K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1 (2 điểm): Gạch chân từ không cùng hệ thống trong các dãy từ sau:

a/ Xanh biếc,xanh xao,xanh lơ,xanh thẫm
b/ Lóng lánh,mênh mông,rì rào,thưa thớt
c/ Nhanh nhảu,nhanh nhẹn,nhanh nhạy,nhanh nhanh

d, Xuân , hạ , thu , đông
Bài 2 (1 điểm): Đọc 2 ví dụ sau:
a/ Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
b/ Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh .
 Nghĩa của từ xanh trong câu a là: ..............................................................................................

 Nghĩa của từ xanh trong câu b là: .............................................................................................. Bài 3 (2 điểm) Điền những cặp từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa vào chỗ trống trong các câu thành ngữ sau:
a/ ......................lang...................sói.

b/ Chân................đá.......................
c/ .....................người..................dạ.

d/ ......................xuôi..................lọt.
Bài 4 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau:

(1) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (2) Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. (3)Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. (4) Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (5) Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. (6) Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô.

                                                        ( Cô Tô - Nguyễn Tuân )

Điền vào chỗ trống các câu sau :

1, Câu ......................... là câu ghép , Câu ....................... có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian.

2, Cảnh thiên nhiên trên đảo Cô Tô ‘‘ngày thứ năm’’ có đặc điểm gì nổi bật ? Vì sao ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nhấn mạnh điều đó

Bài 5 : Đọc đoạn trích trong bài thơ Hà Nội sau :

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao .....

1, Nêu tên tác giả và thể loại của những câu thơ trên 

Bài 6 : Có em học sinh đã chép một bài thơ như sau :

Không gì thích bằng nằm võng

Tha hồ được ngắm vòm cây

Tha hồ nghe chim chò chuyện

Ở phía sau tán lá giày.

Không gì thích bằng nằm võng

Khép đôi mắt lại và ....mơ

Võng là một con thuyền nhỏ

Trở em đi khắp bến bờ.

Tuyệt nhất là khi có nội
Ngồi bên kể truyện thầm thì

Trong mơ chắc chắn em được

Một bà tiên dắt tay đi ...

(Nằm võng – Phan Chí Anh)

1, Gạch chân những từ viết sai trong đoạn thơ trên 

2,Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

3, Đặt câu có từ ‘‘nội’’ đồng âm với từ ‘‘nội ’’ trong bài thơ trên

4,Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bạn nhỏ nằm võng trong bài thơ này:

 

1
15 tháng 8 2019

1. a. xanh xao

b. rì rào

c. nhanh nhạy

2. - nghĩa gốc: màu xanh

- nghĩa chuyển: trẻ

3. Lòng - dạ

- cứng - mềm

- một - một

- đầu - đuôi

15 tháng 8 2019

a, Nghĩa từ xanh chỉ một màu sắc của tán lá sen

b, Nghĩa của từ xanh trong câu b muốn chỉ đến tuổi trẻ

- Nghĩa của từ xanh trong câu a là: Chỉ một màu xanh của lá sen, xanh ở đây à một màu xanh thanh khiết, tự nhiên.

- Nghĩa của từ xanh trong câu b là: Chỉ một sự non nớt, không phải là màu xanh mà ở đây chỉ em vẫn còn trẻ, màu xanh ở đây tượng trưng cho sự trẻ trung, năng động.

a/ Xanh biếc, xanh xao, xanh lơ, xanh thẫm
b/ Lóng lánh, mênh mông, rì rào, thưa thớt
c/ Nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhanh nhạy, nhanh nhanh

d, Xuân , hạ , thu , đông

15 tháng 8 2019

a/ Xanh biếc,xanh xao,xanh lơ,xanh thẫm
b/ Lóng lánh,mênh mông,rì rào,thưa thớt
c/ Nhanh nhảu,nhanh nhẹn,nhanh nhạy,nhanh nhanh

d, Xuân , hạ , thu , đông

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 3 2019

Bài ca dao có cách điệp vòng tạo nên sự đăng đối. 

Câu 2: Lá xanh, bông trắng, nhị vàng

Câu 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

=> Cách diễn đạt này đã nhấn mạnh những vẻ đẹp của hoa sen dù sống trong môi trường bùn lầy "hôi tanh". Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen thực chất là người xưa muốn tôn lên vẻ đẹp của những người có phẩm chất cao quý dù sống ở chốn bùn lầy nhơ bẩn.

