K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2021

a.dấu 2 chấm có tác dụng: báo hiệu bộ phận đứng sau là lời noi của nhân vật           b.báo hiệu cho bộ phận đứng trước            c.báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ cũa nhân vật

14 tháng 3 2020

a. Một hôm, Nhím đến thăm Rán nước và bảo:

- Anh cho tôi vào ở nhà anh ít lâu!

b. Lừa nói với Ngựa:

- Tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả, chị mang đỡ tôi dù chỉ chút ít thôi.

c. Chuột nói:

- Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông!

Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.Dân chơi đồ cổXưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem chiếc gậy cũ kĩ đến bảo:- Đây là cây gậy cụ tổ Chu văn...
Đọc tiếp

Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

Dân chơi đồ cổ

Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.

Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem chiếc gậy cũ kĩ đến bảo:

- Đây là cây gậy cụ tổ Chu văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.

Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.

Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói :

- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì ?

Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ.

Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm xin gạo mà chỉ gào lên:

- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng.

Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

1
14 tháng 3 2018

* Các tên riêng trong mẩu truyện vui:

- Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, (nhà) Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.

* Các tên riêng đó là danh từ riêng ghi tên riêng đọc theo âm Hán Vệt. Khi viết: Viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. (Ví dụ: Tên riêng sau có 3 chữ thì phải viết hoa cả 3 chữ cái đầu ở mỗi tiếng: Chu Văn Vương).

Trận chung kết của 1 cuộc thi vắt sữa bò (ai vắt được nhiêu thì thắng): người đàn bà vắt được 15 lít, người đàn ông vắt được 5 lít. Hỏi sao người đàn ông thắng?Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn. Là cái gì? Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người...
Đọc tiếp
  1. Trận chung kết của 1 cuộc thi vắt sữa bò (ai vắt được nhiêu thì thắng): người đàn bà vắt được 15 lít, người đàn ông vắt được 5 lít. Hỏi sao người đàn ông thắng?
  2. Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn. Là cái gì?
  3.  Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?
  4. Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?
  5. Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố?
  6.  Tại sao con chó không cắn được đuôi của mình:
  7. Đố mọi người có 1 cái mà lúc lên , lúc xuống nhưng nó không bao giờ chuyển động hay nhúc nhích đi đâu được
  8. Nơi nào có đường sá, nhưng không có xe cộ; có nhà ở, nhưng không có người; có siêu thị, công ty… nhưng không có hàng hóa… Đó là nơi nào?
  9. Có một cây lê có hai cành, mỗi cành có hai nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có hai nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhò có hai cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi trên cây đó có mấy quả táo?
  10. Có một anh chàng làm việc trong một tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ. Tại sao anh ta lại làm như vậy? 
  11. Chữ gì đầu dê mình ốc?
  12. Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?
  13. Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?
  14.  Con gì ăn lửa với nước than?
  15.  Trên nhấp dưới giật là đang làm gì? 
     
0
5 tháng 9 2019

a) Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp.

b) Dùng để chú thích.

 PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6I – Bài tập về đọc hiểuBiển nhớ   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì...
Đọc tiếp

 

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6
I – Bài tập về đọc hiểu
Biển nhớ
   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.
   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.
   Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ?
   Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức... Nhiều ! Nhiều lắm ! ...
   Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.
(Theo Nam Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Tác giả tả những nét gì nổi bật ở biển Tân Mỹ An?
a- Ánh trăng, tiếng hát, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
b- Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
c- Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con dã tràng, mặt biển óng ánh
2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào?
a- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo
b- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, lóng lánh, lung linh, mơ mộng
c- Chảy khắp cành cây, kẽ lá, sóng sánh, đầy mơ màng và huyền ảo
3.  Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với những gì ?
a- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ cuồng điên dữ dội
b- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
c- Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
4. Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả?
a- Là tấm gương trong để tác giả soi mình vào và có được những suy nghĩ rất thú vị
b- Đem lại cho tác giả nhiều sản vật quý, như một người hào phóng vô biên với tác giả
c- Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức
II – Bài tập về Luyện từ và câu.
Câu 1. a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A

B

(1) Hữu nghị

a) dùng được việc

(2) Hữu ích

b) tình cảm thân thiện giữa các nước

(3) Hữu hiệu

c) có ích

(4) Hữu dụng

d) có hiệu quả

Câu 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho thích hợp 
(1) Chú Dũng đã tìm được một công việc rất ……………
(2) Anh cần giải quyết mọi việc hợp tình,……………….
(3) Chúng ta phải đồng tâm,………………để xây dựng công ti lớn mạnh
(4) Họ…………..làm ăn với nhau đã được gần một năm nay.
( Từ cần điền : hợp tác, hợp lí, phù hợp, hợp lực )
Câu 2.  Thêm một từ vào những vị trí khác nhau trong câu: “Xe bò lên dốc” để có hai câu diễn tả 2 ý khác nhau :
(1)…………………………………………………………..
(2)…………………………………………………………..

làm hết ko

5

???Bn gửi từng câu 1 thôi,bn cop lại rồi gửi từng câu 1,chứ hỏng hết phông chữ rồi ai mà hiểu câu 1 từ đâu đến đâu,câu 2 từ cái gì đến cái gì hở...gửi lại vào phần câu hỏi đấy,đừng gửi vào phần tl để mn còn lm nó nhanh hơn ok?

