Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vào ngày 22 - 6 và ngày 22 – 12, tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc) có ngày dài suốt 24 giờ, trong khi đó ở điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Nam) có đêm dài suốt 24 giờ. Ngược lại, vào ngày 22 – 12, tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc) có đêm dài suốt 24 giờ và ở điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Nam) có ngày dài suốt 24 giờ.Vĩ tuyến 66o33’ Bắc là đường vòng cực Bắc và vĩ tuyến 66o33’ Nam là đường vòng cực Nam.
- Vào ngày 22 – 6, ở điểm cực Bắc có ngày dài suôt 24 giờ; ở điêm cực Nam có đêm dài suốt 24 giờ. Ngược lại, vào ngày 22 – 12, ở điểm cực Bắc có đêm dài suốt 24 giờ; ở điểm cực Nam có ngày dài suốt 24 giờ.
- Vào ngày 22 – 6, tại các điểm A, B ở nửa cầu Bắc có ngày dài đêm và ngược lại tại các điểm tương ứng A, B ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn ngày. Vào ngày 22 – 12, tại các điểm A, B ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày và các địa điểm tương ứng A, B ở nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm.
- Điểm C nẳm trên đường xích đạo, trong ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12 có độ dài ngày đêm như nhau.
- Ngày 22/6 tại vòng cực Bắc có ngày dài 24h vì:
+ Ngày 22/6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, còn nửa cầu Nam ngả về phía đối diện. Do đó nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm và ở nửa cầu Nam thì ngược lại.
+ Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng - tối, nên có ngày dài 24h và vòng cực Nam nằm sau đường phân giới sáng - tối nên có đêm dài 24h.
- Ngày 22/12 tại vòng cực Nam có ngày dài 24h vì:
+ Ngày 22/12, nửa cầu Nam chúc về phía MT, còn nửa cầu Bắc ngả về phía đối diện. Do đó nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm và ở nửa cầu Bắc thì ngược lại.
+ Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng - tối thường xuyên thay đổi. Vào ngày 22/12 thì vòng phân chia sáng - tối ngược lại so với ngày 22/6: nửa cầu nam có ngày dài 24h và nửa cầu Bắc có đêm dài 24h.
Do trục Trái Đất nghiêng một góc 66'33'' so với mặt phẳng quĩ đạo và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quĩ đạo mà ngày , đêm ở hai bán cầu dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ . Mùa theo dương lịch và độ dài ngày , đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau .
Mùa xuân ngày dài hơn đêm . Song , ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc . Riêng ngày 21-3 thời gian ngày bằng thời gian đêm .
Mùa hạ : ngày vẫn dài hơn đêm , nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần , đâm càng dài dần . Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất , ban đêm ngắn nhất trong năm .
Mùa thu : ngày ngắn hơn đêm . Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn , đêm càng dài . Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm .
Mùa đông : ngày vẫn ngắn hơn đêm . Khi Mặt trời càng gần Xích đạo thì ngày dài dần , đêm ngắn dần . Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất , thời gian ban đêm dài nhất trong năm .
Từ vĩ độ 66o33’B là đường vòng cực Bắc, bắt đầu ngày dài 24 giờ. Càng lên các vĩ độ cao thì góc chiếu Mặt Trời càng lớn, do đó số ngày có 24 giờ lại tăng đến Cực (90oB).