Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.
+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).
+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).
+ Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).
+ Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).
=> Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.
"Súng nổ rung trời giận dữ": Khái quát hóa trận chiến ác liệt, khí thế anh hùng của đất nước.
- "rung" như rung chuyển cả trời đất, chất chứa oán hận, căm thù biết bao năm, quân dân ta đã phản đáp lại bằng những tiếng súng cuồng nộ "giận dữ".
- Không khí của chiến trường không chỉ được bao trùm bởi sự ác liệt, mà còn nằm ở khí thế của người chiến đấu, đem sự căm thù hóa thành tiếng súng giận dữ, hào hùng.
"Người lên như nước vỡ bờ":
- Hình ảnh lớp lớp quân dân ta tiến vào chiến trường một cách rầm rộ.
- Mang ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh, khí thế của quân đội ta chỉ chực chờ đến giờ phút này mà tuôn trào mạnh mẽ, không cho phép bất kỳ kẻ nào chống lại sức mạnh ghê gớm sánh ngang với tầm vóc của thiên nhiên kỳ vĩ này.
“Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
- Từ hình tượng người lính chiến bước ra từ trong khói lửa chói lòa, lấm lem bùn đất đã khái quát hóa thành biểu tượng chung cho đất nước Việt Nam.
- Mang khuynh hướng sử thi và chất anh hùng ca, tượng đài Việt Nam sừng sững, uy nghi hiện ra từ trong máu lửa chiến tranh, kinh qua biết bao nhiêu cuộc chiến nhưng vẫn hùng dũng đứng thẳng, mạnh mẽ vươn mình, rũ sạch bùn đất của kiếp nô lệ lầm than suốt mấy mươi năm.
- Thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam.
=> Hình ảnh quật cường hào hùng của một đất nước trong bối cảnh rộng lớn hiện ra trước mắt, đây chính la tư thế chiến đấu của quân dân ta trong trận Điện Biên Phủ.
- Cảm hứng chủ đạo: Quê hương đất nước (Đó là những suy cảm về một đất nước đầy đau thương nhưng lại giàu đẹp, hiền hòa, gần gũi và giàu truyền thống lịch sử cách mạng).
- Chủ đề: Không gian thiên nhiên ngày nắng hanh.
- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ trong tình yêu và nhưng rung cảm, cảm nhận trong không gian thiên nhiên.
- Biểu hiện:
+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh. Đay chính là cảm hứng của bài thơ.
+ “Em ở nhà xa, em có hay”: ở kia, liệu người đó có biết nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của “anh” đến với “em”.