Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bí quyết thứ nhất: nhớ và đúc kết lại kiến thức đã học
Nguyên tắc của bí quyết này là: nhớ trước xem sau. Khi học, yêu cầu các bạn xem bài qua một vài lần, rồi sau đó khép tập lại, cố nhớ những nội dung vừa xem.
Phương pháp này chúng ta có thể áp dụng đơn giản như thế này, ví dụ: Sau khi mở ra một nội dung kiến thức nào đó các bạn đọc khoảng 2 lần, lần thứ 3 đọc lại cốt lõi và cuối cùng khép lại và cố gắng lôi ra trong đầu các bạn những gì vừa đọc xong. Không có nghĩa các bạn đọc lại toàn bộ, các bạn nhớ vấn đề cốt lõi và suy diễn những kiến thức đã học. Điều này cũng có thể áp dụng theo một phương pháp đó là, đi học về đừng vội ham chơi mà bỏ quên sách vở, các bạn mở sách sau giờ học ra và học hoặc đọc lại những kiến thức trên lớp và thông kê lại tri thức được học ở trường.
Bí quyết thứ 2: Tạo ấn tượng lần đầu trong bài học
Một bài học gấy ấn tượng ngay sau khi ở bục giảng, thường thì các bạn sẽ nhớ kiến thức liền và rất lâu đôi khi không cần phải học lại những có thể nhớ kiến thức và các vấn đề liên quan đến nội dung đó.
Phương pháp này các bạn áp dụng những cách sau có thể nhận biết: Ví dụ: Khi đang ở trên lớp đang tiếp thu những kiến thức của người thầy người cô, hãy chú ý, chú ý thật kỹ những gì người giảng dạy truyền đạt và theo dõi sách thì các bạn có thể ấn tượng và khắc sau ngay sau lần đầu tiền học
Ví dụ thứ 2: Trong quá trình khi chép những kiến thức bạn học, bạn cũng để ý những cái gì cần chú ý mà để gạch chân lại để sau khi mở sách ra nhớ lại những gì đã học thật sự điều này giúp bạn học bài rất nhanh và lâu. Có lợi trong việc nắm cốt lõi của bài học
Bí quyết thứ 3: Học cách đọc bằng mắt
Trong quá trình bạn đọc bằng mắt sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn rất nhiều khi đọc một nội dung kiến thức nào đó, phương pháp này giúp bạn học bài mau thuộc hơn rất nhiều, quan sát một cách toàn diện bao trùm hình ảnh của bài học một cách dể dàng. Ghi nhớ kiến thức bằng mắt khác rất nhiều so với các phương pháp khác, các bạn sẽ không bị làm phiền, chi phối bởi những âm thanh khác, vì vậy dễ tập tung, mau nhớ bài, tưởng tượng sâu hơn về kiến thức sự nghiền ngẩm được đánh giá cao trong trường hợp này.
Bí quyết thứ 4: Học và thời gian học, hiểu từ gốc rể
Phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu mọi gốc rể của nội dung kiến thức, đừng học đủ mà học học dư những gì mình muốn biết, Ví dụ: khi bạn học một giờ đồng hồ đã hiểu và giải các bài tập được, hay cộng thêm 30 phút nữa được có được gốc rể của kiến thức đó, đọc thêm những bài viết , kiến thức nội dung chương trình cao hơn đó, nó sẽ giúp bạn rất nhiều đấy, hãy thử nhé.
Đừng học một cách kéo dài thời gian một cách thụ động, sẽ không giúp bạn việc gì đâu, đừng kéo rê thời gian. Nếu bạn suy nghĩ trong đầu một giờ đồng hồ sẽ giải quyết xong một nội dung kiến thức nào đó thì hãy cố gắn tối ưu hóa thời gian còn 45 phút chẵn hạn thì bạn sẽ có nhiều thời gian để tìm hiểu kiến thức chuyên sâu hơn
Em chưa học nhưng sẽ giúp chị xem sao.
