Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Con trai lớn của Nguyễn Kim bị Trịnh Kiểm sát hại. Nguyễn Hoàng cũng đứng trước nguy cơ đó.
- Đất Thuận Hóa, Quảng Nam là vùng đất rộng, dân thưa, thuận lợi phát triển cơ đồ. Dựa vào lời chỉ dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng đã xin anh rể vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng. Vì nghĩ rằng Thuận - Quảng là miền biên viễn xa xôi, Nguyễn Hoàng không thể cạnh tranh quyền lực được với mình nên Trịnh Kiểm đã đồng ý.
Đáp án cần chọn là: D
2.
* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:
- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.
* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:
- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.
- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.
* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:
- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.
- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.
- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.
- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
1. Kinh tế đại việt từ thế kỉ XVI - XVIII? Nhận xét.
a) Nông nghiệp
* Đàng Ngoài
- Thời Mạc Đăng Doanh, khi mà chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc triều, nông nghiệp yên ổn, nhà nhà no đủ.
- Từ khi diễn ra những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến, sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.
=> Nhận xét: Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói kém.
* Đàng Trong
- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng đế củng cố cát cứ.
- Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
- Năm 1698, đặt phủ Gia Định, sau đó sáp nhập vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên vào dinh này, lập thôn xóm mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kết quả của quá trình khai hoang mà nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa rất cao.
=> Nhận xét: Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. Đồng thời, Đàng Trong xuất hiện tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.
b) Thủ công nghiệp
- Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,...
- Nhiều làng thủ công nổi tiếng như Gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), các làng làm đường mía ở Quảng Nam,...
=> Nhận xét: Thủ công nghiệp phát triển đa dạng
c. Thương nghiệp
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị. Ở Đàng Ngoài có Thăng Long, Phố Hiến, ở Đàng Trong có Thanh Hà, Hội An, Gia Định.
- Trong thế kỉ XVII, ngoại thương phát triển, nhiều thương nhân châu Á và châu Âu đã đến Phố Hiến, Hội An buôn bán.
=> Nhận xét: Thương nghiệp được mở rộng, đô thị xuất hiện
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII các chúa Trịnh, chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy các thành thị suy tàn dần.
Lời giải:
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Để tránh khỏi nguy cơ bị anh rể ám sát như Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam
Đáp án cần chọn là: B