K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn .Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Dậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng ốc sên đi làm về , nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất...
Đọc tiếp

Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn .Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Dậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng ốc sên đi làm về , nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhắm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn”.

(Ngữ văn 6, tập I, bộ sách Chân trời sáng tạo NXB Giáo Dục, 2021)

Câu 1(2.0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định thể loại của văn bản đó và nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 2(1.0 điểm): Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ có trong câu sau:

“Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi.”

Câu 3( 1.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích, hãy cho biết em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu của mình dành cho quê hương, đất nước

0
“Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng...
Đọc tiếp

“Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một  giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn”.

                                                                                                                               (SGK Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, tập 1 - trang 92)

Câu 1.

   a.  Xác định ngôi kể của đoạn trích.

   b. Tìm các từ láy có trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, vì sao Bọ Dừa tỉnh ngủ trong đêm?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một  biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Nhớ lại và miêu tả một âm thanh hoặc hình ảnh mà em thấy ấn tượng nhất về cuộc sống về đêm nơi em sinh sống mà em đã từng lắng nghe hoặc chứng kiến. Lí giải lí do em ấn tượng.

1
29 tháng 1 2022

ngu dốt

12 tháng 12 2021

BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm biểu cảm

Cho thấy câu chuyện mà ông kể cho thằn lằn nghe.

*Đề 1: HS đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hởi bên dưới:[...]Rồi ông kể cho Thằn Lằn nghe.Chuyện mây, chuyện gió,chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,...May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà.Không ngờ cái xóm heo hút này lại giống cái xóm nhỏ của ông thời thơ ấu đến thế.Bao nhiêu năm biền biệt làm ăn xa, mãi làm ăn,ông quên khuấy đi mất.    -Tôi về quê đậy bác ạ   ...
Đọc tiếp

*Đề 1: HS đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hởi bên dưới:

[...]Rồi ông kể cho Thằn Lằn nghe.Chuyện mây, chuyện gió,chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,...May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà.Không ngờ cái xóm heo hút này lại giống cái xóm nhỏ của ông thời thơ ấu đến thế.Bao nhiêu năm biền biệt làm ăn xa, mãi làm ăn,ông quên khuấy đi mất.

    -Tôi về quê đậy bác ạ

    Bọ Dừa khóac ba lô, hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn. Thằn lằn ngơ ngẫn nhìn theo khách hồi lâu, rối lại phi đến nhà cụ giáo Cóc.Chú kể cho Sọ Dừa nghe chuyện hôm qua nhớ quê đến mất ngủ, sáng nay sấp ngưa bay về.Nghe xong cụ giáo ho khụ khụ

-         Ấy đấy !Chú thấy chưa.Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương. [...]

Câu 1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích.

Câu 3: Điều gì làm Bọ Dừa nhớ quê nhà?

Câu 4Việc Bọ Dừa quyết định về quê gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5 Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

Thằn lằn ngơ ngẫn nhìn theo khách hồi lâu, rồi lại phi đến nhà cụ giáo Cóc.

1
7 tháng 12 2021

Câu 1 : Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến

C2 : Thằn Lằn ; Ốc Sên ; Tắc Kè ; Bọ Dừa ;Cóc ; Sọ Dừa ; Gió

C3 : Nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ làm ông nhớ quê

C4 : Không biết

C5 : Không biết :(

26 tháng 2 2022

`-` Có 2 biện pháp tu từ trong đoạn trích : nhân hóa và liệt kê.

`-` Biện pháp tu từ : nhân hóa "Thằn Lăn nghe"

`-` Tác dụng : Nhân hóa Thằn Lăn có những hành động giống con người để làm cho con vật thêm sinh động và cũng đồng thời thể hiện sự thân thiện của Thằn Lằn khi kể chuyện.

`-` Biện pháp tu từ : Liệt kê "chuyện mây, chuyện gió, chuyện ốc sên, chuyện tắc kè...."

`-` Tác dụng : sử dụng biện pháp liệt kê để nói lên rằng ông rất có nhiều chuyện để kể, tâm sự cho Thằn Lằn nghe.

 

trong văn bản "Lá rụng", Khái Hưng có viết:Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng...
Đọc tiếp

trong văn bản "Lá rụng", Khái Hưng có viết:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Đây là đoạn văn miêu tả rất đặc sắc. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để chỉ rõ sự đặc sắc ấy.

0