K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2017

Tên danh lam thắng cảnh: Tam Cốc- Bích Động

   Danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo

   Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích danh lam thắng cảnh: Sự kết hợp giữa hang động và sông nhỏ.

   Tam Cốc là 3 hang động núi đá vôi liên kết với nhau, bạn có thể di chuyển bằng thuyền để khám phá hang động.

   Bích Động là ngôi chùa được xây dựng vào thời hậu Lê mang đậm phong cách Á Đông, phía bên trong chùa có quả chuông cổ được đúc từ thời Lê Thái Tổ.

   Ý nghĩa: Tam Cốc Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của tự nhiên với sự tài hoa khéo léo của con người, điều đó khẳng định những giá trị về mặt thẩm mĩ và tâm linh vẫn mãi được trân trọng, nhận diện.

   - Giá trị kinh tế du lịch: Thu hút du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác.

21 tháng 5 2021

Tham khảo dàn ý nha em:

I. Mở bài

- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.

II. Thân bài

1. Lịch sử hình thành

- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

2. Đặc điểm

- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

 

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

29 tháng 5 2021
Chùa HươngChùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa- tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa, đền, đình ... gắn với bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu.   Giới thiệu Chùa Hương Chùa HươngĐi lễ chùa Hương

Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.
Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.

Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh.

Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.

Mùa lễ hội Chùa Hương (mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch)

Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.
Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.

Hội chùa Hương (du lịch chùa Hương) diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của Chùa Hương cũng có thể coi là lớn nhất miền bắc chỉ sau lễ hội Đền Hùng.

Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch, đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn.

Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

Đi vãn cảnh Chùa Hương các dịp khác trong năm

Vãn cảnh Chùa Hương
Vãn cảnh Chùa Hương.

Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”- đầu hè và mùa thu.

Thời điểm đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn.

Suối Yến.
Suối Yến.

Nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn. Vào mùa này du khách đến Chùa Hương không đông, bạn dễ dàng ngắm cảnh và chụp hình thiên nhiên nơi đây.

Cách đi đến Chùa Hương

Đi đến Chùa Hương rất thuận tiện, bạn có thể đến Chùa Hương bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Di chuyển bằng ô tô

Lên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Di chuyển bằng xe máy

Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.

Xe bus từ Hà Nội

- Xe 211: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - Quốc lộ 6 - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.

- Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.

- Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa-Tế Tiêu.

Lưu ý

Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bạn.

Di chuyển, đi lại tại Chùa Hương

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy.

Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp.

Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.

Điểm tham quan ở chùa Hương

Đền Trình

Đền Trình.
Đền Trình.

Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. 

Tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.

Động Hương Tích - Điểm dâng hương quan trọng nhất ở Chùa Hương

Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.
Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.

Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây, là địa điểm tâm linh quan trọng nhất tại Chùa Hương.

Hướng dẫn đường đi: Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, tuy nhiên đích đến cần vươn tới khi trẩy hội chùa Hương là Động Hương Tích.

Đền Cửa Võng

Đền Cửa Võng.
Đền Cửa Võng.

Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu là  Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu.

Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ bà, dân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.

Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng.

Hướng dẫn đường đi: Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái. Đó chính là Đền Cửa Võng, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để viếng cảnh chủa và lấy lại sức trước khi đi tiếp.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan.
Chùa Giải Oan.

Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.

Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa để giãi bày cho lòng thanh thản.

Hướng dẫn đường đi: Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù.

Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn.

Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (= Bếp trời: một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn.
Động Tiên Sơn.

Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như  sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi. 

Hướng dẫn đường đi: Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù. 

Động Hinh Bồng

Động Hinh Bồng.
Động Hinh Bồng.

Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động Hương Tích thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc.

Ăn gì khi đi Chùa Hương

Đặc sản chùa Hương.
Đặc sản chùa Hương.

Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất

Rau sắng

Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.
Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.

Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng… là một đặc sản được nhiều người săn đón khi về trảy hội chùa Hương. Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng 2-3 âm lịch hằng năm.

Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, tuy nhiên do không dễ trồng lại lâu được thu hoạch nên giá rau sắng không hề rẻ, có thể lên tới cả vài trăm ngàn/ kg.

Mơ chùa Hương

Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.
Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.

Một trong những đặc sản nổi bật phải kể đến ở chùa Hương đó là quả mơ thường được trồng tại các sườn núi, thung lũng tạo thành các rừng mơ nối tiếp nhau. Mơ chùa Hương nhỏ quả, vàng hươm, mịn một lớp lông tơ như nhung tuyết, đôi chỗ vỏ lấm tấm một chút đỏ hồng.

