Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong 4 mùa, mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới với mọi sụ hi vọng về những điều tốt hơn. Mùa xuân là mùa đẹp nhất. Lúc ấy, vạn hoa đua nhau nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lo, người người chuẩn bị sắm sửa cho năm mới. Mùa xuân, nó cũng giống tuổi trẻ của chúng ta vậy. Tuổi trẻ là tuổi của hi vọng, tuổi của khát khao, tuổi của những điều đẹp đẽ. Tuổi trẻ cũng là nơi khởi đầu cho một sự nghiệp to lớn, đầy thành công trong tương lai. Tuổi trẻ, đó chính là giai đoạn con người ta mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp, từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ nữa. Và có lẽ bởi vậy nên trong chính những năm tháng ấy, con người luôn cháy hết mình với đam mê, với những ước mơ, khát vọng và hoài bão. Ở cái tuổi ấy, người ta tự đặt ra cho mình mục tiêu, lí tưởng để cống hiến, để biến nó thành sự thật dù biết rằng phía trước họ có thật nhiều khó khăn, thử thách và cả những thất bại nữa. Và có thể rằng, trong những năm tháng thanh xuân ấy họ sẽ vấp ngã, nhưng tuổi trẻ luôn cho phép người ta có quyền được thất bại, thất bại để đứng lên và để trưởng thành hơn. Để rồi, đến một lúc nào đó, khi đã đi qua quãng thời gian quý báu ấy, người ta nhìn lại và thầm cảm ơn, thầm trân trọng nó vì đã cho ta vỡ lẽ bao điều và trưởng thành hơn từ vấp ngã. Tuy nhiên, thật đáng buồn, đáng trách biết bao khi có những thanh niên đang lãng phí, thiêu rụi tuổi trẻ của mình vào những thú vui vô bổ, vào những tệ nạn xã hội. Và như vậy, tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp và quý báu nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng và phát huy hết giá trị của nó, cần không ngừng cố gắng rèn luyện, cống hiến để những năm tháng thanh xuân trở thành quãng thời gian tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của mình.
Trong bốn mùa xuân,hạ,thu,đông thì mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật,là khởi đầu mới cho một năm đầy ắp niềm vui,hạnh phúc,vạn vật như được khoác lên mình một tà áo mới,mọi vật xung quanh ta đều chở nên muôn màu,muôn vẻ.Tuổi trẻ cũng tựa như mùa xuân của đất nước vậy cứ trải qua một năm là lại chững chạc hơn,biết suy nghĩ cho bản thân nhiều hơn,tuổi trẻ cũng đang là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời,tuổi trẻ còn là sự khởi đầu của những thành công trong tương lai,tuổi trẻ là cái lứu tuổi mà chúng ta cần chọn cho bản thân một mục tiêu,một lí tưởng riêng để bước tiếp trên con đường đến với tương lai rộng mở vẫn đang chào đón.Những người đang ở cái lứu tuổi tươi đẹp này ai cũng có trong mình một đam mê như ngọn lửu vẫn đang bùng cháy vậy.Dù có khó khăn hoài bão nhừ thế nào thì tuổi trẻ vẫn đang tiến bước để có thể trải qua những năm tháng thanh xuân ý nghĩa nhất trong cuộc đời.
