K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2016

Lên mạng tìm ý!! Nhìu lắm! Mình cũng đang làm nè ! :v

27 tháng 11 2016

vào tài lieeuh bồi dưỡng học sinh giỏ hóa 9 ế

BT
20 tháng 6 2021

Pt hóa học thì em tự viết nhé vì đơn giản rồi. Thầy tóm tắt sơ đồ thôi.

\(\left\{{}\begin{matrix}C_3H_4O\\C_4H_6O_2\\C_3H_6O_3\end{matrix}\right.\)   +   O2 (kk)  →  \(\left\{{}\begin{matrix}CO_2\\H_2O\\N_2\end{matrix}\right.\)  \(\underrightarrow{Ca\left(OH\right)_2}\)  \(\left\{{}\begin{matrix}Ca\left(HCO_3\right)_2\\CaCO_3\\N_2\end{matrix}\right.\)

Khí duy nhất thoát ra là N2 = 19,264:22,4 = 0,86 mol 

=> nO2 = nN2 :4 = 0,215 mol

nCa(OH)2 = 8,75.0,02 = 0,175 mol

nCaCO3 = 15: 100 = 0,15 mol

nCa(OH)2 > nCaCO3 nên có muối Ca(HCO3)2

BTNT Ca => nCa(HCO3)2 = 0,025 mol

Tiếp tục bảo toàn nguyên tố C => nCO2 = 0,2 mol

Gọi số mol H2O là a mol 

Số mol C3H4O là x , C4H6O2 là y và C3H6O3 là z mol

Khi đốt cháy C3H6O3 thì số mol CO2 = nH2O

Khi đốt cháy C3H4O và C4H6O có dạng CnH2n-2Ox thì số mol CO2 > nH2O

=> nC3H4O + nC4H6O2 = nCO2 - nH2O

Ta được pt: x + y = 0,2 - a (1)

Pt về số mol H2O : 2x + 3y + 3z = a (2)

BTNT O => x + 2y + 3z + 0,215.2 = 0,2.2 + a

<=> x + 2y + 3z = a - 0,03 (3)

Từ (1) vad (3) => 2x + 3y + 3z = 0,17 = nH2O

BTKL => m + 0,215.32 = 0,2.44 + 0,17.18 

<=> m = 4,98 gam

31 tháng 7 2016

vs lại cho em hỏi thầy Phynit là sao cô violet hôm nay k on

31 tháng 7 2016

Cảm ơn em, để thầy xem lại nhé.

đề nay khá hay nhỉ

giúp hết hay là bài nào cần giúp

29 tháng 4 2019

Tối về mình chụp cko !!!

29 tháng 4 2019

Đề THCSP1 _Gò Công_ Tiền Giang

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

24 tháng 2 2022

tham khảo  anh k em nhé

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng sau đó ghi vào bảng bên dưới

Câu 1: : Sản phẩm giữa rượu etylic và axitaxe gọi là

A. ete.

B. este.

C. hợp chất vô cơ.

D. axit.

Câu 2: Số ml nước có trong 100ml rượu 450 là

A. 100ml.

B. 45ml.

C. 55 ml.

D. 145 ml.

Câu 3: Để tác dụng được với kim loại Zn và giải phóng khí hidro thì chất đó là

A. C6H6.

B.CH3COOH.

C. C2H5OH.

D. C2H4.

Câu 4: Để trung hòa 10ml dung dịch CH3COOH cần 15,2 ml dung dịch NaOH 0,2M. Vậy nồng độ của dung dịch CH3COOH là

A. 0,05 M.

B. 0,10 M.

C. 0,304 M.

D. 0,215 M.

Câu 5: Công thức của chất béo là

A. RCOOC3H5.

B. (RCOO)3C3H5 .

C. C3H5(OH)3.

D. R-COOH.

Câu 6: Cho các chất: Mg, CuO, CaCO3, C2H5OH, NaOH, Cu. Số chất tác dụng với axitaxe là

A. 3.

B.2.

C. 5.

D. 4.

Câu 7: CH3COOC2H5 có tên gọi là:

A.natri axetat .

B.etyl axetat.

C. metyl axetat.

D. axit axe.

Câu 8: Số ml Rượu Etylic có trong 200ml rượu Etylic 450 là

A. 90ml.

B.225ml.