Nếu đi chùa sớm, gặp đúng lúc có mơ đầu mùa, đừng quên mua ít quả để nhấm nháp cho vị chua làm người đi lễ chùa quên mệt mỏi. Nếu đi chùa muộn, gặp đúng lúc mơ vào vụ, hãy mua vài cân mơ về ngâm nước để đến mùa hè làm thức uống giải nhiệt.

Chè củ mài

Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.
Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.

Đi chùa Hương, hiếm người nào không tranh thủ thưởng thức một bát chè củ mài trong những chặng dừng, nghỉ trên đương đi. Chè củ mài được nấu từ bột của mài, đặc sánh, khi ăn người bán hàng thái thêm vài lát củ mài luộc lên trên. Chè củ mài thường nấu nhạt, ăn nguội, giá cũng rất mềm, chỉ 5 đến 10 ngàn/ bát.

Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.
Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.

Ngoài ra bạn có thể thưởng thức món củ mài hấp bở tơi, thơm mềm hay các loại khoai, sắn luộc bán ở gần cổng vào của chùa Hương. Đây đều là những món ăn chơi lạ miệng, rất đáng thử.

Bánh củ mài

Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.
Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.

Đây là loại bánh được bánh siêu phổ biến ở Chùa Hương khi khắp đường đi, đâu đâu cũng có bán. Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ.

Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức, để tặng bạn bè, người thân. Giá bánh củ mài khá mềm, trung bình khoảng 20 ngàn đồng/ gói, hương vị cũng đa dạng để đáp ứng nhu cầu thực khách.

Chè lam

Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.
Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.

Cùng với bánh củ mài, chè lam cũng là một đặc sản mua mang về nổi tiếng ở Nam thiên đệ nhất động. Món chè được làm kì công từ nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang vừa dẻo, vừa ngọt, khi thưởng thức cùng nước trà lại càng hợp vị khi vị dẻo thơm gạo nếp xem lẫn vị cay của gừng hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước trà.

Đi Chùa Hương bạn cần chuẩn bị những gì ?

Quần áo, tư trang

- Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng. Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật

- Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi.

- Đồ ăn nhẹ.

Chuẩn bị đồ lễ

Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Ở Chùa Hương, đồ lễ bán rất nhiều, nhưng giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.

Lưu ý bạn nên biết

Lưu ý khi đi đò

Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé.

Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.

Nên đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.

Lưu ý khi đi cáp treo

Giá cáp treo: 90.000/1 người với 1 chiều và 140.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

Lưu ý khi mua sắm ở Chùa Hương

- Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

- Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

Hình ảnh bn tự tìm nha!

Chia sẻ thêm: bài này mik lm đc 9đ

31 tháng 3 2019

1.    Tên di tích: Đền Ba Dân
2.    Loại công trình:  Đền
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm 1996.
5.    Địa chỉ di tích: Xóm 5, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6.    Tóm lược thông tin về di tích    
        Đền Ba Dân trước đây thuộc thôn Dộc xã Thụy Lôi Hạ, tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nội.
Đến năm Thành Thái thứ hai (1890) thành lập tỉnh Hà Nam, xã Thụy Lôi Hạ đổi thành xã Thụy Sơn, tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam. Năm 1956 xã Tân Sơn được thành lập gồm 5 thôn trong đó có thôn Thụy Sơn của Thụy Lôi cắt về Tân Sơn, do đó Đền Ba Dân hiện nay thuộc xã Tân Sơn- Kim Bảng- Hà Nam. 
Thủa xưa nơi đây chỉ là một bãi đất hoang, dưới chân núi Nguỳa nằm chung trong quần thể dãy núi Cửu trùng.
Hiện nay tại Đền còn lưu giữ 26 bộ ngọc phả và sắc phong- điều đó đã khẳng định Đền Ba Dân có từ thời Tiền Vua Đinh Tiên Hoàng ( thời đó vua Đinh đang đóng quân tại Hoa Lư – Ninh Bình).
    Trong ngọc phả đã ghi và được dịch như sau:

Ngọc phả một vị sơn thần
Đại vương bề tôi có công với Đinh Tiên Hoàng
Thượng đẳng Nhâm Thần Bộ thứ hai chi khảm
Quốc triều lễ bộ chính bản