https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-vai-tro-cua-su-trai-nghiem-doi-voi-tuoi-tre-174277
Em lưu ý copy mạng nhớ ghi ''Tham khảo'' vào nhé
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Việc trau dồi kiến thức của tuổi trẻ hôm nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước mai sau. Chính vì thế, tuổi trẻ chúng ta cần tích lũy cho bản thân nhiều trải nghiệm quý báu để có thể hoàn thiện mình và trở nên tốt hơn. Sự trải nghiệm chính là những hiểu biết, bài học, kinh nghiệm mà con người có được, tích lũy được từ sách vở, từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn. Sự trải nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói chung và đối với giới trẻ nói riêng, mỗi người trẻ cần tích cực trau dồi cho mình thêm những trải nghiệm để bản thân mình hoàn thiện hơn. Chúng ta không thể tốt hơn nếu không nỗ lực học tập, tích lũy, hoàn thiện bản thân. Trải nghiệm làm cho con người trưởng thành hơn, biết cách xử lí mọi vấn đề của cuộc sống tốt hơn từ đó hiệu quả của cuộc sống sẽ được nâng cao hơn. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách, nếu không tôi luyện cho bản thân nhiều trải nghiệm cùng với bản lĩnh, ta sẽ khó vượt qua được những khó khăn đó và khó có được thành công. Người có nhiều sự trải nghiệm sẽ thấy cuộc sống muôn hình vạn trạng, thấy được ý nghĩa của cuộc sống, thấy cuộc sống này đáng sống hơn, thêm yêu đời và trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với bản thân mình. Cũng có những người lười biếng, không chịu khó vươn lên, học tập để hoàn thiện bản thân,… Những người này thật đang chê trách và cần thay đổi bản thân nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Là người chủ nhân tương lai của đất nước, người trẻ chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi cho bản thân những trải nghiệm ở đa lĩnh vực để khám phá và hoàn thiện bản thân cũng như để trở nên tốt hơn trong tương lai. Sự trải nghiệm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với giới trẻ nói riêng và con người nói chung.
Người trải nghiệm nhiều sẽ có cái nhìn về đời, về cuộc sống toàn diện và thông thoáng hơn. Họ thường nhìn ra được những thứ thật sự quan trọng với bản thân để rồi tập trung vào đó, hơn là việc phí công sức vào những thứ vô bổ phù phiếm hàng ngày. Đi đi, trải nghiệm đi, để thấy những mảnh đời bất hạnh, để nhận ra bản thân mình dù gặp nhiều rắc rối nhưng vẫn còn hạnh phúc và may mắn bao nhiêu. Những người đi nhiều trải nhiều gặp nhiều việc sẽ có cái nhìn tổng quát và bao dung hơn. Họ có xu hướng trân quý cuộc sống hơn và dễ dàng hòa nhập hơn vào mọi hoàn cảnh trên đời. Đó chính là phần thưởng. Cứ mỗi khi trải qua một chuyện ta lại thấy mình lớn hơn, già hơn, thấy cuộc đời đáng sống hơn rất nhiều.
Hàng ngày chúng ta cứ nghe ra rả bên tai và đọc được hàng ngàn thông điệp kiểu “hãy là chính mình, hãy tìm chính mình” nhưng khoan, hãy là chính mình bằng cách nào khi ta còn đang phải mải mê tìm kiếm chính mình là gì? Thật ra chỉ có một cách thôi, một câu trả lời cho tất cả, đó là hãy trải nghiệm đi, trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống. Chỉ có trong trải nghiệm, trong những hoàn cảnh cụ thể bạn mới biết mình là người như thế nào. Chỉ có trong trải nghiệm bạn mới tìm ra được chính mình. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người can đảm hay sợ sệt. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người giữ lời hay là kẻ thất hứa, là người trọng tình cảm hay luôn bị lí trí lấn át. Chỉ trong trải nghiệm bạn mới biết được khả năng sinh tồn, khả năng xoay chuyển tình huống và khả năng đối phó với những khó khăn. Chính những nét tính cách đó là con người bạn. Làm sao bạn có thể tìm ra nó, tìm ra chính mình khi không trải qua những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống?
Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Chúng ta đương nhiên có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác, nhưng thôi nào, chẳng mấy ai chịu học từ bài học của người khác cả. Tôi có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh nhận định này, một trong số chúng là khi các bạn tôi đến hỏi kinh nghiệm mở shop thời trang hoặc quán cafe. Đương nhiên tôi luôn chỉ họ mọi điều, kể cả những kinh nghiệm đau thương của mình, nhưng rồi sao? Họ ờ à và rồi sau đó họ lờ nó đi và mắc những lỗi y chang tôi đã cảnh báo. Nhiều đến mức tôi chẳng thấy lạ hay buồn lòng gì nữa cả. Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm của bản thân.