C. 200ml.

D. 45ml.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 9: (2 điểm): Độ rượu là gì?
Áp dụng: Tính độ rượu khi hòa tan 50ml rượu etylic vào 250ml nước?

Câu 10: (2 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi điều kiện phản ứng nếu có?

C2H4 →C2H5OH →CH3COOH →CH3COOC2H5 →CH3COOH

Câu 11: (2 điểm): Hoàn thành phương trình phản ứng sau:

a. C2H5OH + ?  →? + H2

b. CH3COOH +  →?(CH3COO)2Mg + ?

c. Etyl axetat + NaOH →

d. (RCOO)3 →C3H5+ H2O

Câu 12: (2 điểm): Cho 19,5 gam Zn vào 150g dung dịch axitaxe12%.

a. Tính thể tích khí hiđro thu được ở ĐKTC?

b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng?

(Cho biết Zn = 65; C = 12; H= 1; O = 16)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 9

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu12345678
Đáp ánBBBCBCBA

II. TỰ LUẬN : (8 điểm)

CâuTrả lờiĐiểm

9

(2 điểm)

Độ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp rượu và nước.

Hỗn hợp rượu và nước= 50 ml + 250ml = 300ml

Trong 300ml hỗn hợp rượu và nước có 50ml rượu nguyên chất

Trong 100ml hỗn hợp rượu và nước có rượu nguyên chất

Vậy độ rượu là 16,66

1 đ

10

(2 điểm)

1. C2H4 + H2O →C2H5OH

2. C2H5OH + O2 →CH3COOH + H2O

3. CH3COOH + C2H5OH →CH3COOC2H5 + H2O

4. CH3COOC2H5 + H2O →2CH3COOH + C2H5OH

- Mỗi phương trình đạt 0,5 điểm

- Không cân bằng hoặc cân bằng sai trừ 0,25 số điểm của mỗi câu.

- Viết công thức sai không tính điểm cho câu đó.

- Viết phương trình khác nếu đúng đạt điểm tối đa

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

24 tháng 2 2022

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1: Metan có nhiều trong

A. nước ao.                                B. các mỏ (khí, dầu, than).

C. nước biển.                             D. khí quyển.

Câu 2: Hiđrocacbon nào sau đây chỉ có liên kết đơn?       

A. Metan.               B. Axetilen.            C. Etilen.                         D. Etan.

Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều là hiđrocacbon:

A. C2H4, C3H8, C2H4O2, CH3Cl.

B. C3H8, C2H5O, CH3CH2COOH, CaCO3.

C. C2H6, C4H10, CH3NO2, C2H5Cl.

D. CH4, C4H10, C2H2, C2H6.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trùng hợp:

A. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O

B. CH2 = CH2 + Br2 → BrCH2 - CH2Br

C. nCH2 = CH2 → (-CH2-CH2-)n

D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,224 lit khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn thu được lượng khí CO2 ở cùng điều kiện là:

A. 2,24 lit              B. 0,672 lit             C. 0,224 lit.            D. 0,112 lit

Câu 6: Trong những chất sau, những chất nào đều là chất hữu cơ: 

A. C2H6, C2H5OH, NaHCO3.                           

B. C3H8, C2H5O, Na2CO3.

C. C2H6 , C2H5OH, CaCO3.                              

D. C2H6 , C4H10, C2H5OH.

Câu 7: Chất có liên kết ba trong phân tử là:

A. CH4.           B. C2H4.                 C. C2H2.                 D. C2H6.

Câu 8: Cấu tạo phân tử axetilen gồm:

A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.          

B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

C. một liên kết ba và một liên kết đôi.            

D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Câu 9: Chất dùng để kích thích cho quả mau chín là:

A. CH4.                  B. C2H4.             C. C2H2.                 D. C6H6.

Câu 10: Khí metan phản ứng được với:

A. HCl, H2O.         B. HCl, Cl2.           C. Cl2, O2.              D. O2, CO2. 

Câu 11: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là 

A. dung dịch brom.                      

B. dung dịch phenolphtalein.

C. dung dịch axit clohidric.          

D. dung dịch nước vôi trong.

Câu 12: Dãy chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?

