K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018
Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.
1 tháng 2 2018

Đề 1:Từ ngay ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn .Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau . Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng.
Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được . Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em . Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi . Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh . Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương . Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau . Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy . Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động .
Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vệnh lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi . Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách . Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là : xoài , ổi , sầu riêng . Cây sầu riêng la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế . Hoa sầu riêng mọc từng chùm nó có mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn . Cây sầu riêng đã vào mùa những quả như những chú nhím treo lủng lẳng trên cành . Nó lớn dần theo từng ngày . Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít . Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn . Mít đã ra quả non . Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương . Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt . Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương . Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non . Nhưng khi chín , quả tròn trịa khoác lên màu tím . Cầm trên tay , ta có thể biết được số múi của nó . Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm , nhưng quả sum xuê . Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành . Em thích nhất là ăn đu đủ .
Mặt trời càng lên cao xua đi màn sương đêm khu vườn càng nhộn nhịp hơn những chú sóc lông vàng mát dịu với những sọc đen dài trên lưng đang chuyền cành từ cành này sang cành nọ như đang tìm trái mít chín cây thơm lừng . Nó tranh dành một trái mít chín nó kêu chíp chíp khoái chí . Vì có một bữa sáng ngon lành . Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh . Tất cả đã tạo nên một âm thanh " Lao Xao " của khu vườn nhà em .
Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai . Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp .

15 tháng 4 2018

tham khảo làm nhs bn

Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lăm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em .

Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi . Khi em bị ốm , đôi mắt mẹ đen láy , thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm , dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc , em đi bệnh viện , mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé . Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.

Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em , hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ . Mẹ rất vui sướng.

Tình cảm của mẹ như biển cả bao la .Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống.Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó.Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu , mẹ ơi!

15 tháng 4 2018

1.

Một hôm em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nữa đêm, cơn sốt ập đến. Mọi thành viên trong gia đình đều lo lắng cho em. Nhưng mẹ là người lo cho em nhiều nhất, thức suốt đêm canh chừng em. Mặc dù sáng mai mẹ vẫn phải đi làm… Cơn sốt quái ác, làm trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run.Mẹ vội vàng kẹp nhiệt kế vào nách em kiểm tra nhiệt độ cơ thể với vẻ đầy lo lắng. Mẹ lấy khăn ướt lau mát cho em, lấy thuốc cho em uống. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong ly nước.

Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em dỗ dành: Nào! Con gái yêu của mẹ, ráng uống một hơi hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi ngay! Em vâng lời mẹ, uống thuốc xong cố nhắm mắt ngủ nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ không yên tâm chốc chốc lại sờ vào trán em, đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp làm sao, cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi. Em thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt em.

Dù mệt nhưng em vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại.Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong em. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho em. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cơn sốt.

Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sau mấy ngày chống chọi với cơn sốt, em thấy mình tỉnh táo hơn. Chợt tỉnh giấc em thấy mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng.Trông mẹ rất phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Rồi mẹ choàng tỉnh khi em trở mình. Nụ cười mẹ lại nở trên môi, những tiếng thì thầm dịu dàng ấm áp ấy như đưa em vào giấc ngủ.

Em lớn khôn từ đôi tay và tấm lòng yêu thương chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho em bao điều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ đã vì con mà chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông, không bao giờ cạn.

Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, với câu ca mẹ thường ru ngày nào:


Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

21 tháng 12 2017

Chủ tịch nước Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Võ Nguyên Giáp đã có công rất lớn với đất nước Việt Nam . Bác Hồ sinh ra ở huyện Nam Đàn ,tỉnh Nghệ An, tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Còn Tổng bí thư Võ Nguyên Giáp sinh ra ở huyện Lê Thủy, tỉnh Quảng Bình .Đó là một trong những người đã làm đất nước ta được sống trong hòa bình

21 tháng 12 2017

Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có hai vị lãnh tụ vĩ đại. Đó là chủ tịch nước Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác Hồ quê ở Nghệ An-vùng đất linh thiêng có nhân dân hiếu học. Đại tướng Võ nguyên Giáp quê ở Quảng Bình. Học đều là những người có công lớn lao với đất nước Việt Nam.

CHÚC LULU BÉO HỌC TỐT!