Ai cũng có một tuổi thơ đẹp với những trò chơi dân gian,gắn liền với những hình ảnh quê hương là cánh diều.Tôi là một cô bé cũng từng có những mơ mộng,tuổi thơ đầm ấm vui tươi như bao người.Hồi ấy,tôi mới lên lăm tuổi.Tôi vẫn nhớ rõ lắm kí ức thuở còn bé.
Một ngày hè oi bức,ba mẹ đưa tôi về quê thăm ông bà ngoại ở Hải Dương.Tôi lần đầu được về nơi đồng quê nên hơi bỡ ngỡ.Tôi chẳng quen ai ngoài ba mẹ,ông bà ngoại và cậu Trung mợ Huê.Ở đó tôi cảm thấy chán ngán khi suốt ngày chỉ chơi xếp hình lego.Tôi vô tình gặp bọn trẻ trong xóm muốn làm quen.Ban đầu,tôi hơi ngại khi tiếp xúc với người lạ.Sau rồi quen và chơi cũng khá thân với nhau.Hè năm ấy,tôi với bọn trẻ ra đồng chơi thả diều.Chúng dạy tôi cách làm diều và chơi diều như thế nào,dạy tôi làm chong chóng,..."Chơi cũng khá thú vị và bổ ích đấy chứ"-Tôi thầm nghĩ.Cũng từ đó mà tôi cũng hiểu nhiều và mùi thơm của đồng quê,tiếng cười,tiếng diều hay tiếng lá lúa rì rào trong gió mát.
Lần thứ hai tôi về quê là năm tôi bảy tuổi.Quê cũng chẳng thay đổi gì nhiều ngoài con đường mòn xưa đã thay bằng đường đá cho sạch,ruộng lúa mở rộng thêm.Lại một lần nữa,tôi lại lặp lại kí ức hè xưa.Nhưng,lần này tôi được bọn trẻ dẫn cho em vườn hoa của làng.Ở đây có hoa hướng dương,hoa cúc tần,...tỏa mùi hương thoang thoảng thơm thơm như mùi nước hoa.Chơi đùa và ngắm cảnh,hít thở không khí trong lành của nơi quê hương mà tôi lại lưu luyến không muốn rời xa nơi này.
Năm tháng trôi qua,tôi đã lớn hơn trước.Từ một cô bé gầy yếu,nay lại là một học sinh ưu tú của lớp.Nhờ có những kí ức đẹp của đồng quê đã khiến tôi càng mau chóng học hành đợi hè sang để được về quê thêm lần nữa.
Sorry không giúp được chị rồi.
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.
Nguồn gốcTheo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất mà tạo ra sóng địa chấn. Chúng được gây ra bởi các nguyên nhân[1]:
- Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. Xem thêm: Cấu trúc Trái Đất.
- Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. Xem thêm: Thiên thạch
- Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý và các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Trong quan niệm thông thường, động đất được hiểu là các rung chuyển đủ mạnh trên diện tích đủ lớn, ở mức nhiều người cảm nhận được, có để lại các dấu vết phá hủy hay nứt đất ở vùng đó. Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá và gây nứt vỡ. Nó ứng với động đất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc mở rộng đến các vụ thử hạt nhân. Chú ý rằng các địa chấn kế tại các trạm quan sát địa chấn được thiết kế để ghi nhận các động đất dạng như vậy, và lọc bỏ các chấn động do nhân sinh gây ra.
Nguyên nhân tự nhiên nội sinh liên quan đến vận động của các lớp và khối của Trái Đất. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất.
Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này. Nó dẫn đến phân loại:
- Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa
- Những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.
Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây của các nhà địa chất học cho thấy sự ấm lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của các hoạt động địa chấn. Theo các nghiên cứu này, băng tan và mực nước biển dâng gây ảnh hưởng đến áp lực tác động lên các mảng kiến tạo của Trái Đất, dẫn đến sự gia tăng về tần suất và cường độ của động đất.
Đặc điểmĐộng đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại.
Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị phá hủy.
Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".
Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicenter).
Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần.
