Câu 18: Thế mạnh nổi bật trong nông nghiệp của ĐBSCL là? A: Cây công nghiệp, thủy sản, chăn nuôi đại gia súc B: Cây lương thực, cây ăn quả thủy sản, chăn nuôi gia cầm C: cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm D: Cây công nghiệp, chăn nuôi, cây thực phẩmCâu 19: So với các vùng khác, đặc điểm không phải của ĐBSCL là A. Năng suất lúa cao nhất cả nước B. Diện tích và sản lượng lúa cả...
Đọc tiếp
Câu 18: Thế mạnh nổi bật trong nông nghiệp của ĐBSCL là?
A: Cây công nghiệp, thủy sản, chăn nuôi đại gia súc
B: Cây lương thực, cây ăn quả thủy sản, chăn nuôi gia cầm
C: cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
D: Cây công nghiệp, chăn nuôi, cây thực phẩm
Câu 19: So với các vùng khác, đặc điểm không phải của ĐBSCL là
A. Năng suất lúa cao nhất cả nước
B. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.
C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất
D. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
Câu 20. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành
A. Sản xuất vât liệu xây dựng B. Sản xuất hàng tiêu dung.
C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Tham khảo :
Soạn bài :
(trang 117 SGK Địa Lí 9):
- Căn cứ vào bảng 32.1 (SGK trang 117), nhận xét tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước.
Trả lời:
- Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Năm 2002), công nghiệp — xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,3%).
- So với tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của cả nước, tỉ trọng công nghiệp — xây dựng của Đông Nam Bộ cao hơn nhiều (59,3% so với 38,5%).
(trang 117 SGK Địa Lí 9):
- Dựa vào hình 32.2 (SGK trang 119), hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Trả lời:
Các trung tâm công nghiệp lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
(trang 119 SGK Địa Lí 9): - Dựa vào bảng 32.2 (SGK trang 119) , nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su lại dược trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:
+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:
+ Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).
- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật
- Có nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.
Tham khảo ở :
https://tailieu.com/giai-sgk-dia-li-9-bai-32-vung-dong-nam-bo-tiep-theo-a43592.html