A. C2H6O, C2H4O2, C6H12O6 .                        B. C2H4O2, Na2CO3, C2H4.

C. CH4, C2H2, C6H6.                                       D. CO2, CH4, C2H4O2.

Câu 13: Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là 

A. CO, H2.                                                     B. Cl2, CO2.

C. CO, CO2.                                                   D. Cl2, CO.

Câu 14: Cho 21 gam   MgCO3 tác dụng với một   lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là 

A. 0,50 lít.                                                      B. 0,25 lít.

C. 0,75 lít.                                                      D. 0,15 lít.

Câu 15: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là 

A. chu kỳ 3, nhóm II.                B. chu kỳ 3, nhóm III. 

C. chu kỳ 2, nhóm II.                 D. chu kỳ 2, nhóm III.

B. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:

a/ Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.

b/ Đốt cháy axetilen.

c/ Cho axetilen tác dụng với lượng dư dung dịch brom.

d/ Trùng hợp etilen.

Câu 2: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít etilen. Hãy tính thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng cho phản ứng, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí (các thể tích khí đo ở đktc). 

Câu 3: (3,0 điểm) Khi cho hỗn hợp khí metan và etilen ở (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom, thì lượng brom tham gia phản ứng là 8g. 

a/ Khí nào ở trên đã phản ứng với dung dịch brom? 

b/ Khối lượng khí đó đã phản ứng là bao nhiêu? 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 9

Phần ITrắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

B

A

D

C

C

D

C

A

B

C

A

A

A

B

B

Câu 5. 

CH4 + 2O2CO2 + 2H2O

0,01                       0,01             mol

VCO2 = 0,01.22,4 = 0,224 lít.

Câu 6: 

Loại A, B, C do các chất NaHCO3; Na2CO3; CaCO3 đều là muối cabonat (thuộc loại hợp chất vô cơ).

Câu 11: 

Sử dụng một lượng dư dung dịch brom, khí etilen phản ứng bị giữ lại, còn metan không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được metan tinh khiết.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2.

Câu 13:

CO + CuO  Cu + CO2

H2 + CuO Cu + H2O

Câu 14:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

0,25  →   0,5                    mol

Câu 15:

X có 3 lớp electron → X thuộc chu kì 3;

Lớp ngoài cùng của X có 3 electron → X thuộc nhóm III.

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: 

a/ CH4 + Cl2CH3Cl + HCl

b/ 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O

c/ CH ≡ CH + 2Br2 → Br2CH – CHBr2

d/ nCH2 = CH2( − CH2 − CH2 − )n

Câu 2: 

C2H4 + 3O22CO2+ 2H2O

0,25 → 0,75 mol

Câu 3:

a/ Khi cho hỗn hợp metan và etilen qua bình đựng dung dịch brom chỉ có etilen phản ứng.

b/ 

Phương trình hóa học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,05 ← 0,05 mol

Khối lượng etilen: m = 0,05.28 = 1,4 gam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Hóa học 9, dưới đây là Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 9 năm 2021 có đáp án (Đề 2) chọn lọc, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 9.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A – Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1:  Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là

A. S, P, N2, Cl2­.                                   B. C, S, Br2, Cl2.

C. Cl2, H2, N2, O2.                               D. Br2, Cl2, N2, O2.

Câu 2: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ? 

A. Canxi.                                             B. Silic.

C. Cacbon.                                           D. Magie.

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là 

A. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là kim loại mạnh.

B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.

C. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là phi kim mạnh.

D. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là phi kim yếu.

Câu 4: Chất hữu cơ nào sau đây, khi cháy tạo thành số mol khí CO2 nhỏ hơn số mol hơi nước ? 

A. CH4                                                 B. C2H4

C. C2H2                                                D. C6H6

Câu 5: Hiđrocacbon X có thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố cacbon trong hợp chất là 85,7 %. X là 

A. CH4.                                                B. CH3Cl.

C. C2H4.                                               D. C2H6.

Câu 6: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom? 

A. CH4; C6H6.                                       B. C2H4; CH4.

C. CH4; C2H4.                                       D. C2H4; C2H2. 

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ? 

A. 300 lít.                                             B. 280 lít.         

C. 240 lít.                                             D. 120 lít.

Câu 8: Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than ? 

