K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ. 
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ 
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời: 
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này! 
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước. 
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía. 
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù. 
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. 
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn. 
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. 
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta. 
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam. 
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp: 
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

28 tháng 7 2021

Bài làm:

- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. - Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. + Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. + Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”. + Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”. => Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

~HT~

6 tháng 8 2019

a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc : 

Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.  Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước.

b.  Đánh giặc xong, Gióng để áo giáp sắt để lại và bay về trời :

 Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

~Study well~

#Thạc_Trân

6 tháng 8 2019

a) Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, chứng tỏ rằng nhân dân ta luôn có tinh thần chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc từ trẻ đến già luôn có sẵn sàng ra chiến trường đánh giặc

b) Đánh giặc xong, Gióng để lại áo giáp sắt bay về trời.

- Gióng đánh giặc vì dân, vì nước, sẵn sàng hi thân thân mình để chống giặc mà không cần thưởng, hay ban cho danh lợi

Câu 1:_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi?Câu 2:_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?Câu 3:_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc...
Đọc tiếp

Câu 1:

_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi?

Câu 2:

_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?

Câu 3:

_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mĩ( từ năm 1945 đến năm 1975) quân và dân tỉnh Quảng Ngãi đã lập nên những chiến thắng tiêu biểu nào góp phàn vào thắng lợi hung của dân tộc? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về một trong những chiến thắng đó?

Câu 4:

_Nêu những đóng góp của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

Câu 5:

Kể tên ít nhất 5 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia của tỉnh Quảng Ngãi? Trình bày cảm nghĩ của em về giá trị lịch sử- văn hoá của một trong những di tích mà em biết? Để bảo tồn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử văn hoá chúng ta cần phải làm gì?

ngàn Thích cho ai giải  Được

3
30 tháng 11 2018

 Quảng ngãi nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của đất nước. trong những ngày lịch sử, quảng ngãi là vùng cầu nối giữa hai miền nam, bắc của đất nước nên có ý nghĩa quan trọng trong việc trong chiến lược của quân đội việt nam. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đã rèn đúc cho con người quảng ngãi tinh thần đấu tranh bất khuất, ý chí kiên cường bảo vệ quê hương đất nước. những truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của con người quảng ngãi đã được minh chứng qua các cuộc đấu trangh giải phóng như cuộc khỏi nghĩa Trà Bồng( 28-8-1959). Đây là trung tâm căn cứ của tỉnh Quảng Ngãi . Bởi dân nơi đây giàu lòng yêu nước, hết lòng trung thành với cách mạng, tin yêu Đảng, Bác Hồ . cuộc khởi nghĩa còn thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đánh thắng giặc mỹ . Truyền thống đấu tranh của đồng bào Cor ở Trà Bồng và các dân tộc anh em ở miền tay quảng ngãi đã giúp đỡ Đảng hoạt động bí mật, vùng lên đấu tranh trong cách mạng tháng 8 năm 1945 giữ vững quê hương, giữ vững vùng tự do của tỉnh nhà Năm 1954 Mỹ đã càng quét, gieo nhiều tang tóc trên quê hương tỉnh quảng ngãi . một lần nữa trà bồng trở thành căn cứ cách mạng. lòng dân trà bồng và đồng bào miền tây quảng ngãi là thành lũ che chở cho cách mạng tồn tại và phát triển Người dân trong tỉnh nói chung cũng như các huyện miền núi nói riêng dưới sự lãnh đâọ của đảng đã anh dũng đấu tranh chống địch khủng bố, đàn áp đòi quyền dân sinh, dân chủ. ở các ùng miền núi người dân còn đấu tranh không cho địch lấy ruộng mà cách mạng đã cia cho dân nghèo thời kháng pháp Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi Người quảng ngãi giàu tinh thần cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất, tạo nên hậu phương vững chắc cho các cuộc chiến đấu chống kẻ thù Ngoài sức lao động cần cù, người dân quảng ngãi còn giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước kiên cường, bất khuất chống áp bức xã hội và chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc giải phóng dân tộc Ngoài sự đoàn kết, chiến đấu của nhân dân quảng ngãi , không thể kể đến sự lãnh đạo tài tinh, sáng suốt của đảng bộ quảng ngãi

Mèo thấy thik nhất là nhân vật Trương Định! Trương Định sinh năm 1820 tại thôn Tư Cung, phủ Bình Sơn, trấn Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) trong một gia đình quan chức yêu nước.Vì sinh ra trong gia đình yêu nước nên Trương Định cũng có lòng yêu nước như gia đình mk. Ông rất dũng cảm, có tướng chỉ huy, nhiều trận ông chỉ huy hầu như thắng hết. Ông là ng rất lm tự hào cho ng dân Quãng Ngãi tời đó đến nay. Có bài thơ thế này Mèo copy đc: "

Trận Gò Công danh tiếng thật như cồn.
Đã liệt oanh phục kích với công đồn,
Khiến quân giặc phải kinh hồn tán đảm.
Sống đã nêu cao gương dũng cảm,
Chết càng tỏ rạng tấm trung kiên.
Trọn mấy năm đã ra sức tranh tiền,
Cho đến buổi thụ mã tiền nguyên soái.
Những gánh vác một vai nơi khổn ngoại,
Tướng quân phù nào trái lòng dân.
Ngờ đâu một phút về thần."

2 câu còn lại ko bt

Thành cổ Châu Sa;Khu chứng tích Sơn Mỹ;Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng;Quần thể di tích theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm;Thiên Ấn Niêm Hà;Làng cổ Thiên Xuân;....

17 tháng 4 2020

đm câu hỏi 2016 rồi cập nhật đăng lên lại ??/

27 tháng 8 2017

CÓ:thánh gióng,mẹ thánh gióng,sứ giả,nhà vua

NHÂN VẬT CHÍNH LÀ:thánh gióng

nhân hóa,so sánh    MÌNH CHỈ NHỚ TỪNG NÀY THÔI

27 tháng 8 2017

đây đâu phải toán 

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.Trước...
Đọc tiếp

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

có đúng không các bạn tả vè nguoif chien si thay vai ke lai dem nay bac k ngu

0
29 tháng 4 2017

BPNT nhân hóa.

Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa đã làm nổi bật hình ảnh cây tre với sự mạnh mẽ của con người.Tre là vũ khí quan trọng giúp người đánh giặc, chẳng cần phải dùng vũ khí sắt thép, tre cũng đủ khả năng chiến đấu.Tre dũng mãnh xông vào trận chiến để giữ làng, giữ nước. Tre cùng con người không ngại hi sinh. Tre không chỉ là một loài cây bình thường, tre còn là anh hùng trong lao động và chiến đấu. Tre cũng mang trong mình những linh hồn, sự sống, tre góp công vào chiến đấu chống giặc, tre gắn bó vời người.Qua đó, cho thấy rằng tre mang trong mình sự dũng cảm cùng với lòng yêu nước chân thật đại diện cho người Việt Nam ta.