Một người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không thể biết tại sao vốn dự phòng lại quan trọng. Một người không bao giờ đọc sách sẽ chẳng hiểu nổi tại sao người ta phải đọc sách. Một người chưa đi du lịch bụi bao giờ sẽ không biết tại sao người ta phải mang theo mình thứ này thứ nọ như vài viên thuốc tây, chai nước lọc hay ít đồ ăn khô… Thật sự là như thế, bạn chỉ có thể học hỏi được nhiều khi và chỉ khi chính bạn phải trải nghiệm cuộc sống trong từng hoàn cảnh xảy đến mà thôi.
Trải nghiệm đơn giản là hãy nhào ra ngoài đời, nhào vào cuộc sống, không sợ thử những điều mới lạ, những thử thách và cơ hội với tâm thế của người học hỏi mọi thứ, nhưng cũng đừng quên ước chừng trước những gì bạn có thể mất, hay cái giá bạn phải trả để có những trải nghiệm đó.
Tham gia một tổ chức đa cấp, đó là trải nghiệm. Làm thêm gia sư, phục vụ, lễ tân… đó là trải nghiệm. Tham gia một câu lạc bộ, những hoạt động xã hội, thử sức kinh doanh bất kì lĩnh vực nào, đó là trải nghiệm. Thử học những điều mới, làm quen bạn bè mới… đó là trải nghiệm. Đi đây đi đó, đi phượt, đi du lịch bụi… đi chính là kiểu trải nghiệm mạnh mẽ nhất.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có riêng cho mình những đam mê để không ngừng theo đuổi. Và cũng chính vì đam mê ấy mà con người luôn luôn cố gắng, nỗ lực để đặt tới cái đích mà họ mong muốn. Vì thế mà có người đã cho rằng: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Đam mê chính là những sở thích, sở trường, là cái đích đến mà bản thân mỗi con người đặt ra cho mình. Đam mê chính là thứ cảm xúc dạt dào, mãnh liệt xuất phát từ bên trong con người, thôi thúc họ làm những công việc mà mình mong muốn. Theo đuổi đam mê chính là dốc toàn tâm, toàn ý của bản thân để thực hiện bằng hết những suy nghĩ, những dự định của bản thân.
Theo đuổi đam mê không chỉ là theo đuổi những mục đích của cá nhân mà nó còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân và cả những người xung quanh. Khi chúng ta đã quyết tâm theo đuổi đam mê, tức là bản thân đã định hướng được cho mình những dự định trong tương lai, những công việc và cả những khó khăn thử thách phải vượt qua. Sống hết mình với đam mê, con người cũng trở nên kiên trì và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù khó khăn đến mấy, dù vất vả đến mấy thì chúng ta cũng có thể vượt đó. Từ đó hình thành một lối sống tích cực, một lối sống không ngừng phấn đấu, không ngừng hoàn thiện bản thân. Và khi bạn vươn tới được cái đích cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết với những cố gắng và nỗ lực của bản thân. Khi đó, bạn sẽ trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì, sự cố gắng không mệt mỏi để vướn tới thành công cho những người xung quanh.
Thực tế cuộc sống của chúng ta có rất nhiều những tấm gương về sự cố gắng theo đuổi đam mê tới thành công. Trong số những người đó, chúng ta không thể không nhắc tới Bill Gates – một trong những người giàu có nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình khá giả tại Hoa Kỳ, lại được trời phú cho thông minh, lanh lợi và đặc biệt rất giỏi toán. Ông từng thi đỗ trường Harvard ngành luật, nhưng vì đam mê với máy tính, công nghệ, ông đã quyết định ngừng việc học để cùng những người bạn của mình lập lên công ty Microsoft. Vượt qua bao khó khăn, thử thách để theo đuổi đam mê, cuối cùng ông cũng có được vị trí như ngày hôm nay.