A. C2H6                                               B. CH4

C. C2H4                                                D. C6H6

Câu 9: Trong các loại than dưới đây, loại than trẻ nhất có hàm lượng cacbon thấp nhất là 

A. than gầy.                                         B. than mỡ.

C. than non.                                         D. than bùn.

Câu 10: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là 

A. CH4.                                                B. C2H4.

C. C3H8.                                               D. C2H6.

B – Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1 : (2,0 điểm) Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm C2H4; C2H2 vào lượng dư dung dịch Br2 thấy có 0,7 mol Br2 tham gia phản ứng. Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu (biết thể tích các khí đều đo ở đktc)

Câu 2 (2 điểm). Nêu phương pháp làm sạch khí C2H2 bị lẫn các khí CO­2 và SO2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).

Câu 3 (3 điểm): Khi đốt hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O

a) Trong A có chứa những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Xác định công thức phân tử của A?

c) A có làm mất màu dung dịch brom không?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Phần A – Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

A

C

D

B

D

D

B

Câu 3:

Nguyên tử của nguyên tố X có 2 lớp electron → X thuộc chu kỳ 2;

Lớp ngoài cùng của X có 7 electron → X thuộc nhóm VII;

X thuộc chu kì 2; nhóm VII nên là phi kim mạnh.

Câu 4:

CH4 + 2O2CO2 + 2H2O

      1           →         1           2        mol

Vậy đốt cháy metan thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước.

Câu 5: 

Đặt X có dạng CxHy

Theo bài ra, ta có:                                     

Trong 4 đáp án chỉ có C2H4 thỏa mãn.      

Câu 7. 

2C2H2 + 5O24CO2 + 2H2O

1 →   2,5     mol

→ Voxi = 2,5.22,4 = 56 lít

→ Vkhông khí = 56.5 = 280 lít.

Phần B – Tự luận

Câu 1:

Đặt số mol của C2H4 và C2H2 trong hỗn hợp lần lượt là x và y (mol);

Ta có: x + y = 0,5 (1)

Phương trình hóa học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

x →    x       mol

C2H2 +  2Br2 → C2H2Br4

y →      2y   mol

Từ các PTHH có: x + 2y = 0,7 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,3 và y = 0,2

Do các khí ở cùng điều kiện nên tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol;

Câu 2:

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng nước vôi trong; dư.

Khí CO2; SO2 phản ứng bị giữ lại; khí C2H2 không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được C2H2 tinh khiết.

Phương trình hóa học:

CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Câu 3: 

a)

→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,4 – 0,6 = 0

→ A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H

b) 

nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3

→ Công thức đơn giản nhất của A: (CH3)n 

MA < 40 → 15n < 40 → n < 2,67 → n chỉ có thể là 1 hoặc 2

TH 1: n = 1 → Công thức phân tử của A là CH3 ( Loại)

TH 2: n = 2 → Công thức phân tử của A là C2H6 ( thỏa mãn)

c) C2H6 có công thức cấu tạo:

Phân tử chỉ chưa liên kết đơn nên không làm mất màu dung dịch brom.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái 

A. Lỏng và khí.                B. Rắn và lỏng.            

C. Rắn và khí.                 D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 2: Dãy hợp chất nào sau đây chỉ chứa các chất hữu cơ? 

A. CH4, C2H6, CO2.          B. C6H6, CH4, C2H5OH.        

C. CH4, C2H2, CO.         D. C2H2, C2H6O, CaCO3.

Câu 3: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là 

A. IV, II, II.                 B. IV, III, I.                 

C. II, IV, I.                  D. IV, II, I.

Câu 4: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là 

A. Mạch vòng.                                                           

B. Mạch thẳng, mạch nhánh.

C. Mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.                  

D. Mạch nhánh.

Câu 5Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là 

A. CH4.          B. C2H6.         C. C3H8.           D. C2H4.

Câu 6Tính chất vật lí cơ bản của metan là 

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.                  

B. Chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.

C. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

D. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. 

Câu 7Phản ứng đặc trưng của metan là 

A. Phản ứng cộng.                     B. Phản ứng thế.    

 C. Phản ứng trùng hợp.             D. Phản ứng cháy

Câu 8Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có 

A. Một liên kết đơn.                   B. Một liên kết đôi.             

C. Hai liên kết đôi.                     D. Một liên kết ba.

Câu 9: Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây? 

