K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn trích sau: ( nhóm 6)“Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội…”a. Nêu tên tác phẩm có chứa đoạn trích trên. Giải thích nhan đề tác phẩm đó.b. Trước hành động của hai tướng Sở và Lân, Quang Trung –Nguyễn Huệ đã có quyết định như thế nào? Quyết định ấy cho ta hiểu gì về vẻ...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau: ( nhóm 6)

“Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội…”

a. Nêu tên tác phẩm có chứa đoạn trích trên. Giải thích nhan đề tác phẩm đó.

b. Trước hành động của hai tướng Sở và Lân, Quang Trung –Nguyễn Huệ đã có quyết định như thế nào? Quyết định ấy cho ta hiểu gì về vẻ đẹp nhân vật anh hùng Nguyễn Huệ?

c. Dựa vào nội dung văn bản có đoạn trích trên , em hãy sáng tỏ vẻ đẹp của một nhà lãnh đạo quyết đoán, mạnh mẽ và bản lĩnh phi thường của vua Quang Trung bằng một đoạn văn Tổng –Phân- Hợp, có độ dài khoảng 10 – 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán. (Gạch chân – chú thích).

Giúp mình với ạ

0
Bài 2: Cho đoạn trích sau:        “Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội.Vua Quang Trung nói:- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước....
Đọc tiếp

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

        “Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội.

Vua Quang Trung nói:

- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài… Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng…”

 

 Câu 1: Đoạn trích trên liên quan đến sự kiện nào trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”?

Lời thoại trên là của vua Quang Trung nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

 

 

 

Câu 2: Trước hành động của Sở và Lân, vua Quang Trung đã có quyết định như thế nào? Vì sao vua Quang Trung lại có quyết định như vậy? Quyết định ấy cho em hiểu gì về nhân vật?

 

 

Câu 3: Chỉ ra dụng ý trong câu: “Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng ". Theo em, vì sao nhân vật lại không thực hiện đúng những điều mình đã nói? Chi tiết này giúp em hiểu thêm gì về nhân vật? 

 

 

Câu 4: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn “Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng.”

 

Câu 4: Ghi lại một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên?

Câu văn có lời dẫn trực tiếp?

 

0
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao...
Đọc tiếp
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
0
Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. – Quân Thanh...
Đọc tiếp

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:

– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

1
3 tháng 3 2018

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

Tham khảo :

+ Xưng đế : được nhân dân ủng hộ, tin tưởng => thế lực quân ta sẽ mạnh hơn.

+ Thể hiện được sự tự do, độc lập của nước nhà, không phụ thuộc vào bất cứ một thế lực, quốc gia nào khác.

__Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu, vì:

+ Lợi dụng sự chủ quan, kiêu ngạo của địch vì chúng đã chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.

+ Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu, chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện vào dịp Tết Kỉ Dậu.

11 tháng 8 2019

Tham khảo

Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trích từ: -------------------
Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Trích từ: -------------------
Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.
Trích từ: -------------------
Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt. 2670+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Nguyễn Tấn Hiếu | +1đ điểm giá trị
Thứ 3, ngày 22/05/2018 09:50:33
Chat Online
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai roongjmaf ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tinhfcuar vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung ( khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hinh ảnh của vua Quang Trung..có sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..). Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
vô trang mình 5 sao nha