Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 8:
Điệp từ ''trông'' trong bài được nhắc lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự quan sát, nỗi lo lắng nhiều bề của người nông dân với thiên nhiên. Trong lòng họ luôn canh cánh một nỗi lo về vụ mua, phải khi nào thiên nhiên thật sự tốt, yên bình thì họ mới yên lòng
TLV:
Gợi ý cho em các ý:
Mở đoạn: Ví dụ: Con đường đến trường là con đường đẹp và bình yên nhất mà em từng đi...
Thân đoạn:
Bàn luận:
Giới thiệu về con đường đến trường em:
+ Con đường đến trường trông như thế nào?
+ Bao gồm những gì? (Cảnh vật, nhà cửa, con người...)
...
Cảm nghĩ của em về con đường ấy?
Kết đoạn.
Trình bày tình cảm của em về con đường ấy.
_mingnguyet.hoc24_
Câu 8:
Nhấn mạnh được ý nghĩa về sự khổ nhọc của người làm nông nghèo khó, chỉ mong cho trời đất mưa thuận gió hòa từ đó gợi cảm xúc thấu hiểu, yêu quý thành quả lao động là hạt gạo của người nông dân đến đọc giả.
II. Phần tập làm văn
Một số ý:
- Mỗi ngày đi học em bước ra khỏi cổng nhà và bắt đầu hành trình trên con đường quen thuộc. Con đường này đã dẫn em từ ngôi nhà của mình đến trường học (nơi em được tiếp nhận tri thức từ thầy cô và gặp gỡ bạn bè).
- Con đường đi học ấy được bao phủ bởi những hàng cây xanh mát, tạo nên một không gian yên tĩnh và dễ chịu. Em có thể nghe tiếng chim hót và cảm nhận hơi gió nhẹ thoảng qua khuôn mặt mình rất thoải mái. Đôi khi, ánh nắng mặt trời chiếu qua những tán cây, tạo ra những đốm sáng rực rỡ trên đường đi trông thích mắt vô cùng.
- Có lúc khi đang đi trên đường em gặp gỡ những người quen hàng ngày là các bà cụ đang đi dạo, những em học sinh khác cũng đang đi học giống mình. Em và mọi người trao nhau những lời chào thân thiện, tạo nên một không khí gần gũi hòa đồng trên đường.
- Từng bước chân của em vang lên trên mặt đường, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng và đều đặn.
+ em cảm nhận được sự sống động xung quanh, âm thanh xe cộ và tiếng cười của trẻ em chơi đùa.
- Sau cùng thì em đến trường, được trải qua những giờ học thú vị bổ ích.
+ Con đường đi học hàng ngày không chỉ là một phần của tuổi thơ em mà còn là một hành trình tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.
Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với
nãy thì hỏi từ láy h lại hỏi bài 2 cx chỉ dùng 1 CT " thôi nhé" z em hỏi cả bài ik cho vừa
Mặt trước :
C1
C2 b
C3 mình ko nhìn rõ
C4 a
C5 a ( mình ko chắc )
C6 a
C7 b
C8 d
C9 c
C10 b
C11 b
C12 c
C13 c
C 14 ko biết
Bạn vào Word , sau đó bạn vào insert , có chữ table , kick vào rồi chọn số ô bạn cần , hết r ^^ Yên tâm nhaa mình giỏi tin lắm năm nào mình cũng 9.8 tin mà
bài 1 :
Khiên tốn:
C1: có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ.
C2: Trái nghĩa với kiêu, kiêu căng, kiêu ngạo
Hân hoan:
C1: vui mừng, biểu lộ rõ trên nét mặt, cử chỉ
C2: đồng nghĩa: hoan hỉ
Chào đón
C1: (Trang trọng) hân hoan đón mừng
C2: đồng nghĩa: đón chào
Quy tắc:
C1: những điều quy định đòi hỏi phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó (nói tổng quát)
C2: đồng nghĩa: luật lệ
Chia sẻ
C1: cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu
C2: đồng nghĩa: chia sớt, san sẻ
bài 2 :
bài 3:
Vào đời Hùng Vương đời thứ mười tám, có một người con gái gọi là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính tình lại hiền dịu nên ta rất mực yêu thương, chiều chuộng. Khi Mị Nương đã đến tuổi cập kê, vua cha muốn kén cho con một chàng rể thật xứng đáng. Vì vậy, đã cho người đi loan báo khắp nơi, mong tìm được chàng rể ưng ý.