A. Phản ứng cháy với khí oxi.                    

B. Phản ứng trùng hợp.

C. Phản ứng cộng với dung dịch brom.      

D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 10Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có đặc điểm 

A. Một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

B. Hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

C. Hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

D. Ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Câu 11Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 16,0 gam.       B. 20,0 gam.         C. 26,0 gam.         D. 32,0 gam.

Câu 12Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4?

A. Dung dịch brom.                    B. Dung dịch phenolphtalein.             

C. Qùy tím.                              D. Dung dịch bari clorua.

Câu 13Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau:

Tổng hệ số cân bằng trong phương trình hoá học là (biết hệ số cân bằng là các số nguyên tối giản)

A. 5.                    B. 6.            C. 7.             D. 8.

Câu 13: 

CH4 + 2O2CO2 + 2H2O

Tổng hệ số cân bằng: 1 + 2 + 1 + 2 = 6.

Câu 14Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là 

A. metan.            B. benzen.         C. etilen.           D. axetilen.

Câu 15Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có 

A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.                        

B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.

C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.                          

D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.

Câu 16Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? 

A. C2H6, C4H10, C2H4.                B. CH4, C2H2, C3H7Cl.  

C. C2H4, CH4, C2H5Cl.              D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 17Phương trình hóa học điều chế nước Gia - ven là 

A. Cl2 + NaOH → NaCl + HClO                         

B. Cl2 + NaOH → NaClO + HCl

C. Cl2 + H2O → HCl + HClO                                 

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 18Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu? 

A. CO.                   B. CO2.                  C. SO2.                   D. NO.

Câu 19: Cho 11,2 lít khí etilen (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 5%. Khối lượng dung dịch brom tham gia phản ứng là 

A. 160 gam.                               B. 1600 gam.            

C. 320 gam.                               D. 3200 gam.

Câu 20: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

A. metan.                                   B. etilen.           

C. axetilen.                                 D. etan.

Câu 21: Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là 

A. 2 : 1.                                     B. 1 : 2.             

C. 1 : 3.                                      D. 1 : 1.

Câu 22: Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là 

A. C2H2.                                     B. C2H4.

C. C2H6.                                     D. CH4.

Câu 23: Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều, có ba liên kết đơn xen kẽ ba liên kết đôi? 

A. Axetilen.                               B. Propan.

C. Benzen.                                 D. Xiclohexan.

Câu 24: Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là 

A. 12,56 gam.                            B. 15,70 gam.

C. 19,62 gam.                            D. 23,80 gam.

Câu 25: Thành phần chính của khí đồng hành là 

A. C2H2.                                    B. CH4.

C. C2H4.                                     D. H2.

Câu 26: Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn 

A. thép tốt.                                 B. đá thạch anh.

C. kim cương.                            D. đá hoa cương.

Câu 27: Trong các loại than dưới đây, loại than già nhất có hàm lượng cacbon trên 90% là 

A. than gầy.                               B. than mỡ.

C. than non.                               D. than bùn.

Câu 28: Chất làm mất màu dung dịch brom là 

A. CH4.                                      B. CH2 = CH – CH3.

C. CH3 – CH3.                            D. CH3 – CH2 – CH3.

Câu 29: Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là 

A. metan.                                   B. etan.           

C. etilen.                                    D. axetilen.

Câu 30: Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là 

A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro.

C. tham gia phản ứng trùng hợp.

D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 9

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

D

C

B

D

B

B

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

B

B

D

A

D

A

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

C

A

B

C

A

B

C

D

Câu 2:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO; CO2; muối cacbonat; axit cacbonic → chọn B.

Câu 5. 

Loại A do phân tử khối của CH4 là 16 đvC.

Loại C do phân tử khối của C3H8 là 44 đvC.

Loại D do phân tử khối của C2H4 là 28 đvC.

Câu 11:

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

0,1 → 0,2               mol

Khối lượng brom phản ứng: m = 0,2.160 = 32 gam.

Câu 12: 

Sử dụng dung dịch brom: C2H4 làm mất màu dung dịch brom còn CH4 thì không.

Câu 15:

Các hợp chất hữu cơ: CH4; C2H4; C2H5ONa

Các hợp chất vô cơ: CO2; Na2CO3.

Câu 19. 

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,5     → 0,5           mol

Khối lượng dung dịch brom 5% tham gia phản ứng là:

Câu 21. 

C2H2 2CO2 + H2O 

                               2          1        mol

Câu 22:

MX = 0,8125.32 = 26.