Tham khảo:
Đối với riêng tôi thì có lẽ đam mê bắt nguồn từ sở thích, càng thích nhiều càng đào sâu tìm hiểu, lâu dần sở thích ấy trở nên khác biệt, nổi trội và được yêu thích hơn tất cả các sở thích khác, tạo cho tôi cảm giác muốn phát triển và duy trì sở thích ấy, không thứ gì hay sở thích nào khác thay đổi được. Với tôi, đam mê ấy là Vẽ.
Tôi thích vẽ từ khi còn khá nhỏ, tôi luôn muốn vẽ, vẽ ở khắp mọi nơi, vẽ những người, những thứ mà tôi yêu quý hay tưởng tượng ra, vẽ trên vở tập vẽ, trên tường, trên sân, trên giấy nháp và cả trên sách toán, văn, tập viết hay bất kì thứ gì có thể vẽ lên. Ngay từ khi mới vào lớp 1, môn học mà tôi mong chờ nhất đã luôn là tiết mỹ thuật.
Thế nhưng, gia đình tôi lại không muốn tôi thích vẽ. Khi tôi mới bắt đầu vẽ, tôi luôn được khuyến khích, nhưng khi tôi bắt đầu yêu vẽ hơn tất cả những môn học còn lại, bố mẹ bắt đầu ngừng khuyến khích và ngăn cấm tôi. Bắt đầu học cấp 2, gần như tôi luôn phải vẽ trong tình trạng dấu giếm, tôi vẫn luôn thích vẽ, nhưng khi ấy, theo định hướng của người lớn, vẽ chỉ để giải trí, chỉ là một môn học phụ, không phải là thứ cần chú trọng như toán hay văn. Tôi thì vẫn luôn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, chỉ dám vẽ khi bố mẹ vắng nhà và cố gắng chăm chỉ học những môn học mà người lớn cho rằng là sau này có ích. Cũng may, khi ấy, ngoài vẽ tôi còn một hứng thú đặc biệt với sinh học, vậy là chuyển qua định hướng vào lớp chuyên sinh trường chuyên của thành phố với mục tiêu cao nhất là thi đại học vào ngành dược. Có lẽ, tương lai cũng đã vẽ sẵn để tôi hướng tới.
Thế nhưng, mọi thứ thay đổi khi tôi trượt lớp chuyên cấp 3 với điểm số suýt soát. Thất vọng và căng thẳng vì thay đổi môi trường mới, không đạt được mục tiêu ban đầu, lại thêm tư duy toán lí hóa khá yếu nên vào lớp 10, điểm số, lực học dù tôi cố gắng bao nhiêu cũng vẫn tụt xuống không phanh. Sự chán nản, căng thẳng, thất vọng về bản thân khiến tôi tìm lại với những trang giấy và chiếc bút chì. Tôi lại vẽ. Không hiểu sao mỗi khi vẽ tôi lại cảm thấy thoải mái mà say mê vô cùng.
