Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
Nguyên nhân khiến cho sự đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút là:Nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi,cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
2.Thế nào là thực vật quý hiếm?
Thực vật quý hiếm là:Những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
3.Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
Điều chúng ta cần phải làm để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam là:
-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
-Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của mỗi loài.
-Xây dựng các vườn thực vật,vườn Quốc gia,khu bảo tồn,...để bảo vệ các loài thực vật,trong đó có thực vật quý hiếm.
-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm hoặc đặc biệt.
-Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng .
STT | Tên rễ biến dạng | Tên cây | Đặc điểm của rễ biến dạng | chức năng đối với cây |
1 | Rễ củ | Cây sắn | Rễ phình to | Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa,tạo quả |
2 | Rễ móc | Cây trầu không | Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất , móc vào trụ bám | Để bám vào trụ , giúp cây leo lên |
3 | Rễ thở | Cây bụt mọc | Sống trong điều kiện thiếu ko khí . Rễ mọc ngược lên trên mặt đất | Giúp cây hô hấp trong không khí |
4 | Giác thở | Cây tầm gửi | Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác | Lấy thức ăn từ cây vật chủ |
1. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
Trả lời:
* Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
* Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
* Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
* Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
Câu 2. Tại sao phải thu hoạch các cây có củ trước khi chúng ra hoa?
Trả lời:
Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
Câu hỏi: 2. Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
- Chồi hoa có mầm hoa.
- Chồi lá có mô phân sinh ngọn.
Bài tập: 2. Bài tập tự viết: Em hãy tự tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong bài dưới đây:
Nhà tôi trồng một cây mướp, tôi thường chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ chồi lá và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ chồi hoa.
Chưa đầy hai tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi những quả mướp thật ngon.
Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì? Nó là thân leo, có cách leo bằng tua cuốn khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là thân leo nhưng lại leo bằng thân quấn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mình không biết bạn hỏi câu 2 phần nào: Câu hỏi hay bài tập nên mình làm cả 2 luôn, chúc bạn học tốt!
STT | Tên quả | Quả khô | Quả thịt | ||
Quả khô nẻ | Quả khô không nẻ | Quả mọng | Quả hạch | ||
1 | Quả xoài |
|
|
| + |
2 | Quả lúa |
| + |
|
|
3 | Quả mặn |
|
|
| + |
4 | Quả thầu dầu | + |
|
|
|
5 | Quả hồng |
|
| + |
|
6 | Quả mùi |
| + |
|
|
7 | Quả đỗ đen | + |
|
|
|
8 | Quả chanh |
|
| + |
|
9 | Quả chuối |
|
| + |
|
10 | Quả dừa |
|
|
| + |
Câu 2. Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?
Trả lời:
_ Chồi lá phát triển thành cành mang lá
- Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa
Chồi hoa phát triển thành hoa hoặc cành mang hoa.
Chồi lá phát triển thành lá hoặc cành mang lá
Sơ đồ cấu tạo một phiến lá dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn.
1. Tế bào biểu bì mặt trên ;
2. Tế bào thịt lá ;
3. Khoang chứa không khí;
4. Tế bào biểu bì mặt dưới;
5. Lục lạp ;
6. Gân lá gồm các bó mạch ;
7. Lỗ khí.
Các tế bào ở thịt lá có rất nhiều (lục lạp) có chức năng thu nhận (ánh sáng) để chế tạo chất dinh dưỡng cho cây.