Sóng khối: P, S, và sóng mặt: Love, RayleighCác nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm: hai loại gọi là sóng khối (Body waves) và hai loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves).
Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất. Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau:
- Sóng P: Sóng sơ cấp (Primary wave) hay sóng dọc (Longitudinal wave).
- Sóng S: Sóng thứ cấp (Secondary wave) hay sóng ngang (Shear wave).
- Sóng Love: Một dạng sóng mặt ngang phân cực ngang.
- Sóng Rayleigh: còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll)
Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô. Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ và tọa độ vụ động đất chính xác hơn.
Các thang cường độĐộ Richter1–2 trên thang RichterKhông nhận biết được2–4 trên thang RichterCó thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại4–5 trên thang RichterMặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể5–6 trên thang RichterNhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt6–7 trên thang Richter 7–8 trên thang RichterMạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.8–9 trên thang RichterRất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún>9 trên thang RichterRất hiếm khi xảy ra>10 trên thang RichterCực hiếm khi xảy raCác thang đo khác- Thang độ lớn mô men (Mw)
- Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF)
- Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK)
- Thang Mercalli (viết tắt là MM)
- Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản
- Thang EMS98 tại châu Âu
Đây chính là ảnh hưởng chính của động đất. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng. Độ rung lắc được đo bằng PGA (peak ground acceleration).
Sạt lở đất, lở tuyếtĐộng đất cũng giống như bão, hoạt động của núi lửa, v.v. chúng có thể gây ra sự bất ổn ở những nơi dốc, dẫn đến sạt lở đất. Sạt lở đất vẫn có thể diễn ra trong công tác cứu hộ.
Hỏa hoạnĐộng đất có thể gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí. Trong hoàn cảnh mà các đường ống nước bị thiệt hại và các dư chấn vẫn còn tiếp diễn, sẽ rất khó khăn để ứng phó với các đám cháy. Động đất San Francisco 1906 là một ví dụ điển hình khi số người thiệt mạng chủ yếu là vì hỏa hoạn chứ không phải động đất.
Sóng thầnSóng thần là một hậu quả nghiêm trọng của động đất. Nó có thể di chuyển với vận tốc lên tới 800 km/h, tùy thuộc vào độ sâu. Sóng thần có thể di chuyển hàng ngàn cây số và quét sạch nơi nó đi qua chỉ vài giờ sau động đất. Thông thường thì động đất với cường độ bé hơn 7,5 độ Richter không tạo ra sóng thần cho dù đã có một số trường hợp ngoại lệ được ghi lại. Xem thêm Sóng thần
Con ngườiĐộng đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, tài sản con người. Nó có thể dẫn tới dịch bệnh, thiếu các nhu cầu cơ bản, ảnh hưởng đến tinh thần...
Dự báo động đấtDự báo động đất (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song mục tiêu chính cần đạt là đánh giá nguy cơ xảy ra động đật của từng vùng, thể hiện ở bản đồ phân vùng nguy cơ động đất. Hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, nghĩa là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được.[2] Cho nên những người sống ở vùng có nguy cơ động đất không thể tránh nó được.
Có những thông tin nói về một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo, v.v. có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần, bằng chứng là chúng ít bị thiệt mạng trong tai biến này, song chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Sự chuẩn bị, ứng phó với động đấtKỹ thuật động đất (earthquake engineering) là một kỹ thuật với mục tiêu dự báo sự ảnh hưởng của động đất lên các tòa nhà,các công trình, kiến trúc và đồng thời thiết kế các kết cấu mới nhằm có thể hạn chế tối đa các thiệt hại. Các công trình, kiến trúc đã được xây dựng có thể dùng tới phương pháp trang bị địa chấn (seismic retrofitting) để nâng cao khả năng chống chịu động đất. Bảo hiểm động đất (earthquake insurance) có thể giúp cho các chủ tòa nhà, công trình tránh khỏi những thiệt hại về kinh tế do động đất gây ra.