    Ngọc phả dịch lúc bấy giờ tại Trang Quang Thừa, phủ Lị Nhân, đạo Sơn Lam (Dịch gọi là quê hương của Đức Đại Vương).
Ngài đầu thai khi cha mẹ ( cha là Đinh Điện, mẹ là Trần Thị Ngùy), hai vợ chồng đi cầu trên chùa ở núi Bát Cảnh qua 12 tháng đến ngày 10/2 năm Nhâm Dần thì ngài được ra đời và đạt tên là Đinh Nga. Mới 7 tuổi ngài đã thông học Lý Đường Tiên Sinh, chỉ vài năm sau sách vở của Khổng Hạnh ngài đã thông thạo, tiếp đó là Thao Lược của Tôn Ngô cũng thuộc làu, trên thiên văn, dưới địa lý không việc gì mà ngài không hiểu rõ.
Năm 22 tuổi thì cha mẹ qua đời, Ngài đã chọn đất an táng và thờ phụng đủ 3 năm theo đại hiếu làm con.
Lúc này ngài nghe thấy tại Động Hoa Lư có Đinh Bộ Lĩnh đang tổ chức đại khởi nghĩa, ngài đã tìm đến và được nhận chức chỉ huy sứ. Sau đó ngài đã vâng lệnh và trở về phủ Lị Nhân và tới 3 Giáp Thượng, Trung, Hạ thuộc trang Thụy lôi- Kim Bảng thủa ấy.
Bấy giờ có được 10 người trong Trang theo Ngài đi đánh giặc và tiếp đó ngài chiêu mộ được rất nhiều binh sỹ. Trong một đêm nằm mộng, Ngài đã thấy địa thế nơi sở tại là lập đồn bốt để rèn quân là tốt nhất. Lúc này, tình hình quân sỹ đã đông không ngờ do vậy đúng ngày 20/7 ông đã đem quân về động Hoa Lư để cùng quân Đinh Bộ lĩnh dẹp tan được 7 xứ quân, còn 5 đạo quân khác tản ra các vùng khác nhau để chống cự. Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy tướng quân đánh nốt 5 đạo quân đó. Trong 5 đạo quân nói trên thì 4 đạo do 4 tướng đã dẹp xong. Riêng đạo quân ở Đỗ Đồng Giang có Nguyễn Cảnh Thục, cha con Đinh Bộ Lĩnh coi thường nên cả 3 cha con đã bị Cảnh Thục bao vây, Ngài đã một mình một ngựa xông vào đánh giặc như chỗ không người, chém hàng trăm quân giặc, phối kết hợp cùng cha con Đinh Bộ Lĩnh đánh Cảnh Thục. Vì hoang mang nên nghĩa quân của Cảnh Thục đã bỏ chạy.
Các xứ tạm bình an, khi về đến động Hoa Lư hồi quân, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng là Đinh Tiên Hoàng, phong thưởng cho những người có công, Đinh Công Nga được phong ngôi thứ Thừa Tướng quản ở Phủ Lị Kim Bảng. Sau này vâng lệnh vua Đinh trở về 3 giáp trong trang Thụy Lôi, ngài đã cho dân tiền công, vàng bạc, rồi  về trang Quang Thừa tụ lậy tổ tiên nội ngoại, sau 10 ngày Ngài trở về huyện sở làm việc. Cũng từ đó 3 giáp thuộc trang Thụy Lôi được miễn thuế và bọn sai dich phiền nhiễu. Một thời gian sau, một hôm ngài đi một vòng thăm lại trang trại và cùng một số quân sỹ bỏ đi ( không rõ đi đâu). Khi nghe trên núi Kim Nhan trang Kệ Tường huyện Thanh Trương phủ Đức Giang Châu Hoan ở đó ngài đã tự hóa. Bấy giờ vào ngày 10/11, chỉ còn vài nguwoif đi theo trở về nói với mọi người và tự viết Duệ Hiệu thần, lập miếu thờ tại hành cung thủa trước để thờ phụng. 
Tôn phong ( Duệ Hiệu Nga Sơn Hiển Linh Đại Vương Thượng Đẳng Thần)
Cho phép cả 3 trang Thụy Lôi cùng thờ. Từ đó ngôi Đền được gọi là Đền Ba Dân.
Tại ngôi Đền thờ ngài, trong thời kháng chiến chống Pháp chúng đã dựng đồn bốt trên đỉnh núi Nguỳa nhằm chiếm nước ta lâu dài, thì ngôi Đền dưới chân núi lại là nơi cư ngụ tốt nhất của du kích ta. Hiện trường còn giữ lại một cửa do du kích ta đào gạch ở đầu hồi phía Đông để đột nhập vào hoạt động. Sau khi giặc Pháp rút về nước, đế quốc Mỹ xâm lược Miền Bắc thì ngôi Đền là nơi mở trường học, nơi sơ tán của nhân dân ba thôn. Cũng tại đây, Đền còn là nơi cơ quan các nhà máy như nhà máy giấy, nhà máy in, nhà máy điện hoạt động trong thời kỳ chống Mỹ.
     