5 tháng 2 2018

1.Bài làm:

Năm nay, giữa tháng bảy Âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Trường Giang đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế... của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước.

Xã Tam Quang, huyện Núi Thành quê em là một vùng đất bãi nằm ngoài đê cho nên thường phải hứng trọn những hậu quả ghê gớm của mùa lũ. Từ trên đênhìn xuống, sông Hồng ngầu đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy, cuốn theo vô số thứ, từ những cây rừng bật gốc, những mảnh thuyền vỡ nát, đến những căn nhà làm bằng tre nứa cũng bị cuốn trôi vùn vụt cùng với những bè lau sậy... Mặt sông lúc này trông thật đáng sợ. Bờ bãi bên kia sông bị đẩy lùi ra xa tít tắp.

Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điếm canh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục để phát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê. Dân làng đành bó tay đứng nhìn những ngôi nhà ngập trong nước và thành quả lao động suốt mấy tháng trời giờ bị lũ cướp trắng mà lòng xót xa, lo lắng.

Trong những ngày này, tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, mớ củi, bó rau, con cá...

Sau khi tình hình ngập lụt ở xã em được chiếu trên tivi, có rất nhiều cơ quan, đoàn thể và những người hảo tâm đã mang hàng cứu trợ đến tận nơi. Quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men... được đưa đến tận tay từng người, từng nhà. Do đó sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ khó khăn. Bác Anh Bí thư Đảng uỷ xã, bác Tin Chủ tịch xã thay mặt bà con địa phương cảm ơn sự quan tâm thiết thực của mọi người.

2.Bài làm:

Bạn thân mến!

Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.


5 tháng 2 2018

đinh phước hoàng bạn có thể bài làm 1 xem trong ti vi được ko vậyeoeoeoeoeoeo

6 tháng 3 2018

1)

Trong bài thơ Lượm những hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn tinh nghịch và sự can đảm đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đây là hình ảnh em nhớ nhất sau khi đọc xong bài thơ này.

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

6 tháng 3 2018

2)

Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc. một đêm không ngủ của Bác đã trở thành cảm hứng chân thật và mãnh liệt để Minh Huệ khắc họa thành công hình tượng Bác Hồ trong bài thơ của mình

Đọc bài thơ, tác giả thấy nhà thơ đã không nói tới các chiến dịch, không nói tới việc Bác ngủ tạm ở lán trong rừng, mà chỉ nói việc Bác và bộ đội ở chung dưới một mái nhà tranh. Câu thơ Đêm nay Bác không ngủ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ và cũng là nhan đề của bài thơ. Phải chăng đó là một ý vị vinh viễn. Đêm nay là đêm cụ thể, nhưng cũng là tất cả mọi đêm.

Bài thơ lả cảm xúc mãnh liệt trước hình tượng “Đêm nay Bác không ngủ” rất thiêng liêng cao cả:

Mở đầu là khố thơ:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi.

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Cách vào chuyện, vào bài tự nhiên quá, giản dị quá! Nó gợi lên một không khí thiêng liêng như cố tích giữa đêm khuya. Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa bập bùng. Anh tự hỏi mình: vì sao đã khuya lắm rồi mà sao Bác vẫn không ngủ.” Phải chăng đó là tâm trạng thắc mắc của anh hay cũng chính là của người đọc? vấn đề đã được mở, cái nút của chuyện đã xuất hiện, tạo sự hấp dẫn đầu tiên.

Hình tượng Bác Hồ là hình tượng trung tâm của bài thơ đã xuất hiện với vẻ “trầm ngâm yêu lặng”, suy tư, thâm trầm của nhà hiền triết phương Đông:

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Lần thứ ba anh đội viên thức dậy vẫn một hình ảnh ấy, nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Tưởng như Bác đã hóa thân thành bức tượng vững chắc. Đối lập với Bác, anh đội viên là người hay xúc động. Lòng anh thì bồn chồn, khi thì thổn thức, khi thì hốt hoảng giật mình Đặc biệt đêm nay của anh đội viên làm tôn thêm tính chất thâm trầm, của hình tượng Bác. Phải chăng đây là nét đặc sắc thứ nhai trong hình tượng của Bác - người cha của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Lòng yêu thương chiến sĩ là nét thứ hai trong hình tượng Bác:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thật