Vậy khí X là C2H2.

Câu 24: 

Do hiệu suất của phản ứng là 80% nên:

= 0,1.157.80% = 12,56 gam.

Câu 28:

CH2 = CH – CH3 có liên kết đôi, nên làm mất màu dung dịch brom.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Hóa học 9, dưới đây là Đề thi Giữa kì 2 Hóa học lớp 9 năm 2021 có đáp án (Đề 4) chọn lọc, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 9.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1.  Clo tác dụng với natri hiđroxit 

A. tạo thành muối natri clorua và nước.

B. tạo thành nước giaven.

C. tạo thành hỗn hợp các axit.

D. tạo muối natri hipoclorit và nước.

Câu 2. Nhóm nào sau đây gồm các chất khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường:

A. H2, Cl2.

B. CO2, Cl2.

C. CO, CO2.

D. Cl2, CO.

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

Câu trả lời nào sau đây đúng?

A. X thuộc chu kỳ 1, nhóm III, là một kim loại.

B. X thuộc chu kì 3, nhóm IV,là một phi kim.

C. X thuộc chu kì 3, nhóm IV,là một khí hiếm.

D. X thuộc chu kì 3, nhóm I, là một kim loại.

Câu 4. Dãy chất gồm toàn hợp chất hữu cơ là:

A. CH4, C2H4, CaCO3, C2H6O

B. C2H2, CH3Cl, C2H6O, CH3COOH.

C. CO2, CH4, C2H5Cl, C2H6O

D. CaO, CH3Cl, CH3COOH, CO2.

Câu 5. Biết 0,01 lít hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1M. X là: 

A. CH4.

B. C2H4

C. C2H2

D. C6H6.

Câu 6. Phản ứng đặc trưng của các chất chứa liên kết đôi, liên kết ba là

A. Phản ứng thế với clo.

B. Phản ứng thế với brom.

C. Phản ứng trùng hợp.

D. Phản ứng cộng với brom.

Câu 7. Tính chất vật lí chung của metan, etilen, axetilen là

A. Chất khí, không màu, mùi hắc, nhẹ hơn không khí;

B. Chất khí, không màu, tan trong nước, nặng hơn không khí;

C. Chất khí, nặng hơn không khí;

D. Chất khí, không màu, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

Câu 8. Một hợp chất hiđrocacbon có chứa 85,7% C và 14,3% H theo khối lượng. 

Công thức nào sau đây là phù hợp với hiđrocacbon đó?

A. CH4

B. C2H4

C. C6H6

D. C2H2

Câu 9. Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là 

A. khí nitơ và hơi nước.                                        B. khí cacbonic và khí  hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon.                                    D. khí cacbonic và hơi nước.

Câu 10. Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với 

A. H2O, HCl.                B. Cl2, O2.                C. HCl, Cl2.                       D. O2, CO2

Câu 11. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

A. Cl, Si, S, P.

B. Cl, Si, P, S.

C. Si, S, P, Cl.

D. Si, P, S, Cl.

Câu 12. Hiđrocacbon nào sau đây phản ứng cộng với dd brom?

A.CH3CH2CH3.              

B.CH3CH3.              

C.C2H4                     

D.CH4.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 1,17g hợp chất hữu cơ A thu được 2,016 lít CO2 đktc và 0,81g H2O. Biết rằng số mol của A bằng số mol của 0,336 lít H2 (ở đktc). Công thức phân tử A là

A.CH4.                     

B.C2H4.                   

C.C2H6O.                 

D.C6H6.

Câu 14. Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8g brom trong dung dịch là 

A. 14 gam             

B. 0,7 gam                     

C . 7 gam               

D. 1,4 gam.

Câu 15. Dẫn 1,3 gam khí axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư. Khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng là: 

A. 34,6 gam               

B. 17,3 gam                   

C. 4,325 gam                          

D. 8,65 gam

Câu 16. Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào cốc đựng một mẩu đá vôi nhỏ cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây có thể quan sát được?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần và tan hết.

Câu 17. Trong các công thức hoá học sau, công thức hoá học của chất hữu cơ là

A. CO2.          

B. Na2CO3.            

C. CO.          

D. CH3Cl.

Câu 18. Đốt cháy 32g khí metan, thể tích CO2 sinh ra (ở đktc) là

A. 11,2 lít.            

B. 22,4 lít.            

C. 33,6 lít.            

D. 44,8 lít.

Câu 19. Dẫn 1mol khí axetilen vào dung dịch chứa 2 mol brom. Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Không có hiện tượng gì xảy ra.

B. Màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu.

C. Màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu.

D. Màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu.

Câu 20. Cho 11,2 lít etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là: 

A. 40%                         

B.50%                                 

C.45%                                     

D.55% 

Câu 21. Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua:

A.  H2SO4 đặc 

B.  NaOH rắn

C.  CaO

D.  KOH rắn

Câu 22. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là 

A. I.

B. IV.

C. III.

D. II.

Câu 23. Đốt cháy m gam hiđrocacbon A thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 4,32 g H2O. Giá trị của m là

A.  1,92 g

B.  19,2 g

C.  9,6 g

D.  9,6 g

Câu 24. Một hiđrocacbon (X) ở thể khí có phân tử khối nặng gấp đôi phân tử khối trung bình của không khí. Công thức phân tử của (X) là 

A. C4H10.

B. C4H8.

C. C4H6.

D. C5H10.

Câu 25. Chất làm mất màu dung dịch nước brom là:

A. CH3 - CH3

B. CH3 – OH

C. CH3 – Cl 

D. CH2­ = CH2

Câu 26. Thể tích không khí (VKK = 5VO2 ) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí etilen ở đktc là 

A. 12 lít.    

B. 13 lít.            

C. 14 lít.         

D. 15 lít.

Câu 27. Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là 

A. C6H6 +Br → C6H5Br + H

B. C6H6 + Br2C6H5Br + HBr

C. C6H6 + Br2 → C6H6Br2

D. C6H6 +2Br C6H5Br + HBr

Câu 28. Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là 

A. metan.

B. benzen.

C. etilen.

D. axetilen.

Câu 29. Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. Phản ứng cháy với oxi.

C. Phản ứng cộng với hiđro.

D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 30. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

X + H2O → Y + Z

Y + O2T +H2O

T + Ca(OH)2 → CaCO3↓ +H2O

X, Y, Z, T lần lượt là 

A. CaC2, CO2, C2H2, Ca(OH)2.             

B. CaC2, C2H2 , CO2, Ca(OH)2.        

C. CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2.              

D. CO2, C2H2, CaC2, Ca(OH)2.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

D

B

B

D

D

B

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

D

D

B

D

D

D

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

A

A

D

D

B

A

D

C

Câu 2.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 3.

Nguyên tử X có 3 lớp electron → X thuộc chu kì 3;

Lớp ngoài cùng của X có 1 electron → X thuộc nhóm I.

Câu 4. 

Loại A do CaCO3 là chất vô cơ;

Loại C do CO2 là chất vô cơ;

Loại D do CaO là chất vô cơ.

Câu 5:

Có nX = nbrom; vậy X là C2H4.

Câu 8:

Đặt công thức của hiđrocacbon là CxHy; 

Ta có:

Trong 4 đáp án chỉ có C2H4 thỏa mãn.

Câu 10:

CH4 + Cl2CH3Cl + HCl

CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

Câu 11:

Ta có Si; P; S; Cl thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn.

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần.

Vậy dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim là: Si; P; S; Cl.

Câu 13: 

Đốt cháy A thu được CO2; H2O nên trong A có C; H và có thể có O

Có:

→ mC(A) + mH(A) = 0,09.12 + 0,09 = 1,17 gam = mA

Vậy trong A không có O

Đặt công thức phân tử của A có dạng: CxHy

Ta có: x : y = nC(A) : nH(A) = 0,09 : 0,09 = 1 : 1

Vậy A có dạng: (CH)n

Lại có MA = 78 → 13n = 78 → n = 6

Vậy A là C6H6.

Câu 14: 

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,05 ← 0,05           mol

→ metilen = 0,05.28 =1,4 gam.

Câu 15. 

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

0,05             → 0,05        mol

→ m sản phẩm = 0,05.346 = 17,3 gam.

Câu 16.

Đá vôi: CaCO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Hiện tượng: Sủi bọt khí; đá vôi tan dần và tan hết.

Câu 17. 

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO2; CO; muối cacbonat; axit cacbonic …Vậy CH3Cl là hợp chất hữu cơ.

