Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ
+ Cậu bé linh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng
+ Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy
- Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành
+ Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm
+ Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…
+ Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông
→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử
Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành
Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:
- Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam
- Nông thôn thay đổi
+ Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả
+ Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại , thân hào đày đọa
→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ
Nằm ở phần 1: Gặp gỡ và đính ước (Truyện Kiều - Ngiuyễn Du). Có 23 câu thơ (từ câu 15 - câu 38). Từ Kiều càng sắc sảo mặn mà.....Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (còn lại tự chép). Qua những câu thơ trên, ta có thể thấy vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều khiến tạo hóa cũng phải ghen ghét, tài hoa trí tuệ thiên bẩm đủ mùi, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tất cả những điều trên đã dự báo trước định mệnh nghiệt ngã và số phận sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh vì bởi "Chứ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Đoạn trích gồm 24 câu thơ
Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.
Tham khảo:
Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.
Bài tham khảo ,bạn có thể rút gọn để hợp đề nha ^^
Cả hai chị em đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại, đó là vẻ đẹp trọn vẹn nhưng “mỗi người một vẻ”.
Tả Thúy Vân: (4 câu)
Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời” tạo cho người đọc ấn tượng về một vẻ đẹp quý phái.
Với những từ “trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang, mây thua, tuyết nhường” tạo tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp. Điều đó như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không có bão tố.
Tả Thúy Kiều: (12 câu)
Kiều có những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn, khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn.
Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thúy Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Từ cửa sổ tâm hồn ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.
Kiều còn có vẻ đẹp của tài năng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn.
Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.
Tài của Kiều là cái tài toàn diện: cầm, kì, thi, họa mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời.
Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.
Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du: bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương trung đại. Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của nhà thơ luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người.
Kết cấu đoạn trích:
- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
- Bốn câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Mười hai câu thơ: Vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Bốn câu thơ còn lại: Cuộc sống êm đềm của chị em Thúy Kiều
Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu từ chung tới cụ thể
Tham khảo:
Tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả bày tỏ tình thương yêu trân trọng đối với con người, đồng thời ông ngầm khẳng định: Một con người tài sắc vẹn toàn như Kiều rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cuộc đời nàng bị đọa đầy, bất hạnh thì đó chính là do tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội gây ra.
THAM KHẢO:
Từ lâu, "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã được xem là một tác phẩm có giá trị độc đáo, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về cả nội dung và nghệ thuật truyện thơ Nôm ở thế kỉ XVIII. Mặc dù, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được sáng tác dựa trên cuốn tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, nhưng những dụng ý, tư tưởng nghệ thuật và sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" có những bước đột phá mới mẻ, đậm đà giá trị nhân văn, nhân đạo, nhân bản, nhân sinh sâu sắc. Và một trong những sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo khéo léo của Nguyễn Du làm nên sự thành công của tác phẩm đó là nghệ thuật tả người. Điều này được thể hiện rất rõ, rất cụ thể trong trích đoạn "Chị em Thúy Kiều" qua vẻ đẹp chân dung và tài năng của nhân vật Kiều.