Câu 21. Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là
A. Dầu mỏ.
B. Khí đốt.
C. Than đá.
D. Than gỗ.
Câu 22. Cho bảng số liệu
Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột ghép.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Thái Nguyên.
B. Ninh Bình.
C. Hải Dương.
D. Hưng Yên.
Câu 24. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Vịnh Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 25. Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có mùa đông lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.
Câu 26. Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là
A. than đá, bô xit, dầu mỏ.
B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu.
C. than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.
D. sét cao lanh, đá vôi, thiếc.
Câu 27. Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải vì
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
B. Điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.
C. Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.
D. Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.
Câu 28. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là
A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiếu lao động có kĩ thuật.
C. Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
D. Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.
Câu 29. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Khai thác khoáng sản.
Câu 30. Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có
A. diện tích lúa lớn nhất.
B. trình độ thâm canh cao.
C. sản lượng lúa lớn nhất.
D. hệ thống thủy lợi tốt.
a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh là: khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.
- Than -> Làm nhiên liệu cho các nahf máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu
- Apatit → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp
- Đá vôi → nguyên liệu để sản xuất xi măng
- Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm → công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…
b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như sắt Trại Cau, than mỡ Phấn Mễ hoặc gần Thái Nguyên như Mangan của mỏ Trùng Khánh (Cao Bằng).
c) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
- Xuất khẩu.
d) Vẽ sơ đổ thể hiện môi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.
- Xuất khẩu
a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh là: Khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.
– Than -> Làm nhiên liệu cho các nahf máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu
– Apatit → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp
– Đá vôi → nguyên liệu để sản xuất xi măng
– Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm → công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…
b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như:
+Mỏ sắt Trại Cau: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 7 km.
+Than mỡ Phấn Mễ: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 17 km
+Mỏ than Khánh Hòa: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 10 km.