Sau khi học gần hết lớp 10, nhờ một hội trại tư vấn tuyển sinh cho các anh chị lớp 12 mà tôi chính thức định hướng lại cho bản thân mình. Tôi muốn thi mỹ thuật ! Tôi nói với bố mẹ tôi về định hướng ấy. Theo lẽ thường tình, như đa số những ông bố bà mẹ khác, bố mẹ tôi phản đối. Lý do của sự phản đối ấy tôi cũng hiểu, bố mẹ tôi chỉ là công nhân, đồng lương khá ít ỏi, nuôi hai chị em tôi ăn học cũng đã chật vật lắm rồi, bố mẹ luôn muốn hai chị em học thật giỏi để sau này không phải khổ như bố mẹ. Mà những môn học bố mẹ cho là có tương lai vẫn luôn là toán, lí, hóa, văn, anh, sinh… Luôn không có chỗ cho vẽ. Hơn nữa, học phí để ôn thi mỹ thuật là một khoản tiền không hề nhỏ và mọi người vẫn luôn nghĩ, học vẽ sau này chỉ có thể làm họa sĩ, sự hiểu biết về ngành này chỉ có vậy, gia đình cũng không có ai làm hay học bất kì thứ gì về nghệ thuật . Sự ngăn cấm của bố mẹ có lẽ là sự lo lắng cho tương lai của tôi thì đúng hơn.
Nhưng khi định hướng thi vào mỹ thuật, tôi thực sự quyết tâm hơn rất nhiều, tìm được một định hướng mà mình thực sự thích, thực sự muốn theo đuổi, không có cảm giác căng thẳng hay chán chường như khi học các môn học văn hóa khác làm tôi kiên quyết hơn rất nhiều. Tôi tìm thêm các thông tin để thuyết phục bố mẹ. sau một thời gian khá dài, kết thúc lớp 10 với kết quả học tập khá bi đát do không chịu học, chỉ toàn vẽ, nghỉ gần hết 2 tháng hè thì mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi học vẽ. Bố thì vẫn không hài lòng khi tôi đòi thi mỹ thuật thay vì cố gắng theo đuổi định hướng ban đầu là trường dược. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng được học vẽ. Như được đặt vào đúng chỗ, tôi bị cuốn vào những buổi học chiều và tối, dường như tôi chỉ thực sự sống khi đi học vẽ, còn thời gian học văn hóa trên lớp chỉ như là một điều bắt buộc.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Tuổi trẻ sống trách nhiệm".
Mẫu: Không bao giờ con người ta có thể sống mà không có trách nhiệm với những việc mình làm. Vì sao lại thế?. Bởi "trách nhiệm" là điều mà ai cũng cần có. Hôm nay, tôi xin phép bàn về vấn đề cụ thể hơn "tuổi trẻ sống trách nhiệm".
Thân bài:
- Giải thích:
+ Tuổi trẻ sống trách nhiệm là gì?
-> Là sự tự nguyện nhận hậu quả về những việc mình đã làm, đã nói.
-> Là can đảm nhận rằng mình đã làm việc này, việc kia mà không sợ đến lòng tự tôn của bản thân.
- Đặt câu hỏi, gợi ra luận điểm:
+ Tuổi trẻ có cần phải sống trách nhiệm không?. Vì sao?.
-> Cần phải sống trách nhiệm. Vì đó là bản lĩnh của chính mình, thể hiện sự can đảm nhận việc mình đã làm. Đó là một đức tính tốt đẹp.
+ Vì sao phải sống trách nhiệm?
-> Bởi đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.
-> Là hành vi thể hiện "lễ" của một con người.
+ Lợi ích của việc sống trách nhiệm là gì?
-> Bản thân trở nên tốt đẹp, tập được tính cách tốt nên có cho mình.
-> Làm việc dễ nhận được cơ hội hơn.
-> Được mọi người xung quanh yêu quý hơn.
- Dẫn chứng:
+ Về mặt xấu:
-> Phê phán những thanh niên không chịu trách nhiệm làm cha khi qh với bạn gái ngày nay.
+ Về mặt tốt:
-> Ca ngợi những người can đảm nhận lỗi, nhận việc mình đã làm.
Kết đoạn:
- Đánh giá: đây là tư tưởng thiết thực với cuộc sống ngày nay.
- Mở rộng: Không phải chỉ có tuổi trẻ, mà ai ai cũng cần phải sống trách nhiệm.
- Liên hệ bản thân: Em đã cố gắng sống trách nhiệm qua những lần chơi mà lỡ làm bể bình hoa mẹ...