Nên làm gì khi có động đất Một bệnh viện bị phá hủy sau động đấtĐộng đất không thể dự báo trước, song có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra.
Trước động đất- Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như ti vi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ.
- Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngã vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường.
- Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn.
- Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất.
- Với những nơi dễ ra vào, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn.
- Chọn một chỗ tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.
- Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà nên chui xuống gầm bàn.
- Tìm góc phòng để đứng. Tránh cửa kính.
- Tránh xa những vật có thể rơi xuống.
- Che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng.
- Nếu mất điện, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
- Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.
- Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng không được dùng thang bộ
- Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
- Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào.
- Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.
- Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống để đứng.
- Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu, không chui xuống gầm xe
- Kiểm tra xem có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nơi nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.
- Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.
- Mở ra-đi-ô để xem có tin tức khẩn cấp không.
- Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách.
- Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ.
Một trong những trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử là động đất Thiểm Tây 1556, xảy ra vào ngày 23 tháng 1. Hơn 830.000 người thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp này. Vào thời gian này, nhà chủ yếu được xây dựng theo kiểu yaodong, tức là được xây dựng trên phần dốc của đồi. Rất nhiều người đã thiệt mạng khi những ngôi nhà này bị phá hủy. Động đất Đường Sơn 1976 là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, giết chết 240.000 – 650.000 người.
Trận động đất năm 1960 xảy ra tại Chile (1960 Valdivia earthquake) chính là trận động đất lớn nhất từng được ghi lại bằng địa chấn kế với cường độ 9,5 độ Richter. Chấn tâm nằm ở gần Cañete, Chile. Năng lượng mà nó giải phóng mạnh gần gấp đôi so với trận động đất mạnh thứ nhì, động đất Alaska 1964.
Mười trận động đất mạnh nhất được ghi lại đều là siêu động đất, tuy nhiên chỉ có động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất với con người.
Tại Việt NamDo vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử.
Trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở ùng ngoài khơi Nam Trung Bộ năm 1923, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro.[3]
Hai trận trận động đất mạnh ghi nhận là động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,75 độ Richter, và động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ Richter. Những động đất này có chấn tiêu nông, nên vùng rung động phá hủy hẹp, không gây thiệt hại đáng kể.
Những động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam gần đây, thì có động đất cường độ khoảng 7,0 độ Richter xảy ra năm 2011 tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền bắc Việt Nam.
Những động đất cỡ dưới 6 độ Richter trên vùng đất Việt Nam thì mỗi năm có cỡ chục vụ. Gần đây nhất là vào lúc 08:18:23 ngày 25/11/2019, ở khu vực huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng xảy ra một trận động đất với cường độ 5,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 17km, khiến cho các tỉnh thành như Hà Nội, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương xảy ra hiện tượng rung lắc.
Chúc bạn học tốt.Câu 3 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
Câu 9 :
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.
Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.
II. Thân bài
Miêu tả chung về ngôi trường
- Trường em nằm ở một khu đất rộng.
- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.
- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.
Miêu tả chi tiết về ngôi trường
- Khu giảng dạy
+ Gồm có 3 tầng.
+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.
+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.
+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.
- Khu thư viện
+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.
+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.
+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.
- Khu thực hành
+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.
+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....
- Khu nhà xe
+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.
+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.
+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.
- Sân trường
+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...
+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.
- Hoạt động con người
+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.
+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.
+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.
+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.
III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.
Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.
Bài viết:
Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.
Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.
Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ.
Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương.
Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!
câu 3: Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.
câu 9: 1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
- Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
- Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
- Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Công dụng của ngôi trường:
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
hok tốt/skr
mk cho bn cái links ùi dax
bn chỉ cần bấm vô đó
kéo xuống, thấy chữ trả lời câu hỏi là bn nhìn mấy câu ng` ta tl ùi dax
Aries Bạch dương kute
Bn vào link này nè!:
http://www.cdmiennam.edu.vn/cach-hoc-bai-nhanh-thuoc-bang-nhung-meo-don-gian-hieu-qua.html
có vào dc đâu