chủ yếu của Châu Mỹ là :

A. Nê – grô - ít.       B. Môn – gô – lô - ít.          C. Ơ – rô – pê – ô - it.        D. Người lai

Câu 1: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:A. Cận nhiệt đới.B. Ôn đới.C. Hoang mạc.D. Hàn đới.Câu 2: Đặc điểm không đúng với khí hậu Bắc Mĩ:A. Phân hóa đa dạngB. Phân hoá theo chiều bắc-namC. Phân hoá theo chiều Tây ĐôngD. Phần lớn lãnh thổ khô, nóngCâu 3: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình:A. 1B. 2C. 3D. 4Câu 4: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Tây sang Đông lần...
Đọc tiếp

Câu 1: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:

A. Cận nhiệt đới.

B. Ôn đới.

C. Hoang mạc.

D. Hàn đới.

Câu 2: Đặc điểm không đúng với khí hậu Bắc Mĩ:

A. Phân hóa đa dạng

B. Phân hoá theo chiều bắc-nam

C. Phân hoá theo chiều Tây Đông

D. Phần lớn lãnh thổ khô, nóng

Câu 3: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Tây sang Đông lần lượt, có:

A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.

B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.

C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.

D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi già.

Câu 5: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là:

A. Vùng núi cổ A-pa-lát.

B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.

Câu 6: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:

A. Đông- Tây.

B. Bắc- Nam.

C. Tây Bắc- Đông Nam.

D. Đông Bắc- Tây Nam.

Câu 7: Cho biết hệ thống Cooc-đi-e nằm ở phía nào của Bắc Mĩ?

A. Đông

B. Tây

C. Nam

D. Bắc

Câu 8: Sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần đông kinh tuyến 1000 T là do:

A. Vị trí

B. Khí hậu

C. Địa hình

D. Ảnh hưởng các dòng biển

Câu 9: Miền núi Cooc-đi-e cao trung bình:

A. 1000-2000m

B. 2000-3000m

C. 3000-4000m

D. Trên 4000m

Câu 10: Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là:

A. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa.

B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới.

C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới.

D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao.

Câu 11 : Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:

A. Alaxca và Bắc Canada.

B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.

C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.

D. Mê-hi-cô và Alaxca.

Câu 12: Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là:

A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.

B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.

C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.

D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.

Câu 13: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:

A. Giá thành cao.

B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Nền nông nghiệp tiến tiến

Câu 14: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:

A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.

B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.

C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.

Câu 15: Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở:

A. Quy mô diện tích lớn.

B. Sản lượng nông sản cao.

C. Chất lượng nông sản tốt.

D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.

Câu 16: Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở:

A. Đồng bằng Bắc Mĩ.

B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì;

C. Ven vịnh Mê-hi-cô

D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì

Câu 17: Bắc của Canada thưa dân là do

A. Địa hình hiểm trở

B. Khí hậu khắc nghiệt

C. Ít đất đai

D. Ít sông ngòi

Câu 18: Tỉ lệ dân số đô thị các nước Bắc Mỹ là

A. 75%

B. 76%

C. 78%

D. 80%

Câu 19: Vùng đông dân nhất Bắc Mỹ là

A. Đông Nam Hoa Kì

B. Đông Bắc Canada

C. Ven Thái Bình Dương

D. Đông Bắc Hoa Kì

Câu 20: Bắc Mỹ có bao nhiêu thành phố trên 10 triệu dân

A. 4 thành phố

B. 5 thành phố

C. 3 thành phố

D. 2 thành phố

4
28 tháng 2 2021

Câu 1 . B

Câu 2 . D 

Câu 3. C 

Câu 4. C

Câu 5 . B 

Câu 6 . B 

Câu 7 . B 

Câu  8 . C 

Câu 9 . C 

Câu 10.B 

Câu 11 . A 

Câu 12 . A 

Câu 13. D 

Câu 14 . A 

Câu 15 .D 

Câu 16 . D 

Câu 17 . B

Câu 18.B

Câu 19 . D 

Câu 20. C

k cho mình nha . 

28 tháng 2 2021

Đáp án B. Ôn đới 

9 tháng 6 2020

1.

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

2.

a) Khí hậu

- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên thế giới do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.

- Khí hậu phân hoá theo chiều từ Bắc -> Nam, từ Đông -> Tây, từ thấp -> cao.

- Nguyên nhân:

+ Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam.

+ Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây.

b) Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú và đa dạng:

+ Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.

+ Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

+ Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

+ Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.

+ Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a.

