K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2019

4 câu thơ đã sử dụng điệp từ "mình - ta", vừa gợi ra lối đối đáp quen thuộc của ca dao, vừa thể hiện sự gắn bó thân tình giữa người đi và kẻ ở trong cuộc chia tay lịch sử. Cuộc chia tay giữa cán bộ về xuôi và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua thể thơ lục bát, điệp ngữ mình - ta kết hợp với câu hỏi tu từ vang lên như lời tự vấn. Người đi, kẻ ở đều lưu luyến và đều như muốn ôm trọn, thu trọn vào lòng ký ức của 15 năm kháng chiến gian khổ. "Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn" kết thúc khổ thơ đã khiến nỗi nhớ lan tỏa, không chỉ trải dài theo thời gian mà còn được mở ra cả ở chiều không gian - nơi người cán bộ trực tiếp cầm súng chiến đấu, có những kỉ niệm gắn bó thân thiết với đồng bào.

11 tháng 8 2019

Đáp án B

                                                       VIỆT BẮC < Tố Hữu>2. Tìm hiểu Đoạn thơ đầu:                                                 -Mình về mình có nhớ ta                                   Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.                                      Mình về mình có nhớ không?                              Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?                                     - Tiếng ai tha thiết bên cồn           ...
Đọc tiếp

                                                       VIỆT BẮC < Tố Hữu>

2. Tìm hiểu Đoạn thơ đầu:

 

                                                -Mình về mình có nhớ ta

                                   Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

                                      Mình về mình có nhớ không?

                              Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

                                     - Tiếng ai tha thiết bên cồn

                        Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

                                      Áo chàm đưa buổi phân ly

                              Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

2.1: Trong cuộc chia tay này ai là người lên tiếng trước?vì sao tác giả  dùng cụm từ “ Thiết tha mặn nồng” để nói về “ 15 năm ấy” gắn bó với “ Mình-ta”?

0
25 tháng 11 2019

+ Câu hỏi tu từ.

+ Điệp cấu trúc “Mình về… có nhớ…”.

– Khẳng định những tình cảm sâu đậm

+ Khoảng thời gian 15 năm gắn bó đầy gian khổ nhưng đầy ắp tình cảm, kỷ niệm đẹp.

+ Hình ảnh cây – núi; sông – nguồn: vẻ đẹp của núi rừng VB; ẩn dụ: VB là cội nguồn của CM với tấm lòng tha thiết không bao giờ vơi cạn.

=> Tâm trạng lưu luyến, dành hết những tình cảm thiêng liêng sâu đậm gửi theo người về xuôi.

16 tháng 6 2019

Nghệ thuật:

- Điệp từ “nhớ”

- Từ láy “chơi vơi” (2 thanh bằng, nhẹ, lan tỏa), gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, ăm ắp khôn nguôi

- Điệp âm “ơi”

=> Tạo tính nhạc, hình tượng hóa nỗi nhớ. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ.

Đáp án cần chọn là: D

Biện pháp tu từ so sánh " nhận đòn như kẻ ngốc" 

Tác dụng: 

- Khắc hoạ rõ nét sự bất lực của tác giả trước sự giày vò của kí ức đau thương

- Tăng tính gợi hình, gợi cảm

1 tháng 7 2017

Đáp án B

26 tháng 12 2021

.Đáp án C nhé.

17 tháng 3 2017

* Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

* Cảnh và người Việt Bắc rải rác trong toàn bộ bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.

  - Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.

  - Tám câu còn lại là những nét ấn tượng nhất về cảnh và người.

   + Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)

   + Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)

* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.