14 tháng 3 2019

thank hương

Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi...
Đọc tiếp
Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết… + Câu 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh có vai trò đặc biệt làm nhiệm vụ chuyển từ nghĩa hiển ngôn sang nghĩa hàm ẩn. Đảo thứ tự miêu tả của câu 2 để nhấn mạnh sự hài hoà tuyệt dối về màu sắc và vẻ đẹp toàn bích của hoa sen. – Người xưa ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, mượn hoa sen dể phản ánh lẽ sống cao quý và niềm tự hào, tự tin vào bản chất, phẩm giá trong sạch của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Bút pháp tả thực kết hợp hài hoà với bút pháp ước lệ, tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp khác thường của hoa sen. – Nhịp thơ chậm rãi 2 / 2 / 2… khiến câu thơ như một sự chiêm nghiệm, suy ngẫm dể đi đến khẳng định chắc chắn, không gì thay đổi được. – Nghệ thuật miêu tả tưởng chừng tự nhiên, giản dị nhưng thực chất đã đạt tới độ tinh tế, điêu luyện. 3. Kết bài: – Bài ca dao tôn vinh vẻ đẹp toàn bích của hoa sen, xứng đáng tượng trưng cho vẻ dẹp của con người chân chính. – Sức sống của bài ca dao lâu bền cùng sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Cảm nghĩ về bài Trong đầm gì đẹp bằng sen mẫu 1 Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông xanh, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Không hiểu bài ca dao này xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là bài ca dao mà nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa triết lí sâu xa gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời. Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa nhằm phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Câu 1 khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của hoa sen. Câu 2 và câu 3 tả thực cây sen. Câu 4 nói đến thương thơm của hoa sen. Bốn câu trong bài đều rất hay, nhưng mỗi câu hay một cách. Trong câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen, tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình, để rồi sau khi so sánh, cân nhắc, họ sẽ rút ra kết luận không thể khác. Đến câu thứ 2: Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở câu trên là đúng, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bông trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật là màu trắng thanh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của hoa sen. Từ chen nói lên sự kết hợp hài hòa giữa hoa và nhị. Tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ với những nét chấm phá diệu kì. Sang câu thứ 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài. Đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự khác thường trong cách gieo vần (ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên hợp lí về cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở câu thứ ba tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là lời nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chi tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, thật đầy đủ, tỉ mỉ. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của hoa sen: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý (cúc, mai, liên... ) xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc những câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng nở bừng một đóa hoa sen thật đẹp! Câu thứ 4: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết là câu thơ tả thực về cây sen trong môi trường sống của nó. Sen thường sống ở trong ao hoặc trong đầm; ấy vậy mà hoa sen lại tỏa ra một mùi thơm thanh khiết lạ lùng. Có thể coi đây là đỉnh điểm của nội dung bài ca dao. Thiếu câu này, hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa nhân sinh. Nếu ta cho câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng hoa sen thì đến câu kết thúc của bài thơ, bông sen trong tự nhiên đã hóa thành bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà ý nghĩa tượng trưng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Đọc đến câu này, hầu như không ai dừng lâu để suy nghĩ tới nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó mà chuyển sang hiểu theo nghĩa bóng (hàm ngôn) với triết lí sâu xa ẩn chứa trong đó. Chính vì vậy mà tính chất ẩn dụ tượng trưng của hình tượng thơ nổi lên lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa đặc biệt kì diệu, khép lại nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thân tình. Thế là trong phút chốc, sen đã hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo nghĩa bóng với mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tùy theo trình độ mỗi người. Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ của nó. Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen và ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
2
2 tháng 12 2021

trời móa, ko ai rảnh đâu nha, ngồi vừa đọc vừa bóc lịch à ( là phong đại đấy, đừng mà khịa lại là '' Mọe ơi thằng này đọc chậm thế, bla bla bla '' nha :))) 

2 tháng 12 2021

MÁ OI

ĐÂU RẢNH MÀ ĐỌC

THỜI GIAN ĐÓ GẶM CHUYỆN VS CÀY PHIM CÒN HƠN

Bài 1 : Cho các từ mượt , hồng , vàng , trắng a , Tạo từ phức , từ láy với bốn từ này b , Viết đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu " Chủ đề tự chọn " chứa các từ láy đã tạo ở trên Bài 2 : Cho các từ đơn , xanh , trắng , vàng a , Em hãy tạo các từ láy và từ ghép b , Trong các câu thơ sau " Từ xanh được dùng với chức vụ gì Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ( Mùa xuân nho nhỏ -...
Đọc tiếp