- Miền núi An-đét: Tự nhiên thay đổi từ Bắc -> Nam, từ chân -> đỉnh núi.


27 tháng 4 2023

Câu 1 : Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. - Người Anh-điêng là bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ. - Thành phần chủng tộc: Phần lớn dân cư châu mỹ là người lai.

Câu 2:loading...loading...

24 tháng 4 2023

Câu 1 :

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, dân số của Bắc Mỹ là khoảng 368 triệu người. Tuy nhiên, con số này có thể không chính xác và có thể thay đổi theo từng nguồn thống kê khác nhau.

Câu 2 :

Trong lục địa Nam Mỹ, dãy núi cao đồ sộ nhất là dãy núi Andes.

Câu 3 :

Dân cư Ô-xtrây-li-a tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng đô thị như Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth, Adelaide và Canberra.

Câu 4 :

Châu Đại Dương là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật độc đáo, trong đó có một số loài thú đặc biệt như:

Vượn đầu chó (baboon) ở Papua New Guinea và Indonesia

Thú lông mượt (marsupial mole) ở Australia

Thú túi (marsupials) như kangaroo, wallaby, wombat, possum, quokka, koala,… cũng chỉ có ở châu Đại Dương.

Còn nếu nói đến một loài thú độc đáo chỉ có ở châu Đại Dương thì có thể kể đến thú lửng mật (sugar glider), một loài động vật có vú thuộc họ túi (marsupial) sinh sống ở Úc, Papua New Guinea và Indonesia. Thú lửng mật có khả năng bay nhờ vào màng da giữa các chi và được coi là một trong những loài thú đáng yêu nhất trên thế giới.

Câu 5 :

Bắc Mỹ đã sử dụng nhiều nguồn năng lượng sạch để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch, bao gồm điện gió, điện mặt trời, thủy điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo khác như sinh khối và nhiên liệu sinh học. Các nguồn năng lượng sạch đang được phát triển mạnh mẽ nhằm giảm thiểu lượng khí thải và các tác động tiêu cực đến môi trường của ngành công nghiệp năng lượng.

Câu 6 :

Trung và Nam Mỹ là hai khu vực địa lý khác nhau nhưng thường được liên kết với nhau. Trung Mỹ bao gồm các quốc gia nằm ở giữa Mỹ, từ Mexico đến Panama. Còn Nam Mỹ bao gồm các quốc gia nằm ở phía nam của lục địa Mỹ, bao gồm Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile, Argentina, Uruguay, Paraguay, Guyana và Suriname.

Câu 7 :

Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 8 :

Nguyên nhân chính dẫn đến việc Ô-xtrây-li-a thường xuyên cháy rừng là do khí hậu nóng và khô cùng với thời tiết gió mùa. Mùa hè kéo dài và nhiệt độ cao, khiến các loại cây cối và thảm thực vật trên mặt đất dễ dàng cháy trong điều kiện khô hanh. Thêm vào đó, các đám cháy rừng có thể được khởi phát bởi sự cháy rụi của các thiết bị điện, hoạt động đốt rác và đốt cỏ để chuẩn bị cho mùa chăn thả gia súc. Ngoài ra, sự can thiệp của con người vào môi trường như khai thác gỗ, mỏ đá, xây dựng đường bộ, đường sắt và các công trình khác cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Câu 9 :

Nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau, nhưng có sự phân bố chính trong các nước như Brasil, Argentina, Colombia, Mexico, Peru, Chile và Venezuela. Tại đây có các dân tộc khác nhau như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Pháp, Angola, Guinea, Cape Verde, Haiti, Jamaica, Trinidad và Tobago, Puerto Rico, Cuba, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Uruguay và nhiều dân tộc bản địa khác.

Câu 10 :

Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương là Đại Tây Dương về phía đông và Ấn Độ Dương về phía tây. Nó bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, bao phủ diện tích rộng lớn trên mặt đất và dưới biển. Châu Đại Dương được coi là khu vực địa lý đa dạng nhất trên Trái đất, với nhiều loài động vật và thực vật độc đáo chỉ có ở đây.

