K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2016

Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”. 

Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”là một cách nói ẩn dụ. “Cuốn vở không trang cuối” là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới… làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói “Học vấn là cuốn vở không trang cuối” vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet… mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng  học chưa bao giờ dừng lại.Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc - Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm”. Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện.“Học tập là cuốn vở không trang cuối”. Lênin cũng đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.
“Học vấn là cuốn vở không trang cuối” là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại @. 
1 tháng 2 2016

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

16 tháng 3 2016

Truyện ngắn “ Bức tranh của em gai tôi ” Tạ Duy Anh là truyện ngắn hay . Hay ở lời viết , cách dùng ví von và bình dị có sức lay động xa . Trong hai nhân vật Kiều Phương và người anh đều có nét đáng yêu .Nhưng trong đó nhân vật người anh đã để lại cho người anh nhiều ấn tượng.
Cái biệt hiệu là “ Mèo ” tặng cô em gái đã nói lên được tính hồn nhiên và ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng người anh vẫn có tính nhạo báng Kiều Phương . Anh trai của Kiều Phương “Khó chịu” khi thấy em gai hay “lục lọi các đồ vật với sự thích thú . Người anh tò mò xét nét “bí mật theo dõi em gái” khi nó tự chế thuốc vẽ . Qua hình ảnh này tác giả thể hiện một cách sinh động rõ nét cho bài văn .
Kể từ khi chú Họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương hết lời ca ngợi người bố nhìn bức tranh do Mèo vẽ “ôm thốc” reo lên . Người mẹ vừa đi làm về nghe được dơ dang câu chuyện thì mẹ Kiều Phương không kìm nổi xúc động . Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp Kiều Phương phát huy tài năng . Mọi người quan tâm hạnh phúc trước tài năng hội họa của em . Người anh nhỏ bé tự thấy mình đau khổ , tủi thân nhiều lúc muốn khóc thầm . Vì thế sinh ra thói ghen ghét , cáu bẳn trước việc làm của em . Qua đây thể hiện một nét tính cách thường thấy trong hàng ngày . Đò là sự ghen tỵ về bản thân khi thấy mình không bằng được người khác .
Cảnh cuối cả gia đình đi nhận giải thưởng . Cảnh này có hai nhân vật người anh .Người anh trong tranh và người anh ở ngoài .Đứng trước bức tranh của người em gái trong kỳ thi vẽ quốc tế , người anh thấy ngỡ ngàng , hãnh diện , sau đó là xấu hổ . Đây là diễn biến tâm lý của người anh . Ngỡ ngàng vì sao trng tranh em lại vẽ về mình nhỉ . Hãnh diện là vì em gái vẽ về mình và cậu bé trong bức tranh kia sao đẹp và thơ mộng thế . Xấu hổ là vì mình đã đối xử với người em không được nhẹ nhàng lắm diễn biến tâm trạng cùng với suy nghĩ “đấy là lòng nhân hậu của em con đấy . Cho thấy người anh đã thức tỉnh để nhận ra những vết nhọ trong tâm hồn mình . Đây là sự thức tỉnh đáng trân trọng của người anh . 
Qua hình ảnh của nhân vật người anh và thức tỉnh trong tâm hồn của nhân vật đó , nhà văn muốn nói với chúng ta . Cần vượt qua mặc cảm ,tự ti, không nên ghen tỵ với người thành công . Như thế thì chúng ta sẽ tìm được niềm vui trân thành . Dưới ánh sáng nghệ thuật của hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu như đang cùng tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước cùng hướng về “Tương lai vẫy gọi”

19 tháng 4 2016

Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng.iờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...

16 tháng 3 2016

Văn 7 hoặc văn 12 nha

16 tháng 3 2016

Bạn vào SGK đi

24 tháng 4 2016

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

 

Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đồng kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 6B

Em tên là: Nguyễn Thị An

Học sinh lớp 6 B Trường THCS Tô Hiệu, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Em viết đơn này xin trình bày một việc như sau:

Gia đình em hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Bố em là thương binh hạng 2/ 4, vết thương thường xuyên bị tái phát; mẹ em đang ốm nặng phải nằm bệnh viện; em còn hai em nhỏ đang đi học.

Vì vậy, em viết đơn xin nhà trường cho em được miễn học phí trong nămhọc này.

Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.