31 tháng 3 2019

Hà Nam là vùng đất có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ sông Hồng. Nơi đây có rất nhiều công trình di tích lịch sử nổi tiếng: chùa Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi,… trong đó không thể không bỏ qua chùa Địa Tạng Phi Lai, tọa lạc ở Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, chùa mới được cải tạo lại từ một ngôi chùa Đùng cổ có lịch sử hàng nghìn năm nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh.

Theo lời kể các cụ trong làng chùa Địa Tạng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ X với 120 gian chùa cổ và theo tương truyền thì vua Trần Nghệ Tông có một thời gian chọn địa danh này làm nơi ở ẩn, sau đó vua Tự Đức cũng đến chùa để cầu tự. Theo lý giải chữ Phi Lai có thể được hiểu là nơi mà các vị minh quân đi không quay về, và chính vua Tự Đức đặt cái tên Phi Lai cho chùa. Trải qua thăng trầm lịch sử chùa đã bị hoang phế một thời gian rất dài, đến tháng 12/2015, đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai.Dựa theo truyền thuyết xưa vị trí xây chùa Địa Tạng Phi Lai đã được chọn lựa rất tỉ mỉ theo thế tứ tượng (tả thanh long, hữu bạch hổ, hậu huyễn vũ, tiền chu tước), chùa được ôm trọn bởi dãy núi hình vòng cung, bao bọc phía bên trong một khu rừng thông xanh mướt, bên cạnh chùa là những mạch nước ngầm. Tất cả đã tạo nên một bức tranh vô cùng tuyệt diệu như chốn tiên cảnh phong thủy hữu tình vừa có thanh và vừa có sắc. 

Chùa được phục dựng với những nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa cổ ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn có nhiều điểm rất độc đáo mà không nới nào có được. Tổng thể chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền, nhà ở, giảng đường, nơi đọc sách, nơi ở của phật tử...


Khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây ăn trái và có vô vàn các loại hoa đem lại cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Đặc biệt nơi đây còn có các loại cây thảo dược sử dụng trị bệnh, hay các cây rau xanh có thể sử dụng để ăn…

Bên cạnh đó chùa có nhiều điểm dừng chân khác nhau khi du khách muốn khám phá những dãy núi sau lưng chùa. Điều tạo ấn tượng nhất khi ai đến đây là có các vườn thiền được thiết kế rất công phu: có nơi thì trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý.Chùa không những đẹp ở cảnh quan mà còn ẩn chứa rất nhiều các cổ vật được tìm thấy khi khởi công xây dựng lại như tượng hình chim Garuda, ngói mũi hài, chân tảng hoa sen, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượng phượng và nhiều đồ gốm sứ khác,… và nhà sử học Lê Văn Lan đã bỏ nhiều công sức đến đây để nghiên cứu, ông tin rằng với những hiện vật còn lại có thể chứng minh ngôi chùa có lịch sử cả nghìn năm.

11 tháng 6 2018

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như: Khổng Tử, Mạnh Tử... những vị danh nho đáng kính được người đời vị nể tôn sùng. Sáu năm sau, năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng liền kề sau Văn Miếu. Ban đầu nơi đây dùng cho các hoàng tử đến học, sau mở rộng thu nhận thêm các học trò giỏi trong toàn quốc.

Đứng từ đường Quán Thánh bạn sẽ nhìn thấy Văn Miếu cổ xưa với lớp tường bao quanh bằng gạch, cổng chính được xây dựng theo điện hoàng môn với dòng chữ nho được khắc tạc đã phai màu theo thời gian: Văn Miếu Môn. Hai bên cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ.

Từ phố xá tấp nập ồn ào, bước vào phía trong cổng Văn Miếu bạn sẽ cảm nhận được một không gian thoáng mát yên lành như bước vào cõi phật cõi tiên. Một khoảng sân rộng với nhiều tượng đá tạc chân dung các mãnh tướng sư tử, hổ... như gợi lại không khí linh thiêng oai hùng của lịch sử ngàn năm xưa bên những gốc si xanh già cổ thụ mấy trăm tuổi. Lối đi giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở đầu cho khu thứ hai, hai bên còn có hai cổng nhỏ. Bạn đến đây muốn thắp nén nhang lạy tạ các thánh thần cầu ban phước lành trí tuệ anh minh thì hãy dừng chân tại Đại Trung Môn bên bát hương lớn đặt giữa cửa vào.

Tiếp sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805, có kiến trúc đẹp, mang nhiều ý nghĩa và đã được chọn là biểu tượng chính thức cho thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là Khuê Văn Các tới Đại Thành Môn có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ, những trạng nguyên khoa bảng ngày xưa. Hiện trong Văn Miếu còn lại 82 tấm bia tiến sĩ của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đây là những di vật quý nhất của Văn Miếu.

Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Ở đây có sân rộng, hai bên là hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây còn một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1786, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt khắc bài văn nói về công dụng của các loại nhạc khí này.

Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường Đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đồn Khải Thánh thờ song thân Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Nhà Thái Học đã được xây dựng lại vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.

Người Việt Nam và du khách nước ngoài nhớ về Hà Nội tìm về Văn Miếu như tìm về chốn văn hiến ngàn năm của nước Việt. Chính vì vậy từ rất lâu Văn Miếu trở thành điểm du lịch phổ biến đối với du khách trong và ngoài nước.

Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học những "trạng nguyên" thời nay được tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ và biết ơn tới các danh Nho xưa, đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.



tick nha

14 tháng 5 2016

Bạn tham khảo nhé 

Đề 1

“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lạilàm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dângian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứmười tám, thường tới gội đầu tại đó.Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chínhhội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡcủa bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đáhuyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của VĩnhPhú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Đề 2

Nói đến cảnh đẹp của đất nước, ta nghĩ đến vịnh Hạ Long. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nơi đã quyến rũ rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Dọc theo con tàu từ Hải Phòng đến Móng Cái ta sẽ thấy hiện lên trước mắt một bức tranh tuyệt mĩ: Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phảng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng rất khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra. Tàu tiếp tục đi luồn lách giữa những đảo đá nhỏ. Tùy theo từng vị trí gần xa, có mỏm giống như cái tháp chóp nhọn mọc vút lên cao từ chiều sâu đáy biển, những mõm đá khác giống như cánh buồm rộng lớn của những thuyền buồm đánh cá… Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh đa dạng, phong phú, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn. 

Trên những động nhỏ nhưng rất nhiều hang động trong đó có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Từ những vòm đá cao nhất rũ xuống những dãy thạch nhũ "cột băng" pha trộn những màu sắc vô vàn những hình thù bằng đá mang sắc thái khác nhau: Một số hình giống hgười, nhưng hình khác lại giống những động vật hoang đường, cây cối…

Hang đẹp nhất có lẽ là hang "Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng tạo ra một âm thanh thú vị mang sắc thái giai điệu của bản nhạc nhẹ, không khí trong lành ở hang tưởng như được bao phủ bằng bầu khí mát tràn trề.

Những khi trăng đêm tỏa sáng ta có cảm giác các hòn đảo nhỏ như ánh lên màu tím nhạt. Trên khắp các hòn đảo nhỏ như đều có những bụi cây mọc thấp lè tè phủ kín. Những lớp đất đá, nước biến mặn, những làn gió thổi quanh năm làm cho cây cối thấp hơn so với những cây khác cùng loai moc trong rừng rậm.

 

Có tới hàng ngàn hòn đảo như trải khắp vịnh, chống giữ bờ vịnh lặng yên khi có những cơn sóng biển dữ dội đổ về và tạo thành một hệ thống pháo đài tự nhiên, mà trong lịch sử đã nhiều lần được sử dụng để chống giặc ngoại xâm. 

Mùa nào Hạ Long cũng tuyệt đẹp. Mùa xuân, những hòn đảo bị mờ đi trong làn khói mỏng lúc ẩn lúc hiện. Mùa hè, ngay từ sáng sớm tinh mơ nhiều đoàn thuyền với những cánh buồm đủ màu sắc đa dạng nối đuôi nhau ra khơi đánh cá, và buổi chiều tà lại về với những khoang thuyền đầy ắp cá, món quà của biển cả ban tặng.

Sức hấp dẫn và vẻ đẹp kì diệu của Hạ Long đã khiến cho nơi đây quanh năm luôn luôn là điểm hội tụ của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Mọi người đến đây tham quan nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng cảm thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp của kì quan thứ tám trên thế giới này.

 


 

21 tháng 12 2017

Những văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.