Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả dùng đại từ nhân xưng "ta" khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng "tôi" khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.
+ Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.
+ Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái "tôi" cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.
→ Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.
Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:
+ Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.
+ Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.
+ Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.
Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
Bài làm
Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.
Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.
Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.
Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qúy giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.
Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.
"Muốn ngao du thì cần phải đi bộ"_ đó chính là quan điểm của Ru-xô thể hiện trong văn bản "Đi bộ ngao du của ông". Và để chứng minh cho quan điểm đó của mình, ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể, bao gồm các lợi ích của việc đi bộ.
Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh:
+ Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có.
+ Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được.
+ Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ.
Vậy là, đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó!
a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.
b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :
Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:
- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.
- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.
- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.
- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.
c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :
- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.
- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.
Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.
d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.
Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.
Ví dụ :
"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.
+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.
+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.
Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:
+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.
+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.
+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.
Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?
Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.
+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”
=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.
+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”
=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.
+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.
Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.
Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?
Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:
+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.
+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.
+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.
+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.
+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.
+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.
+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.
Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:
+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.
+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.
+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.
Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?
Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.
+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”
=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.
+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”
=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.
+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.
Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.
Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?
Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:
+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.
+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.
+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.
+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.
+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.