30 tháng 10 2021

khác gì làm hộ bài đâu

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loài rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía tô, Húng,… Cho đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, có một nhành cây lá nhỏ, than gầy hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây xin lỗi ông Trời đã đến trễ vì nó phải chăm sóc bà đang bị bệnh. Thấy lòng hiếu thảo của cây, Trời cảm động lắm nên không trách phạt nó. Nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cứ ngập ngừng: - Tên của con là… thì là… thì là… Nhành cây nghe vậy, mừng quá, hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi! Tên tôi là Thì Là! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà. Nó đâu biết rằng chữ “thì là” không phải là tên ông Trời dự định đặt cho nó. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là. 

Tìm và viết lại 2 tính từ trong bài

1
6 tháng 12 2021

TL:

dịu dàng, õng ẹo, nhịp nhàng, hiên ngang, mệt, hớt hải, vội vàng.

Chúc bạn học tốt!

k mik nha!

Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì ?

a)   Một chú công an vỗ vai em :

-  Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !

NGUYỄN THI CẨM CHÂU

=> Tác dụng dấu hai chấm : Để chỉ lời nói của nhân vật

b)   Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

THANH TỊNH

 

=> Tác dụng dấu hai chấm : Để giải thích lời nói của nhân vật

17 tháng 4 2019

a) tác dụng của dấu 2 chấm:chỉ lời nói của nhân vật

b)                                         :giải thích lời nói của nhân vật

hok tốt

.........nhé

Nêu tác dụng của dấu gạch gang trong mỗi trường hợp sau đây:a) Trước sinh nhật bà một hôm , chúng tôi xúm lại van nài bà :- Bà ơi, chúng cháu muốn tự tay tổ chức một bữa tiệc mừng sinh nhật bà. Bà hay đi vắng , đến trưa hãy về bà nhé.- Nhưng liệu các cháu có làm được không ? Hãy cứ để bà ở nhà giúp một tay.- Không! Không! - Chúng tôi đồng thanh kêu lên - Chúng cháu tự làm được mà ....
Đọc tiếp

Nêu tác dụng của dấu gạch gang trong mỗi trường hợp sau đây:

a) Trước sinh nhật bà một hôm , chúng tôi xúm lại van nài bà :

- Bà ơi, chúng cháu muốn tự tay tổ chức một bữa tiệc mừng sinh nhật bà. Bà hay đi vắng , đến trưa hãy về bà nhé.

- Nhưng liệu các cháu có làm được không ? Hãy cứ để bà ở nhà giúp một tay.

- Không! Không! - Chúng tôi đồng thanh kêu lên - Chúng cháu tự làm được mà . Chị Hà đã học nấu ăn ở trường rồi đấy bà ạ. 

Tác dụng của dấu gạch ngang là :..................................................................................................................................

b) Người kể chuyện cổ tích Nguyễn Đổng Chi - cũng là nhà sử học,nhà văn tác giả hàng kho truyện cổ tích ....... đã viết lại truyện: Sự tích sông Cửu Long một cách giản dị , dễ hiểu                                    Tác dụng của dấu gạch gang la : ................................................................

1
20 tháng 4 2018

Tác dụng của dấu gạch ngang 

a,  Dấu gạch ngang số 1 , 2 , 3 có tác dụng đánh dấu lời nói của nhân vật 

Dấu gạch ngang số 4 , 5 đánh dấu bộ phận chú thích trong câu 

b,  Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu    

Chúc bn hok tốt 

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loài rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía tô, Húng,… Cho đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, có một nhành cây lá nhỏ, than gầy hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây xin lỗi ông Trời đã đến trễ vì nó phải chăm sóc bà đang bị bệnh. Thấy lòng hiếu thảo của cây, Trời cảm động lắm nên không trách phạt nó. Nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cứ ngập ngừng: - Tên của con là… thì là… thì là… Nhành cây nghe vậy, mừng quá, hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi! Tên tôi là Thì Là! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà. Nó đâu biết rằng chữ “thì là” không phải là tên ông Trời dự định đặt cho nó. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là.

Ghi lại nội dung chính của bài.

0