Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé !
Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
Tham khảo:
“Đói cho sạch, rách cho thơm” là tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại bao đời nay. Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng từ những hình ảnh gần gũi để đề cao đạo lý về giữ gìn nhân phẩm trong sạch của con người. Đối với mỗi chúng ta, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta phải giữ nó thật “trắng”. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tội lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.
* Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.
* Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:
- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.
- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.
- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.
= > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học - trò, một cái tên rất đáng yêu.
- Bài văn trên biểu cảm gián tiếp vì tác giả đã mượn hình ảnh cây phượng làm điểm tựa của văn bản để biểu đạt tình cảm
Tham khảo thôi em nhé: Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.
Chúc em học tốt
a) Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng luôn gắn bó với trường, người học sinh như thế hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thể hiện tìn cảm xao xuyến và nỗi buồn da diết với kĩ niệm thân thương của tuổi học trò
- Trong bài văn, tác giả có thể hiện nhiều câu văn biểu cảm trực tiếp như: Nhớ người sắp xa trực tiếp, nhớ trua hè gà gáy, buồn xiết bao. v.v..... tuy vậy tác giả dùng hoa phượng nói lên lòng người
- Biểu cảm trực tiếp nha bạn
HỌC TỐT NHÉ
Bài học rút ra khi đọc văn bản "Lão nông và các con" là sự quan tâm đến những người có công lao xây dựng đất nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Truyện kể về một lão nông đã dành cả đời để làm ruộng, nuôi vật nuôi với tình yêu thương và sự kiên trì. Tuy nhiên, khi già đi và yếu sức hơn, lão nông đã không nhận được sự giúp đỡ của các con trai mình, đó là một sự thất vọng và đau khổ.
Từ câu chuyện này, ta được học được tinh thần trách nhiệm, tình cảm và sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi và người lao động chăm chỉ. Chúng ta cần biết ơn những người đã làm việc hết mình để đem lại cuộc sống thoải mái hơn cho con cháu của họ.
Chúng ta cần tôn vinh những người có công bằng và đáng kính trên xã hội. Một bài học khác trong câu chuyện là tâm trạng của lão nông khi bị bỏ rơi. Đó là một cảm giác cô đơn và bi ai. Chúng ta hãy nhận ra và giúp đỡ những người cảm thấy bị bỏ rơi, tổn thương. Cuối cùng, chúng ta cũng cần cảm phục và học tập tinh thần kiên trì và không bỏ cuộc của lão nông trong công việc của mình, để chúng ta có thể trở thành những người thành công như ông ta đã làm được trong suốt đời sống của mình.
Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến. -
- Bài vàn có nội dung biểu cám sâu sắc còn nhờ vào việc tác giả đã trinh bày mạch cảm xúc theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ: bài văn được bắt đầu băng hoa phượng nở, đây là dâu hiệu khi hè về một năm học kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phượng phải chia tay với các cô cậu học trò và ở lại đơn lẻ một mình giữa sân trường vắng lặng. Từ đó, bộc lộ nỗi nhớ, nỗi buồn và sự mong chờ da diết của phượng cũng như của những người học trò về một năm học mới.
- Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.
a. Bằng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: hoa phượng, Xuân Diệu đã thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế cảm xúc của tuổi học trò trong những ngày hè chia li. Những trạng thái cảm xúc được biểu hiện ở ba đoạn văn mang sắc thái khác nhau, từ bối rối, xuyến xao buồn nhớ đến những khoảnh khắc trống trải, xa vắng và nỗi niềm cô đơn, bâng khuâng nhung nhớ, dỗi hờn. Tất cả đều được tác giả gửi gắm qua hình ảnh hoa phượng, gợi lên từ hoa phượng, hoá thân vào hoa phượng mà thổ lộ tâm tình.
b. Mạch ý của bài văn gồm 3 đoạn.
- Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.
- Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.
- Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.
=> Xuyên suốt cả bài văn đó là nỗi niềm hoa phượng.
c. Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.
- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.
- Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: "Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…" "Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao".