Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mik chỉ cách lm thou nha
vẽ hai tia tới bất kì ở hai mép gương rồi vẽ pháp tuyến tia phản xạ rồi bn sẽ thấy à(nhớ là lấy ở hai mép gương)^^
Xin lỗi bạn, ^_^ mình cần câu b). Bạn có thể chỉ cách làm câu b) không ạ?
a) Có 2 cách vẽ ảnh của S.
Cách 1: Vẽ hai tia phản xạ IJ và KJ’, hai tia này có đường kéo dài cắt nhau ở đâu thì đó là ảnh S’ của S.
Cách 2: Lấy S’ đối xứng với S qua gương phẳng.
b) Vẽ tia phản xạ của SI và SK bằng cách vẽ pháp tuyến tại I và K sau đó vẽ tia phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
c) Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách vẽ hai tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ của các tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia này là vùng mắt nhìn thấy ảnh S’ của S.
d) Ta nhìn thấy ảnh của S vì có các tia phản xạ đi vào mắt ta, các tia phản xạ này có đường kéo dài cắt nhau, nên ảnh tạo ra là ảnh ảo. Vì vậy ta không hứng được ảnh này.
a) Vẽ ảnh:
Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương nên ta xác định ảnh của hai điểm sáng S1 và S2 bằng cách sau:
- Xác định ảnh S’1 của S1 bằng cách dựng S1H1 vuông góc với gương, trên tia đối của tia H1S1 lấy điểm S’1 sao cho S’1H1 = S1H1.S’1 là ảnh của S1 qua gương cần vẽ.
- Tương tự ta xác định được ảnh S’2 của S2 qua gương.
b) Từ S1, S2 ta vẽ hai chùm tia sáng sao cho hai tia ngoài cùng đến hai mép IK của gương, khi đó hai tia tới từ S1 và S2 cho chùm tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh của chúng.
c) Để mắt quan sát được cả hai ảnh S’1 và S’2 của hai điểm sáng trong gương thì mắt phải đặt tại vùng giao nhau của vùng nhìn thấy ảnh S’1 (là vùng R1IKR’1) và vùng nhìn thấy ảnh S’2 (là vùng R2IKR’2). Hai vùng này giao nhau tạo thành vùng R2IKR’1 (là vùng gạch chéo), mắt đặt tại vùng này sẽ nhìn thấy đồng thời hai ảnh của hai điểm sáng.