Câu 18:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O 

2        →      2        mol

Vkhí CO2 = 2.22,4 = 44,8 lít.

Câu 19:

C2H2 + 2Br2(cam)    → C2H2Br4 (không màu)

1        → 2             mol

Câu 20.

C2H4 + H2OC2H5OH

0,5               →      0,5               mol

Hiệu suất phản ứng: 

Câu 23: 

→ mA = mC(A) + mH(A) = 1,44 + 0,48 = 1,92 gam.

Câu 24:

MX = 29.2 = 58 đvC. Vậy X là C4H10.

Câu 26.

C2H4 + 3O22CO2 + 2H2O

1        → 3   lít 

→ VKK = 5.3 = 15 lít.

Câu 30:

CaC2 (X) + 2H2O → Ca(OH)2 (Z) + C2H2 (Y)

2C2H2 + 5O2 4CO2 (T) + 2H2O 

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

7 tháng 9 2017

Em có thể search trên mạng. Cô nghĩ là trên mạng sẽ có đề của các năm trước, có rất nhiều

8 tháng 9 2017

dạ em cảm ơn cô

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC KHAI MỞ VÒNG 3 CUỘC THI HÓA HỌCSau 1 ngày để các thí sinh nghỉ ngơi và luyện tập lại đồng thời cũng giúp BTC hoàn thiện lại đề vòng 3 thì ngay bây giờ mình xin thay mặt BTC chính thức khai mở đề thi vòng 3 lần nàyLink vòng thi: Vòng 3 - Về Đích - Hoc24Đề thi lần này có 10 câu trên thang điểm 200đ với những bài toán rắn hơn hẳn so với vòng 1 và 2 nên các bạn chú ý tránh để bị lừa đáng tiếc như...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC KHAI MỞ VÒNG 3 CUỘC THI HÓA HỌC

Sau 1 ngày để các thí sinh nghỉ ngơi và luyện tập lại đồng thời cũng giúp BTC hoàn thiện lại đề vòng 3 thì ngay bây giờ mình xin thay mặt BTC chính thức khai mở đề thi vòng 3 lần này

Link vòng thi: Vòng 3 - Về Đích - Hoc24

Đề thi lần này có 10 câu trên thang điểm 200đ với những bài toán rắn hơn hẳn so với vòng 1 và 2 nên các bạn chú ý tránh để bị lừa đáng tiếc như hai đề vừa rồi nhé ^^. Phổ điểm rất cao để khiến cho các bạn dễ thở hơn trong việc làm bài <3. 

Vòng 3 được diễn ra bắt đầu từ 0h00 ngày 31/07/2021 đến 23h59 ngày 05/08/2021 các bạn chú ý phân bổ đều thời gian nhé!

- Về phần thưởng và quy mô thưởng:

Số điểm đạt trên 70% và đứng hạng nhất bạn sẽ nhận được 100% giá trị phần thưởng. Nếu số điểm bị hạ 5% thì đồng thời bạn sẽ bị giảm 8% giá trị giải thưởng nhận được. (350 coin và 100GP)

Số điểm đạt trên 60% và đứng hạng hai bạn sẽ nhận được 100% giá trị phần thưởng. Nếu điểm số bị hạ 5% thì đồng thời bạn sẽ bị giảm 5% giá trị giải thưởng nhận được (100 coin và 50 GP)

Số điểm đạt trên 50% và đứng hạng ba bạn sẽ nhận được 100% giá trị phần thưởng. Nếu điểm số bị hạ 5% thì đồng thời bạn sẽ bị giảm 3% giá trị giải thưởng nhận được (50 coin và 20GP)

Hai giải khuyến khích yêu cầu số điểm trên 30%. Nếu điểm không đạt mốc bạn sẽ không được nhận thưởng.

Chúc các bạn làm bài thật tốt và đạt được số điểm cao nhé!

10
30 tháng 7 2021

Xin các bạn mình xí cái giải khuyến khích tiết kiệm sức nực :)

30 tháng 7 2021

Nhìn phần thưởng mà ham ghê
Mà đọc khó hiểu quá :<

2 tháng 3 2021

chắc zậy đó

2 tháng 3 2021

ai bảo năm nay thi vào 10 toàn hóa vậy thông tin sai đó

thì chắc tại bn lm đề thi thử vào 10 môn hóa lên vậy đó