K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

3.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh trong đoạn thơ sau:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

4.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:


Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay

5.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh trong đoạn thơ sau:
 

     Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
     Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

6.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:
 

      Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
    Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

7.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa trong đoạn thơ sau:

     Nhắn người viễn xứ phương xa
Sông quê (Links to an external site.)Links to an external site. đò vẫn mặn mà ngóng trông
     Cò bay thẳng tắp cánh đồng
Lúa vừa chín rục mênh mông thảm vàng

8.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: đối lập trong đoạn thơ sau:

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

9.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ trong đoạn thơ sau:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.   Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.   Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

 

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

 

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

 

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

 

 

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

 

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

 

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

 

 

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

 

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

 

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

 

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

 

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

 

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.

 

 

 

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

 

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

 

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

 

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

 

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

 

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

 

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

 

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

 

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

 

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.

 

 

 

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

 

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

 

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

 

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.

 

 

 

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

 

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

 

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước

 

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

 

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

 

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

 

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

 

(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

 

1. Trong văn bản, tác giả đã nhìn Tổ quốc từ những phương diện nào?

 

2. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào với đất nước?

 

3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp cấu trúc “Nếu Tổ quốc…”?

 

4. Hình ảnh “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” gợi cho em suy nghĩ gì?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ) 

 

Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2đ)

 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những việc cần làm của thanh niên để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

0
29 tháng 7 2018

Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ…

- Tác dụng :

   + Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .

   + Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4   Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;   Kính yêu từ trước đến sau,Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;   Có khi từng gác cheo leo,Thú vui con hát lựa chiều cầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

   Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

   Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

   Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

   Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

      (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.

1
11 tháng 6 2019

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).

- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...