Bài 1 : Cho các từ mượt , hồng , vàng , trắng a , Tạo từ phức , từ láy với bốn từ này b , Viết đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu " Chủ đề tự chọn " chứa các từ láy đã tạo ở trên Bài 2 : Cho các từ đơn , xanh , trắng , vàng a , Em hãy tạo các từ láy và từ ghép b , Trong các câu thơ sau " Từ xanh được dùng với chức vụ gì Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ) Trâu về xanh thản Thái Bình Nứa mài gài chặt mối tình ngược xuôi ( Việt Bắc - Tố hữu ) Bài 3 : Đặt câu với mỗi từ sau : Nhỏ nhắn , nhỏ nhặt , nhỏ nhẻ , nhỏ nhen , nhỏ nhoi Bài 4 : Giải thích nghĩa các từ ghép được gạch chân a , Mọi người phải cung nhau gánh gác việc chung Từ gạch chan ở đây lừ gánh vác b , Đất nước ta đang trên đà , thay da , đổi thịt Từ gạch chân dưới đây là từ Đất nước c , Bà con lối xóm ăn ở với nhau rất hòa thuận Từ gạch chân dưới đây là từ ăn ở d , Chị Võ Thị Sáu có một ý trí sắt đá trước quân thù Từ gạch chân dưới đây là từ sắt đá Các anh chị giải giúp em bài tập văn với ah

    0

    Tham khảo
    - Trong câu thơ đầu, tác giả dử dụng phép so sánh k bằng nhắm khẳng định sen là loài cây đẹp nhất đầm.Câu thứ ba đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật di lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưuthuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lí nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

    25 tháng 11 2021

    Một số biện pháp nghệ thuật:
    + Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
    + Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
    + Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
    + Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.Tác dụng:Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân gần gũi với hoa sen, hiểu và yêu quý sen hơn cả. Họ đã nhiều lần trân trọng đưa hoa sen vào ca dao. Họ mượn cái thanh khiết lạ kì của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bài ca dao này, hoa sen đã lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý vào văn chương và vào lòng người dân đất Việt. 

    7 tháng 12 2016

    a) ND : Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.


    b) Một số biện pháp nghệ thuật:

    + Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
    + Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
    + Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
    + Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.

    7 tháng 12 2016

    Bài 2:a)là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
    b) Cách dùng câu hỏi tu từ ngay từ câu mở đầu, lối tả từ lá tới hoa rồi đến nhị và lại đảo ngược từ nhị đến hoa rồi tới lá, kết hợp với câu kết cuối bài theo lối phủ định để mà khẳng định của tác giả dân gian – nhân dân bao đời – cùng hình ảnh bông sen, toà sen chốn Phật đài hay trên bàn thờ của gia đình, trên miếu thờ, đình thờ của dòng họ, xóm làng… đã khiến tuyệt đại bộ phận người Việt xưa cũng như nay đều hiểu bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp thanh tao của bông sen, từ đó để ngụ ý ngợi ca phẩm chất cao quý trong sạch của con người. Cảm thức ngôn ngữ cùng với cảm thức văn hoá được thấm nhuần trong huyết quản dường như đã khiến hiếm người Việt, và thậm chí cả người nước ngoài nắm vững ngôn ngữ Việt, văn hoá Việt cũng không hiểu theo nghĩa “bài ca dao hàm chứa thói vô ơn phản trắc…”.

    c)

    Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:

    Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

    Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

    Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời.''Có xáo thi xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con''Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.''Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn''

     

    Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi bên dưới:Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là 1 ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần giông bão , thì bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy . Cây trên núi đảo lại thêm xanh mươt nước biển thêm lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng...
    Đọc tiếp

    Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là 1 ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần giông bão , thì bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy . Cây trên núi đảo lại thêm xanh mươt nước biển thêm lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và bầy cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão thì nay lưới lại càng thêm mẻ cá giã đôi.

    a,Chỉ ra các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ trong đoạn văn trên?

    b, Sau dông bão, Cô Tô lại đẹp hơn, bầu trời trong sáng, cây xanh hơn.....Qua đó, em thấy đặc biệt gì ở mảnh đất này?

    c, Cô Tô là bài kí rất hay về thiên nhiên vùng biển đảo quê hương. Bài kí gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên?

     Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn

    2
    4 tháng 4 2021

    Cũng trong sáng như vậy nước biển thêm xanh biếc đậm Đà hơn hết cả mọi khi là so sánh

    4 tháng 4 2021

    Aggwehvff