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Bác không chỉ đốt lửa cho anh đội viên nằm, mà còn có cử chỉ chăm sóc ân cần tới giấc ngủ của chiến sĩ. Bác dém chăn cho từng người từng người một. Bác dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm tình thương cho con cháu! Điệp ngữ từng người biểu hiện sự chu đáo, diễn tả tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác san sóc, cũng được Bác chia phần yêu thương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

(Theo chân Bác)

Một tình thương đằm thắm, tế nhị, dịu dàng. Chỉ toả sáng trong tâm hồn nhân hậu như Bác. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

Anh đội viên mơ màng,

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ầm hơn ngọn lửa hồng.

Từ thực tế mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong con người!

Nét thứ ba trong hình tượng Bác Hồ là tình thương bao la. Người không chỉ thương các chiến sĩ trong lều tranh, mà thương tất cả đoàn dân công đang nằm dưới mưa đêm ngoài rừng lạnh.

Những vần thơ từu tượng tình cảm lo lắng, bồn chồn, sốt ruột của Bác:

Bác ngã không an lòng.

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

Đọc đến đây, tác giả thấy tấm lòng của Bác như đã hoà chung với tấm lòng chiến sĩ. Người mang theo nỗi lo, nỗi mong của từng chiến sĩ. Cao hơn nữa là lo cho cả dân tộc:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

{Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)

Khổ thơ cuối của bài thơ đã thực sự nâng tầm khái quát về hình tượng Bác lên đỉnh cao tuyệt vời:

Đêm nay Bác ngồi đó Đềm nay Bác không ngủ vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Từ chỗ cảm thấy “Bác không ngủ” là một việc lạ lùng, khác thường, không hợp lí, anh đội viên đã nhận ra ở Bác một tầm cỡ khác, có một cái thường tình khác - cái thường tình của các vĩ nhân, của Hồ Chí Minh. Từ chỗ thấy lạ đến chỗ không thấy lạ nữa là bước “nhảy vọt” trong nhận thức về vị lãnh tụ! Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta: cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hy sinh, lòng thương yêu vô hạn đối với chiến sĩ, với dân tộc. Một cái thương tình, mà nếu ở xa Người, thì tác giả không dễ hiếu được. Nó trở thành lẽ sống của Người:

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa

(Tố Hữu)

Bên cạnh hình tượng Bác Hồ còn có hình tượng ngươi chiến sĩ cảm nhận Bác, yêu thương Bác. Một bức tranh hài hoà về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng đạt tới mức lí tưởng. Bức tranh đó càng tô đậm hình tượng của Bác trong bài thơ.

Đêm nay Bác không ngủ, một bài thơ hay nhưng thật giản dị. Nhịp thơ năm chữ rất thích hợp để xuất hiện những dòng thơ cô đúc, nén chặt như những nét khắc, những câu thơ nhịp nhàng. Hình tượng Bác Hồ đã trở thành hình tượng trung tâm của bài thơ, gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

5 tháng 3 2018

1 “Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.

Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. Phía xa xa là những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bờ sông cũng là một nơi lí tưởng để cho những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột. Nô đùa chán chê, chúng lại nắm dài trên bãi cỏ, lặng ngắm mây trời và dòng sông lững lờ trôi. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ. Dòng sông ấy cũng gắn liền với bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tôi. Đó là những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, tiếng nói cười làm vang cả một khúc sông. Đó là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Đó là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, hay đúng hơn là mong đợi được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi.

Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.

5 tháng 3 2018

Mỗi chúng ta ai cũng đều lớn lên từ những lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà của mẹ. Trong những lời ru ấy, ta bắt gặp hình ảnh của cánh cò trắng bay lả bay la, “bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”, của cô Tấm hiền dịu và của dòng sông êm đềm uốn khúc bao quanh xóm làng. Hình ảnh dòng sông vì thế mà trở nên vô cùng thân thuộc, gần gũi, nó đi ra từ lời ru và gắn bó với ta cho đến lúc trưởng thành.

Quê hương tôi cũng có một dòng sông “ nước gương trong soi bóng những hàng tre” như trong bài “ Nhớ dòng sông quê hương” của Tế Hanh. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá. Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.

Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào.

30 tháng 1 2019

1.Kể về một việc làm tốt

Em từng nghe mẹ nói rằng: “Trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương” nhưng chưa bao giờ em hiểu hết được ý nghĩa của câu nói ấy cho đến khi em giúp đỡ được một bà cụ nghèo khổ, lúc bấy giờ em mới thấy rằng khi trao yêu thương cho người khác không chỉ nhận lại tình yêu của mọi người mà còn đem lại niềm hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Em còn nhớ hôm ấy là một buổi sáng mùa đông, trời đã bớt sương, những tia nắng yếu ớt đã lấp ló xuất hiện, nhưng cái giá buốt vẫn còn trong gió. Chúng em có tiết học thể dục ngoài trời, ai nấy đều co ro vì cái lạnh, hai tay đút chặt vào túi áo không muốn rời. Trong lúc chúng em tự khởi động để chờ cô giáo vào lớp bỗng xuất hiện một bà cụ đã già đang tiến lại gần.

Người cụ gầy gò, đi liêu xiêu trong gió lạnh. Cụ mặc một chiếc áo không còn nhìn được rõ là màu gì nữa, có lẽ trước đây nó màu đỏ nhưng vì mặc lâu đã chuyển sang màu nâu bạc, trên tay áo đã sờn đi vì mặc nhiều, những vết cáu bẩn ở tay áo làm mọi người chẳng dám đến gần. Đôi tay cụ run lên vì cái lạnh, trên khuôn mặt hiện rõ sự khắc khổ, đôi mắt mờ đi, cái miệng món mém tím lại và run lập cập. Cụ tiến gần tới chỗ chúng em đang tập trung, trên tay cụ cầm một chiếc giỏ có đựng: kẹo cao su, vài gói tăm bông, mấy gói tăm và mấy chiếc bật lửa,… Hình ảnh này quả thực rất quen thuộc với chúng em, vì ngày nào đi học về, ra đến cổng trưởng chúng em đều bị những người như cụ xúm lại vây quanh mời mua. Các bạn của em thấy cụ tiến đến đều đứng tránh sang một bên, cụ mời đến ai bạn đó đều xua tay đến đó. Cụ thất vọng, đi hết bạn này đến bạn khác mong mỏi một tấm lòng hảo tâm sẽ mua giúp cụ. Nhưng đã đi gần hết lớp học rồi mà vẫn chưa có bàn tay đưa ra giúp đỡ cụ. Có những bạn còn bàn tán “bà ấy bẩn quá” “sao lại cho bà ấy vào đây nhỉ”,…

Rồi bà chầm chập đi đến chỗ em. Em cũng đã định như các bạn khác, chỉ cần xua tay một cái thật lạnh lùng là bà cụ sẽ bỏ đi. Nhưng khi cụ đến gần, ánh mắt cụ nhìn em tha thiết, như van nài làm ơn hãy giúp cụ, lúc bấy giờ em không đủ can đảm để nhấc cánh tay mình lên nữa. Em nhìn lại cụ, rồi lục tìm khắp túi nọ đến túi kia, trong người em không còn một đồng nào để mua giúp cụ. Thực sự lúc đó em cảm thấy mình mới bất lực làm sao, trong lúc cụ cầm em giúp đỡ nhất mà em lại chẳng thể làm gì giúp cụ. Em chợt nhớ mình vẫn còn một chiếc bánh bao được mẹ mua cho ăn sáng, nhưng em chưa kịp ăn thì đã vào lớp. Em quyết định lấy chiếc bánh bao ấy, kính cẩn hai tay biếu cụ và nói:

- Cụ ơi, cháu chẳng có tiền để mua giúp cụ, chỉ còn chiếc bánh này, cụ cầm lấy và ăn cụ nhé. Lần sau cụ đến cháu nhất định sẽ mua giúp cụ, cụ nhé.

Em trao chiếc bánh cho cụ, ánh mắt cụ hiện lên vừa rạng rỡ, vừa tràn đầy tình yêu thương. Cụ cầm lấy chiếc bánh, đôi bàn tay lạnh cóng làm cho em giật mình. Chắc hẳn cuộc sống của cụ rất cực khổ, bởi vậy mà đến tuổi này cụ vẫn phải vất vả đi bán hàng rong. Cụ cầm lấy chiếc bánh rồi cảm ơn em, giọng cụ nghẹn lại, khóe mắt đã ươn ướt. Như nghĩ ra điều gì đó, cụ vội lấy trong chiếc giỏ của mình một phong kẹo trao cho em, và bảo đó là quà tặng cho lòng tốt bụng của cháu. Em nhất quyết không cầm và trả lại cho cụ.

Cụ cầm cả phong kẹo và chiếc bánh trong tay rồi quay đi, bước chân cụ nhanh hơn, các bạn trong lớp quay trở lại giờ học. Em vẫn cố ngoái theo cụ, cụ đi đến chỗ rẽ thì dừng lại, ở góc đường một đứa bé không rõ trai hay gái chạy ra ôm chầm lấy cụ. Có lẽ nó vui lắm vì cụ mang về chiếc bánh cho nó. Một chiếc bánh bé tí hon thôi mà có thể làm nó vui mừng đến vậy. Còn em, đôi khi không biết quý trọng, vứt đi những đồ ăn mẹ đã chuẩn bị, mẹ đã mua cho. Em quả thật là một cô bé hư, từ sau lần ấy em không bao giờ dám vứt đồ ăn đi nữa.

Việc tốt ấy của em thật nhỏ bé, nhưng em đã cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Chỉ một chiếc bánh nhưng bằng tấm lòng chân thành em đã mang đến niềm vui cho cả cụ và em bé, không chỉ vậy em còn rút ra cho minh những bài học quý giá: phải luôn trân trọng những thứ mình có và giúp đỡ người khác khi có thể.

30 tháng 1 2019

2.Kể về một lần em mắc lỗi

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

12 tháng 12 2017

MB: (khi đó bạn làm phóng viên)
- Sau 10 năm tôi trở về trường cũ trong một lần đi lấy tài liệu viết báo
- Trở lại ngôi trường cấp 2 sau bao năm xa cách nhìn ngôi trường thật khác nhìn khang trang đẹp hơn nhiều
TB:
- Ngôi trường thay đổi quá nhiều(nêu 1 số thay đổi!mink k pjt truong p sao nen kho viet lam)
-Đưa ra tình huống gặp lại thầy co giáo cũ(+ Đi đến gần 1 cây bàng hoặc phượng già còn từ thời bạn còn đi học
+Đang miên man trong dòng kí ức ùa về thì nghe được một giọng nói vừa lạ vừa quen)
-Cuộc hàn huyên tâm sự của thầy trò(có thể nói thầy hỏi bạn viec làm bây giờ của mình và một số bạn học cùng khoá)
-Kết thúc cuộc nói chuyện ntn?
-Lời hứa hẹn vào lần gặp tới
KB:
Nêu cảm xúc cảm nghĩ của mình.

12 tháng 12 2017

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng ” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cô học trò Hương ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Hương đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Hương này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cô học trò Hương lớp 6A của tôi thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

19 tháng 12 2017

Danh từ:

Những bàn chân

Đồng khay màng quanh

Tính từ:

Xanh biếc màu xanh

Xanh vỏ đỏ hàng

Buồn nẫu ruột

Động từ:

Cười như nắc nẻ

Tay làm ,hàm nhai

13 tháng 2 2018

Chuyến tàu KN - 490 như một cánh én báo hiệu mùa Xuân đến sớm ở Trường Sa. Sau hơn hai ngày rời cảnh Cam Ranh, KN - 490 đã cập bến đầu tiên ở Đảo Đá Đông, rồi Đá Tây, Trường Sa Đông, Đá Lát, Trường Sa... Hàng hóa mang ra cho cán bộ, chiến sĩ đón Tết cổ truyền đủ cả, từ nhu yếu phẩm đến lá dong, gạo nếp, thịt lợn, su hào, bắp cải, hành khô, quất cảnh… đến những ống giang làm lạt buộc bánh chưng. Di chuyển hàng trăm hải lý từ đất liền, nhưng những trái quất vẫn tươi, căng mọng như khi ở đất liền... Theo Đại tá Trần Minh Thuần, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác, đối với huyện đảo Trường Sa, nơi tuyến đầu Tổ quốc, để bảo đảm được Tết cổ truyền dân tộc đến với toàn quân và dân trên đảo, tất cả những món hàng mang ra đảo đều được chuẩn bị chu đáo, để có một cái Tết no đủ, đầm ấm không khác đất liền cho anh em chiến sĩ.

Khi những phần quà từ đất liền mang đến, cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa chuẩn bị bữa cơm Tất niên thịnh soạn đón chúng tôi. Xong bữa cơm đầm ấm, chúng tôi được hòa mình vào không khí Tết với những cung bậc cảm xúc khó tả. Tết ở Trường Sa cũng như trong đất liền, không khí chào đón năm mới rộn ràng khắp đảo. Nhận quà Tết từ đất liền, Trung tá, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lương Quốc Anh chia sẻ: “Chúng tôi luôn xác định đơn vị là nhà, đồng chí là anh em. Dịp này, đảo tổ chức rất nhiều hoạt động để anh em chiến sĩ vui Xuân mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị trang trí trên đảo. Có ban thờ Bác Hồ, ban thờ tổ tiên ngày Tết rất gần gũi với đất liền. Bên cạnh những chuyến hàng từ đất liền, đảo đã phát huy nội lực, tăng gia sản xuất, chuẩn bị tốt về lương thực thực phẩm, có đầy đủ thực phẩm cho ngày Tết”.

Tết ở Trường Sa còn có những trò chơi dân gian như, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ cây nhà lá vườn, chơi cờ tướng, cờ vua… Các chiến sĩ còn gói bánh chưng, tổ chức lễ đón giao thừa và chúc nhau những lời ý nghĩa. Đã nhiều lần đón Tết, nhưng với nhiều chiến sĩ, đây là lần đầu tiên trong đời được đón cái Tết giữa biển trời mênh mông nơi điểm đầu Tổ quốc. Trung sĩ Nguyễn Văn Đại quê ở TP Hà Nội cùng anh em chiến sĩ khác trang trí ban thờ Tổ quốc và cây quất cảnh được mang từ Hưng Yên ra. Vừa làm, Đại vừa chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em đón Tết ở Trường Sa. Mặc dù nhớ nhà, nhưng ở đây lại có đồng đội nên em cũng thấy rất vui. Tết ngoài đảo cũng chẳng khác gì đất liền. Anh em cùng nhau trang trí ban thờ Tổ quốc, chép tay những vần thơ, những dòng nhật ký để trang trí lên tờ báo Tết treo tường. Vui lắm!”.

Cũng là gói bánh chưng ngày Tết, nhưng khi nhìn những cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo Trường Sa chuẩn bị lá dong, gạo nếp và các vật liệu để gói bánh, thoảng trong mùi trầm hương giữa nơi trùng dương, chúng tôi như cảm thấy có gì đó linh thiêng, ý nghĩa hơn. Không khí đầm ấm, rộn ràng như thắt chặt thêm tình cảm quân dân nơi đảo xa. Đến gần trưa, số bánh đã được gần trăm cái, trong đó có nhiều cái được gói bằng lá bàng vuông trên đảo. “Gói bánh chưng bằng lá bàng vuông cũng như gói bằng lá dong, lá chuối ở đất liền. Bánh chưng vẫn xanh như bánh bình thường, những vị bánh hơi lạ, chan chát, nhưng cũng rất đặc biệt".

Khó có thể nói hết tình cảm sâu nặng của người dân đất liền với bộ đội Trường Sa. Dẫu biết đời sống vật chất của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa hiện nay đã cơ bản được đáp ứng, song những phần quà, tình cảm từ đất liền gửi ra bao giờ cũng được nâng niu, trân trọng. “Những ấm áp của đất liền đã được chuyển đến và tặng cho chiến sĩ, quân và dân trên đảo đón Tết Nguyên đán. Cán bộ, chiến sĩ sẽ đón Tết trên tinh thần vui xuân mới không quên nhiệm vụ của những chiến sĩ ở nơi tuyến đầu Tổ quốc mà nhân dân đã giao phó”.