Chẳng bao lâu sau đã có hai chàng trai đến cầu hôn. Ai cũng mang cốt cách phi phàm, không giống người thường. Trong bụng Hùng Vương đã có phần ưng ý lắm. Một ngưòi tự xưng là Sơn Tinh, tướng mạo khôi ngô, dáng vẻ hùng dũng và oai phong. Sơn Tinh mặc áo bằng da hổ trắng, vai mang cung tên, tay cầm rìu lớn, giọng nói oang oang. Người này tài phép cao cường: vẫy tay về phía đông, phía đông lập tức nổi lên nhiều cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Ta và triều thần ai nấy đều khâm phục hết sức. Người thứ hai cũng hùng dũng không kém. Người đó tự xưng là Thủy Tinh, sống ở miền nước thẳm. Sơn Tinh có thân hình to lớn, tóc xanh, xoăn tít. Vị chúa vùng nước thẳm khoác trên mình bộ giáp bằng vảy cá, sáng lóng lánh dưới ánh mặt trời. Tay cầm một thanh mâu lớn, cao hơn trượng. Khi thanh mâu vừa đuợc vung lên thì ờ đâu kéo đến một luồng gió mạnh kèm theo mây đen và chỉ một lát sau, mưa trút xuống ào ào, khiến tất thảy đều kinh sợ. Cả hai người đều tài giỏi, đều xứng đáng làm rể ngài. Nhưng Hùng Vương chỉ có một người con gài, biết nhận lời ai, từ chối ai. Suy nghĩ đắn đo mãi không được, ngài bèn triệu các Lạc hầu, Lạc tướng vào bàn bạc. Sau khi bàn bạc xong xuôi, ngài phán như sau:
- Cả hai Ngài đều vừa ý ta. Song ta chi có một người con gái, biết gả cho ai bây giờ? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến truớc, ta sẽ gả con gái cho người đó.
Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đồng ý với quyết định của ta. Hai chàng còn hỏi ta lễ vật gồm những gì. Suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng vì có phần ưng Sơn Tinh hơn nên lễ vật ta đưa ra gồm toàn những thứ có thể dễ dàng tìm thấy ở trên cạn: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”
Quả thực, trời không phụ lòng người. Sáng tinh mơ hôm sau, khi Hùng Vương còn đang yên giấc, Sơn Tinh đã đem lễ vật đến trước điện. Lễ vật đã đầy đũ, ta cho phép Sơn Tinh rước Mị Nương về núi. Đoàn rước dâu vừa đi được một đoạn thì Thuỷ Tinh đem lễ vật đến. Nghe tin Hùng Vương đã gả Mị Nương cho Sơn Tinh, Thủy Tinh điên cuồng giận dữ, đem quân đuổi theo.