9 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

câu 1: so sánh giữa địa hình lục địa bắc mỹ và nam mỹ

+ Bấc  phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

 

câu 2: trình bày sự phân hóa khí hậu bắc mỹ, sự phân hóa khí hậu trung và nam mỹ

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

 



THAM KHẢO :Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-2-trang-115-sgk-dia-li-7-c90a13133.html#ixzz7Mxq9YpLP

câu 3: tại sao nói quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ để lại nhiều hậu quả nặng nề

Qúa trình đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ đã gây ra những hậu quả gì về xã ... nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực.

câu 4: đặc điểm đô thị hóa ở trung và nam mỹ có j khác đô thị hóa ở bắc mỹ. kể tên 1 số độ thị lớn ở trung và nam mỹ

 Ở Bắc Mĩđô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

Ở Trung và Nam Mĩđô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như thiếu việc làm, nhà , ô nhiễm môi trường đô thị,...

câu 5: sự bất hợp lý trong chế độ sở hựu ruộng đất ở trug và na mỹ được biểu hiện ntn. nêu hậu quả của sự bất hợp lý đó

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

9 tháng 3 2022

Tham khảo 

1) * Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :

+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

2)

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều Bắc-Nam và theo chiều Tây-Đông

Khí hậu này được trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới,ôn đới,nhiệt đới

Trong mỗi đới khí hậu ở Bắc Mĩ lại có sự phân hóa theo chiều tây- đông, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu giữa phần phía Tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì

- Nguyên Nhân có sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

3)

– Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

-Đô thị hóa không cân xứng với quá trình công nghiệp hóa nên có nhiều mặt tiêu cực.

Câu 5. Dân cư trên thế giới thường tập trung ở các khu vực: A. vùng núi cao B. nơi có khí hậu lạnh giá C. đồng bằng, ven biển D. vùng hoang mạc Câu 6: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là: A. Đông Nam Á và Nam Á. B. Đông Nam Á và Trung Á. C. Nam Âu và Ô – xtrây – li – a. D. Tây và Trung Âu. Câu 7. Căn cứ vào yếu tố nào để phân biệt các chủng tộc trên thế giới? A. nhóm máu B....
Đọc tiếp

Câu 5. Dân cư trên thế giới thường tập trung ở các khu vực: A. vùng núi cao B. nơi có khí hậu lạnh giá C. đồng bằng, ven biển D. vùng hoang mạc Câu 6: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là: A. Đông Nam Á và Nam Á. B. Đông Nam Á và Trung Á. C. Nam Âu và Ô – xtrây – li – a. D. Tây và Trung Âu. Câu 7. Căn cứ vào yếu tố nào để phân biệt các chủng tộc trên thế giới? A. nhóm máu B. đặc điểm hình thái C. thể lực D. cấu tạo bên trong Câu 8. Chủng tộc Nê-grô-it sống chủ yếu ở: A. châu Á B. châu Âu C. châu Phi D. châu Mĩ Câu 9. Chủng tộc Môn-gô-lô-it sống chủ yếu ở: A. châu Á B. châu Âu C. châu Phi D. châu Mĩ Câu 10. Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it sống chủ yếu ở: A. châu Á B. châu Âu C. châu Phi D. châu Mĩ Câu 11. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là A. công nghiệp B. nông – lâm – ngư nghiệp C. dịch vụ D. du lịch Câu 12. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư đô thị là: A. công nghiệp và dịch vụ B. nông – lâm – ngư nghiệp C. nông – lâm - ngư nghiệp và dịch vụ D. công nghiệp và nông – lam – ngư nghiệp Câu 13. Đô thị được phát triển từ khi nào? A. từ thời nguyên thủy B. từ thế kỉ XVIII C. từ thế kỉ XIX D. từ thế kỉ XX Câu 14. Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư nông thôn: A. làng B. thôn C. phố D. bản Câu 15. Năm 2019, dân số Việt Nam là 96,2 triệu người. Tính mật độ dân số của Việt Nam (biết rằng nước ta có tổng diện tích là 331.690 km2 ). A. 280 người/km2 B. 290 người/km2 C. 300 người/km2 D. 310 người/km2 Câu 16. Thảm thực vật điển hình cho môi trường nhiệt đới là: A. đài nguyên B. xa van C. rừng rậm D. xương rồng. Câu 17. Đâu không phải là đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm? A. mưa nhiều quanh năm B. sông ngòi đầy nước quanh năm C. biên độ nhiệt cao D. biên độ nhiệt thấp

0
14 tháng 3 2023

Câu 14. Tốc độ đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ không để lại hậu quả nào sau đây?

A.Thất nghiệp.                             B. Ô nhiễm môi trường. 

C. Phân biệt chủng tộc.                  D.Tệ nạn xã hội.

Câu 15. Các đô thị lớn ở Trung và Nam Mỹ thường phân bố ở:

A.Ven biển, cửa sông        

 B. Sơn nguyên, núi cao

C. Đồng bằng A-ma-dôn      D. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni