Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Dùng nước xong khóa ngay vòi nước.
- Không để nước chảy tràn ra bể.
- Không xả nước lênh láng để nghịch.
- Nhắc nhở mọi người trong gia đình không được lãng phí nước.
câu 2:
Một số chất rắn hòa tan trong nước: muối, đường,...
Một số chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát, đá,...
câu 3:
Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây
câu 4:
Bổ sung nước cho cơ thể ; Tránh xa một số loại thức ăn ; ...
câu 6:
không màu, không mùi, không vị
câu 7:
Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp là : tiêu chảy, tả, lị…
câu 8:
Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành 4 nhóm : - Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. - Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. - Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
câu 9:
- Ngành công nghiệp cần nhiều nước để sản xuất ra các sản phẩm.
- Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước nhất (lớn hơn từ 5 - 6 lần lượng nước sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt)
BÀI 1: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
Câu 1: Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể.
- Chất đạm giúp xây dựng, đổi mới cơ thể:
+ Tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên.
+ Thay thế tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
Câu 2: Nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể.
- Chất béo rất giàu năng lượng.
- Giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.
BÀI 2: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
Câu 3: Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
(Hoặc: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?)
- Đạm động vật: nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng khó tiêu.
- Đạm thực vật: dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
Câu 4: Tại sao nên ăn cá trong các bữa ăn?
- Chất đạm do thịt các loài gia cầm, gia súc cung cấp khó tiêu.
- Chất đạm do các loài cá cung cấp dễ tiêu => nên ăn cá.
BÀI 3: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
Câu 5: Nêu cảm giác của em lúc khỏe; khi bị bệnh, em cảm thấy trong người như thế nào?
- Khi khỏe mạnh: cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Khi bị bệnh, có những biểu hiện: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,...
Câu 6: Em cần làm gì khi bị bệnh?
- Báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
BÀI 4: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
Câu 7: Hãy nêu những tính chất của nước.
- Là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- Chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật, hòa tan được một số chất.
BÀI 5: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Câu 8: Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được những tiêu chuẩn nào so với nước thu được bằng cách lọc thông thường?
- Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn:
+ Khử sắt.
+ Loại bỏ các chất không tan trong nước.
+ Sát trùng.
- Nước thu được bằng cách lọc thông thường:
+ Chỉ loại bỏ được một số chất không tan trong nước.
Câu 9: Tại sao cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- Để diệt hết các vi khuẩn, loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
1, Để duy trì sự sống, con người cần:
+ Không khí để thở
+ Nước để uống
+ Ánh sáng, Nhiệt độ phù hợp
2, chất đường bột: là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
3, Tính chất của nước là : nước là một hợp chất vô cơ ; là chất lỏng không màu , không mùi , không vị .
4. *Tính chất của không khí:
- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị
- Không có hình dạng nhất định
- Có thể bị nén lại hoặc dãn ra
5, * Không khí gồm có:
-Khí ô-xy
-Ni-tơ.
-Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
6, - Nguyên nhân : Do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng kem quá mức và chế độ ăn uống nghèo Canxi và Photpho
7, để phòng tránh tai nạn đuối nước em cần :
- Nếu không biết bơi thì không nên xuống nước.
- Không bơi ở những nơi nước chảy xiết, có xoáy nước.
- Tuân thủ các quy định của khu vực bơi.
- Phải khởi động trước khi đuối nước để tránh bị chuột rút.
8, Nước chiếm khoảng 70% cơ thể chúng ta. Vì thế, nước chính là một phần tất yếu của cuộc sống.
1.Con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp để duy trì sự sống.
2.Chất bột đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng của cơ thể. Khi vào cơ thể, chúng chuyển thành đường glucose. Glucose được các tế bào sử dụng làm năng lượng cho các hoạt động sinh hoá, phần thừa chuyển hoá thành mỡ.
3.Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan được một số chất.
4.Không khí có các tính chất: trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
5.Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
Trong đó, ô-xy là quan trọng nhất đối với con người.
6.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương nhưng chủ yếu là do thiếu vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi của cơ thể. Với trẻ sơ sinh, bệnh còi xương là do trong thời kỳ mang thai người mẹ thiếu hụt vitamin D, điều này gây mất cân bằng canxi ở thai nhi khiến trẻ bị còi xương ngay từ trong bào thai. Thiếu ánh nắng mặt trời, đây là nguyên nhân hay gặp do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng, nhà chật trội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc nhiều quần áo hoặc không được đưa ra ngoài trời tắm năng hay ở vùng cao có nhiều mây mù… khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
Chế độ ăn không hợp lý, nghèo canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác hoặc trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu vitamin D3. Ngoài ra, trẻ không được bú mẹ thường xuyên, trẻ ăn bột quá sớm, ăn bột nhiều cũng gây ức chế hấp thụ canxi.
7.Nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi.
8.– Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng…
– Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng.
#Fiona
Chúc bạn học tốt !
Đặt khay có nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy khay ra thì ta thấy nước đông thành đá. Đây là hiện tượng đông đặc.
khí, lỏng, rắn
Ba thể của nước là : rắn , lỏng , khí .