                                                                        Học sinh

                                                                        An

                                                                         Nguyễn Thị An

8 tháng 3 2016

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

8 tháng 3 2016

mk cũng bí câu đó

17 tháng 3 2016

Khi học bay luôn kêu than mệt và mơ mộng về sự tự do khi bay. Đến khi bay mới bắt đầu cảm nhận được bay mệt thế nào!!!!

18 tháng 3 2016

mình nghĩ cái này nói vè tình đoàn kết hay sao ấy 

22 tháng 4 2016

Tả con voi trong vườn bách thú:

Những bước chân chậm rãi nhưng to lớn, những tiếng xịt nước:"khịt,...khít"..chắc chắc chỉ có chú voi thôi..


Da chú nhăn nheo, hơi sần sùi. Da của chú có màu xám trông như ai tô màu lên người chú. Trông chú từ xa như một tảng đá khổng lồ ở trước mắt em.
Đầu chú lắc lư trông rất đáng yêu, có một đặc điểm rất kỳ lạ trong thế giới loài vật là cái vòi của chú - cái vòi sen tắm mát. Cái tay của chú để mỗi khi cu cậu ăn mía(món khoái khẩu của chú). Cái tai của chú mềm mại, hay dỏng lên như đang nghe ngóng gì đó. Tai chú to bằng chiếc quạt nan của bà em. Thân chú to lớn, béo núc ních như bạn Quý Long lớp em. Chân chú to, sừng sững như cột đình đủ để đỡ thân hình to lớn của chú. Cái đuôi chú phe phẩy, có một túm lông như cây chổi quét nhà.


Hàng ngày chú ta ra hồ tắm mát, sau đó chú về chuồng thưởng thức những cây mía ngọt lành.


Voi là loài thú hiền, rất giúp ích cho con người. Mọi người cần chăm sóc tận tình, bảo vệ nó hơn.

22 tháng 4 2016

1.a) Lần nào trở về với bà ,/ Thanh / cũng thấy bình yên và thong thả như thế.

                 TN                         CN                          VN

b) Trong vườn /, lũ chim / bay lượn ríu rít.

          TN               CN           VN

 c) Ở bên sườn núi, / cây cối / như tươi xanh, um tùm hơn.

              TN                  CN                    VN

2. Hôm nay ngày chủ nhật, mẹ đưa em và bé Bi vào Sở thú chơi. Từ xa em đã nhìn thấy một tấm biển treo trên đó có hàng chữ: “NƠI Ở CỦA CÁC CHÚ THỎ CON”, em và bé Bi dắt tay chạy vội đến xem. Đây là vương quốc của các loài thỏ, có rất nhiều loài thỏ khác nhau, con thì tai rất dài, có con tai lại ngắn, đốm đen … Nhưng em thích nhất là chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông. Cái mõm của chú nhòn nhọn luôn động đậy. Cái mũi đỏ lúc nào cũng ươn ướt, luôn luôn hít hít, thở thở. Bộ ria mọc ở hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền, rất khôn. Hai tai nó to như hai cái lá doi lúc nào cũng vểnh lên. Thầy giáo em bảo: “Thỏ là giống vật nghe rất tinh, rất xa”. Có một điều đặc biệt là khi muốn bắt thỏ chỉ cần cầm hai tai xách bổng lên là nó co cả mình và bốn chân lại. Làm như rất dễ xem thỏ béo hay gầy. Chú thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Người chăm sóc vườn thú vừa mới tung bó rau vào là chú đã sà vào ăn ngay. Vừa ăn vừa tròn xoe đôi mắt nhìn mọi người. Những sợi ria mép vểnh lên, cụp xuống theo nhịp thỏ ăn trông rất nghịch. Hai tai động đậy như lắng nghe những tiếng động ở mọi nơi. Một mẫu đuôi ngắn tí tẹo luôn ngo ngoe. Mải đứng ngắm bên chuồng thỏ, em không nghe thấy tiếng mẹ gọi. Đến khi một bàn tay đập nhẹ vào vai em, em giật mình, hóa ra mọi người đang chuẩn bị đi xem các con thú khác. Ra về, hình ảnh của các chú thỏ con xinh đẹp, đáng yêu vẫn lởn vởn ở trong tâm trí em. Em sẽ nói với mẹ cho em nuôi một chú thỏ xinh đẹp như chú thỏ ở trong Sở thú.