Đức vua không thể khuyên giải được nên cho người phi ngựa hỏa tốc báo tin cho Sơn Tinh. Nghe tin, Sơn Tinh không hề nao núng mà còn động viên để Hùng Vương yên tâm. Nhưng lòng đức vua như có lửa đốt khi nghĩ lại ánh mắt đỏ ngầu, tiếng thét man rợ của Thuỷ Tinh lúc nghe tin mình đến trễ, không cưới được vợ. Cùng lúc đó, từ phía cung điện, đức vua lại nhìn thấy những vầng mây đen cùng những cơn cuồng phong đang ùn ùn kéo tới chỉ chờ đợi nhấn chìm thành Phong Châu của ngài trong biển nước. Một dự cảm không lành ngập tràn trong lòng ta. Quả thật, điều ta lo sợ đã xảy ra. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước làm ngập nhà cửa, làng mạc. Thành Phong Châu dần dần ngập chìm trong nước. Hùng Vương và triều thần tìm mọi cách đưa người dân lên núi cao lánh nạn mà trong lòng vần không nguôi lo lắng cho vợ chồng Mị Nương. May thay, trước những đòn tấn công dữ dội của Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng không hề thua kém, một tay bốc từng quả đồi, một tay dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước dữ. Binh tôm, tướng cá của Thuỷ Tinh kéo đến đâu đều bị mãnh hổ và voi trắng hạ gục đến đấy. Nước dâng cao lên bao nhiêu thi đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận đánh càng ngày càng gay go ác liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về trong nhục nhã ê chề.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Vào những ngày ấy, Hùng Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng góp sức cùng Sơn Tinh, mong chàng giành thắng lợi, mang lại bình yên cho muôn dân. Quả là như vậy, năm nào Sơn Tinh cũng giành thắng lợi, Thuỷ Tinh đánh mãi, mỏi mệt lại rút quân về. Nhưng sau bao lần thất bại mà Thuỷ Tinh vẫn không thôi ý chí báo thù, đúng như câu ca dao:
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”
câu 2 nè: Vì truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là loài truyện nhân gian kể về thời Vua Hùng thứ mười tám.
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (như Sơn Tinh có thể dời núi , bốc đồi , Thuỷ Tinh có thể hô mưa , gọi gió...) .Truyện giải Thích hiện tượng lũ lụt đồng thời ca ngợi , suy tôn công lao dựng nước của các Vua Hùng.
Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.
Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo. Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở. Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.
Bài 1
Xuân:
Nghĩa gốc: Mùa Xuân
-Nhiều Nghĩa : tuổi xuân, thanh xuân
Mắt:
Nghĩa ngốc : Đôi mắt
- Nhiều Nghĩa :Mắt na, mắt bé
Bài 3:
"Dẫu con di suốt cuộc đời,vẫn không đi hết những lời mẹ ru".Khi con chào đời, mẹ nhẹ nhàng âu yếm con hát ru con ngủ. Những câu hát ấy con đâu thể quên. Mẹ yêu thương con, luôn dành cho con những điều tốt nhất. Mẹ luôn bên cạnh em, gần gũi và hiểu em muốn gì và cần gì nhất.
Mẹ em năm nay đã ba mươi tám tuổi. Dáng mẹ mảnh mai tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ hiền, chịu thương chịu khó. Đôi mắt đen láy luôn nhìn em với ánh mắt đầy tình yêu . Mẹ có khuôn mặt hình trái xoan với làn da ngăm đen. Khi mẹ cười nhìn mẹ như những đóa hoa của vuổi sáng sớm. Nếu có ai hỏi em rằng" cháu thích điểm gì nhất ở mẹ" em sẽ không ngại ngần mà nói , em thích nhất đôi bàn của mẹ. Đôi bàn tay ngày nào giờ trở nên thô ráp đã có nhiều vết trai.
Mẹ em là một giáo viên dạy cấp 2, mặc dù công việc của mẹ khá bận nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian cho em. Buổi sáng mẹ dậy lúc 6h để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình mỗi bữa ăn đó mẹ gửi gắn một chút tình yêu thương vô bờ. Khi đến trường mẹ dạy các anh chị như con của mình, mẹ không thiên vị ai cả. Buổi tối, mẹ dành ra 30 phút để hướng dẫn em học rồi sau đó mẹ mệt mài bên những trang giáo án. Mẹ em là một người rất khiêm khắc nhưng nghiêm khắc đó là muốn em trưởng thành hơn bây giờ.
Mẹ em là vậy đấy, nhưng trong lòng em mẹ vẫn luôn là một người phụ nữ nhân hậu, đảm đang...Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ tình yêu thương của mẹ dành cho em. Con chỉ muốn rằng " Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm "
Năm 179(TCN) quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc.
Năm 40 quân Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán.
Năm 248 là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu.
Bài 3.Vì Hai Bà Trưng rất căm thù giặc,vì Hai Bà Trưng muốn đền nợ nước,trả thù nhà,vì Thi Sách(chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định bắt và giết hại.
Năm 111(TCN) và năm 43 không có sự kiện nào đâu bạn nha
Bài 2 mình không vẽ được mong bạn thông cảm